7. KếT CấU CủA Đề TÀI NGHIÊN CứU
5.2.2.2 Tác động vào nhân tố đạo đức nghề nghiệp
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố đạo đức nghề nghiệp có ảnh hưởng đến CLKT và có mối quan hệ tỉ lệ thuận với CLKT. Kết quả này tương đồng với nhiều nghiên cứu trên thế giới (Baotham, 2009; Chen và cộng sự, 2009). Do đó, để nâng cao CLKT thì cần nâng cao về ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề kiểm toán.
Hiện nay, dự thảo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán đã được VACPA trình BTC xem xét vào ngày 25/8/2014. Nếu dự thảo được BTC chấp thuận thì chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán VN được ban hành theo QĐ 87/2005/QĐ-BT sẽ được thay thế. Đây được xem là bước tiến quan trọng
của nghề nghiệp kiểm toán, đưa chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp hội nhập với quốc tế.
Vì vậy, để nâng cao về ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:
Đối với cơ quan chức năng (BTC, UBCKNN, VACPA):
Ban hành các thông tư hướng dẫn chi tiết đối với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp sắp ban hành, tạo điều kiện áp dụng các nội dung của chuẩn mực vào thực tiễn.
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp theo quy định của NĐ 105/2013/NĐ-CP
Xây dựng khung giá phí đối với từng quy mô của DNKT nhằm giảm sự canh tranh không lành mạnh giữa các DNKT về giảm giá phí. Công thức tính giá phí cần dựa trên các yếu tố như quy mô công ty khách hàng, tính phức tạp và rủi ro của quá trình kiểm toán, khối lượng công việc, số giờ thực hiện kiểm toán và các chi phí khác có liên quan trong quá trình kiểm toán.
Đối với DNKT
Thường xuyên phổ biến về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán đến các nhân viên để họ có thể nhận thức được vai trò và trách nhiệm đối với nghề nghiệp.
Ban hành các văn bản quy định cụ thể về đạo đức nghề nghiệp kiểm toán, phù hợp với đặc điểm công ty, loại hình dịch vụ, đối tượng khách hàng
Xây dựng hệ thống KSCL từ bên trong theo yêu cầu của chuẩn mực VSQC1, VSA 220 và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
Kết quả khảo sát cho thấy có 82% KTV cho rằng “KSCL từ bên trong làm gia tăng khả năng phát hiện các vi phạm nghề nghiệp, từ đó giúp nâng cao CLKT”. Vì vậy, để nâng cao ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của các KTV, thì việc xây dựng hệ thống KSCL từ bên trong chặt chẽ, tuân theo yêu cầu của chuẩn mực VSQC1, VSA 220 và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp là cần thiết.
Yêu cầu toàn bộ thành viên nhóm kiểm toán phải ký cam kết độc lập trước khi tham gia cuộc kiểm toán.
cho từng khách hàng khiến KTV chấp hành tốt hơn về tính độc lập, làm tăng CLKT”. Do đó, quy định này được xem là một trong những giải pháp hiệu quả trong việc giảm các vi phạm về tính độc lập. Vì vậy, cần yêu cầu toàn bộ thành viên nhóm kiểm toán phải ký cam kết độc lập trước khi tham gia cuộc kiểm toán.
Thực hiện luân chuyển KTV ký BCKT sau 3 năm nhằm giảm các nguy cơ gây giảm tính độc lập đối với khách hàng, làm giảm CLKT.
Kết quả khảo sát cho thấy có 74% KTV cho rằng “Việc không thực hiện luân chuyển chủ phần hùn và KTV phụ trách đối với khách hàng trên 3 năm liên tiếp sẽ làm tăng nguy cơ quen thuộc giữa KTV và KH, dẫn đến giảm CLKT”. Vì vậy, nhằm giảm các nguy cơ gây giảm tính độc lập đối với khách hàng thì cần yêu cầu các DNKT thực hiện nghiêm túc quy định luân chuyển KTV ký BCKT sau 3 năm liên tiếp, tránh hiện tượng xoay vòng mang tính hình thức, đối phó với sự kiểm tra của cơ quan chức năng.
Yêu cầu các KTV cần có sự thận trọng đúng mức trong quá trình kiểm toán Theo khảo sát, có 63% KTV cho rằng “Sự thận trọng đúng mức của các KTV trong quá trình kiểm toán giúp nâng cao CLKT”. Như vậy, việc yêu cầu các KTV cần có sự thận trọng đúng mức trong quá trình kiểm toán là cần thiết. Bởi sự hoài nghi nghề nghiệp quá mức có thể làm gia tăng khối lượng công việc, nhưng không mang lại hiệu quả cao.