Lý thuyết về chi phí giao dịch của Ronald Coase

Một phần của tài liệu luan an (2) (Trang 37 - 39)

Hình 8 .2 Vị trí mục “Điều khoản” TOS của Facebook

8. Bố cục luận án

1.3.1 Lý thuyết về chi phí giao dịch của Ronald Coase

Định lý Coase là một trong những lý thuyết kinh tế về tài sản nổi bật được phát biểu bởi Ronald H. Coase (1937) và đã đư ợc các nhà kinh tế học và luật học trên thế giới vận dụng trong các nghiên cứu của mình. Mỗi nhà nghiên cứu mô tả Định lý Coase ở những khía cạnh và mức độ khác nhau. Coase sử dụng khái niệm “chi phí giao dịch” để chỉ các chi phí liên quan đến trao đổi thông tin, tất cả các trở ngại trong thương lượng hợp đ ồng.Với đ ịnh nghĩa này, thương lượng chỉ thành công khi chi phí giao dịch bằng không.35 Nói cách khác, khi các bên có thể tự thỏa

34Coase, R (1988) The Firm, The Market, and the Law. The University of Chicago Press, IL;

35Douglas W. Allen, “Transaction Costs,” in Boudewijn Bouckaert and Gerrit De Geest, eds., The Encyclopedia of Law and Economics, volume 1. Chelthenham, Edward Elgar, 2000, pp. 897; “In the absenceof transaction costs, the allocation of resources is independent of the distribution of property rights.”

thuận với nhau đối với các vấn đề phát sinh liên quan đến giao dịch và nhằm đạt được mức chi phí giao dịch bằng không, thì các vấn đề bảo vệ quyền sở hữu hay giải quyết bồi thường thiệt hại theo luật hợp đồng sẽ không còn mang ý nghĩa cần thiết nữa. Dưới góc nhìn của luật hợp đ ồng, Đ ịnh lý Coase có ý nghĩa đ ặc biệt trong việc nhấn mạnh hiệu quả tối đa hóa lợi ích sẽ đạt được khi các bên được tự do thỏa thuận trong các giao dịch.36

Vì con người luôn luôn đối mặt với sự đánh đổi, nên quá trình quyết định đòi hỏi phải so sánh lợi ích và chi phí của các đường lối hành động khác nhau. Song trong nhiều trường hợp, chi phí của một số hành động không phải lúc nào cũng rõ ràng như biểu hiện ban đầu của chúng. Kinh tế học định nghĩa chi phí của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó, bao gồm cả chi phí thực tế và chi phí cơ hội.37 Chi phí giao dịch là một trong các chi phí thuộc nhóm chi phí thực tế và được Oliver E. Williamson xem là yếu tố kinh tế tương đương với sức ma sát trong các hệ thống vật lý.38

Có khá nhiều định nghĩa về chi phí giao dịch được đưa ra và vẫn còn đang được tranh cãi, phần lớn các nhà nghiên cứu đưa ra hai khái niệm phổ biến: (1) chi phí giao dịch là chi phí phát sinh khi một giao dịch được xác lập trên thị trường; và (2) chi phí giao dịch là chi phí được phát sinh khi một quyền sở hữu được xác lập và có nhu cầu phải được bảo vệ quyền sở hữu. Việc xác định định nghĩa nào phù hợp hơn chỉ có ý nghĩa hơn chỉ phụ thuộc vào các vấn đề cần phân tích là gì.39 Để phân tích trong bối cảnh quan hệ hợp đồng, thích hợp hơn cả là sử dụng khái niệm chi phí giao dịch là các chi phí phát sinh khi một giao dịch đư ợc xác lập trên thị trường,

36

Dương Anh Sơn, Hoàng Vĩnh Long, 2013, Thử bàn về bản chất của hợp đồng từ góc độ kinh tế học, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Số 2, tr.298;

37N. Gregory Mankiw, Nguyên Lý Kinh Tế Học (Principal of Economics), NXB. Thống Kê, Hà Nội, 2003, Tập 1, tr 17;

38Oliver E. Williamson, 1985, The Economic institutions of capitalism, 1985, Nhà xuất bản The Free Press. Bản dịch tíếng Việt do Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright thuộc Đại học kinh tế TPHCM biên soạn và thực hiện, p.3;

39Douglas W. Allen, “Transaction Costs,” in Boudewijn Bouckaert and Gerrit De Geest, eds., The Encyclopedia of Law and Economics, volume 1. Chelthenham, Edward Elgar, 2000, pp. 912-913;

theo đó chi phí giao dịch bao gồm cả các chi phí để hình thành và kiểm soát các hợp đồng (Barzel 1977).40

Các cơ sở lý thuyết về chi phí giao dịch mà Coase và các hậu duệ của ông đề nghị sẽ là nền tảng để tác giả đánh giá mức độ hiệu quả của pháp luật đi ều chỉnh EULA, thông qua đó cho thấy sự cần thiết phải thiết lập một cơ chế pháp lý thích hợp cho quá trình giao kết, vận hành và thực hiện EULA không chỉ đạt mức chi phí thấp nhất, mà hiệu quả bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng là cao nhất.

Một phần của tài liệu luan an (2) (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w