Hình 8 .2 Vị trí mục “Điều khoản” TOS của Facebook
8. Bố cục luận án
2.4 Giới hạn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu phần mềm trong các
trong các hợp đồng cấp quyền người dùng cuối.
Với những kết quả đã trình bày ở trên, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Tòa án cần giữ quan điểm công nhận EULA là các hợp đồng theo mẫu. EULA không chỉ là công cụ của nhà sản xuất phần mềm nhằm bảo vệ quyền lợi của mình về quyền sở hữu trí tuệ, mà còn là các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ của họ đối với người dùng cuối. Hay nói cách khác, giới hạn miễn trách của nhà cung cấp phần mềm chỉ được phép trong phạm vi quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm phần mềm hoặc chương trình mà họ bán ra, kèm theo với các quy định liên quan đến hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh trong phạm vi sản phẩm đã ho ặc chưa đăng ký bảo hộ.
Với cách tiếp cần này, Tòa án sẽ có nhiều quyền hơn trong việc giải thích hợp đồng, đồng thời không áp dụng một cách cứng nhắc các quy định của hợp đồng theo mẫu đã đư ợc quy đ ịnh trước đó trong pháp lu ật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ví dụ, tại Điều 16 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 có quy định một số điểu khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực như:
- Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;
- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương thay đổi điều kiện của hợp đồng đã thỏa thuận trước với người tiêu dùng hoặc quy tắc,
quy định bán hàng, cung ứng dịch vụ áp dụng đối với người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ không được thể hiện cụ thể trong hợp đồng;
- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy đ ịnh hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
- Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thông qua bên thứ ba;
- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho bên thứ ba mà không được người tiêu dùng đồng ý.
Điều 16 dường như mang lại sự bảo vệ rất lớn cho người dùng cuối nếu Tòa án công nhận EULA là hợp đồng theo mẫu, tuy nhiên, trong bối cảnh đối tượng của EULA là các quyền sở hữu trí tuệ rất dễ bị xâm phạm, dễ bị sao chép, biến đổi và EULA thực chất chỉ chuyển giao quyền sử dụng chứ không chuyển giao quyền sở hữu, thì quy định này không thỏa đáng với các nhà sản xuất chương trình. Thậm chí nó có thể tổn hại đến quyền sở hữu trí tuệ và khả năng sáng tạo của tác giả chương trình. Do đó, nhà làm lu ật cần có sự hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp của EULA. Cần phải xem EULA là một loại hợp đ ồng theo mẫu đ ặc biệt, trao quyền cho Tòa án được xem xét mức độ bảo vệ trong từng trường hợp để cân bằng lợi ích giữa người dùng cuối và các nhà sản xuất/cung cấp chương trình máy tính hoặc phần mềm.
Do đó, pháp luật Việt Nam nói riêng rất cần thiết phải có văn bản hướng dẫn riêng đối với các EULA. Việc chỉ áp dụng chung quy định hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung của luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho EULA theo cách hiểu của luật hiện nay là không hợp lý.
Kết luận chương 2
Chương này giới thiệu về hợp đồng cấp quyền người dùng cuối (EULA) như là một trong những loại thỏa thuận điện tử phổ biến nhất hiện nay, có tác động rất lớn đến nhiều khía cạnh của đời sống con người. Bởi có vai trò quan trọng như vậy đối với thị trường phần mềm, sự tác động của EULA lên các bên ngày càng lớn, đặc biệt là với các chủ thể là người dùng cuối. Tuy nhiên, còn nhiều tranh cãi về bản chất của EULA, dẫn đ ến việc áp dụng và giải thích các hợp đ ồng này còn nhiều quan điểm trái chiều, chưa được nhất quán.
Trên cơ sở xác định các tính chất và mô tả của EULA, tác giả chứng minh và khẳng đ ịnh hai bản chất cơ bản của EULA là: (i) EULA là một hợp đ ồng, chứ không phải chỉ là một giấy phép cấp quyền sử dụng từ chủ sở hữu phần mềm cho người dùng cuối; và (ii) các EULA mang tính theo mẫu. Từ đó làm nền tảng định hướng cho pháp luật đi ều chỉnh loại hợp đ ồng này tại thị trường Việt Nam trong chương tiếp theo.
Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp mang tính hệ thống để giải quyết vấn đề bảo vệ quyền lợi của người dùng cuối đối với các thông tin cá nhân của người dùng theo hướng Tòa án cần tiếp cận EULA như là các hợp đ ồng theo mẫu. Tuy nhiên, vì đối tượng của các hợp đồng đồng này là quyền sở hữu trí tuệ, và nhà cung cấp chỉ cấp quyền sử dụng chứ không chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu, nên Tòa án phải xem xét trong từng trường hợp cụ thể đối với giới hạn trách nhiệm của nhà sản xuất trong các EULA.
CHƯƠNG 3
QUYỀN CỦA NGƯỜI DÙNG TRONG CÁC GIAO DỊCH LIÊN QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG CẤP QUYỀN NGƯỜI DÙNG CUỐI