Hình 8 .2 Vị trí mục “Điều khoản” TOS của Facebook
8. Bố cục luận án
3.1 Người dùng cuối trong hợp đồng cấp quyền người dùng cuối
3.1.2 Người dùng cuối tại ViệtNam
Theo số liệu thống kê trong lĩnh vực công nghệ năm 2019,166 dân số Việt Nam đạt mốc xấp xỉ 97 triệu dân, với tỷ lệ dân thành thị là 36%. Cùng trong năm này, có 64 triệu người sử dụng internet, tăng đến 28% so với năm 2017. Trong đó, có tới 58 triệu người dùng mạng xã hội trên thiết bị di động tính đến đầu năm 2019, con số này tăng đến 8 triệu người dùng so với cùng kỳ năm trước. So với thế giới, số người dùng internet của Việt Nam đang đứng thứ 12 thế giới, cao hơn cả Vương quốc Anh, Pháp, Ý và Hàn Quốc.
Cùng với sự phát triển của công nghệ, các dòng đi ện thoại phân khúc tầm trung – thấp liên tục được ra đời giúp cho nhiều người có thể dễ dàng sở hữu những chiếc đi ện thoại thông minh và tiếp cận với internet. Mặc dù dân số chỉ đạt 96.96 triệu người nhưng số thuê bao đi ện thoại đã đư ợc đăng ký lên t ới 143.3 triệu số. Điều này cho thấy phần đông ngư ời dân Việt Nam đã ti ếp cận với đi ện thoại di động thông minh và cũng không ít người sử dụng 2-3 chiếc điện thoại cùng một lúc để phục vụ cho cuộc sống, cũng như công việc.
Theo số liệu thống kê internet Việt Nam 2019,167 người dùng Việt Nam dành trung bình tới 6 giờ 42 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới mạng Internet. Báo cáo cũng đề cập thêm, người dùng Việt Nam dùng trung bình 2 giờ 32 phút đ ể dùng mạng xã hội, 2 giờ 31 phút đ ể xem các stream hoặc các video trực tuyến và dùng 1 giờ 11 phút để nghe nhạc. 94% là tỷ lệ người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng internet hàng ngày. Và 6% là số người sử dụng Internet ít nhất một lần trong tuần. Nhìn vào số liệu thống kê ta có thể thấy, người dùng internet ở Việt Nam không tách rời các hoạt động liên quan đến internet quá một tuần.
166 Báo cáo Digital Marketing Việt Nam 2019, VNTWORK, Xem chi tiết tại:
https://vnetwork.vn/news/cac-so-lieu-thong-ke-internet-viet-nam-2019truy cập ngày 29/3/2020.
167 Bộ Công Thương – Cục TMĐT và KTS, Sách trắng Thương mại Điện tử Việt Nam năm 2019. Truy cập tại idea.gov.vn.
Về cơ sở hạ tầng, tốc độ truy cập internet vẫn tăng trưởng hàng năm. Cụ thể theo báo cáo, tốc độ truy cập internet trung bình ở điện thoại là 21.56 MBPS (tăng 6.1% so với năm ngoái) và ở máy tính là 27.18 MBPS (tăng 9.7%). Thời gian sử dụng internet của người dùng Việt luôn gia tăng với tốc độ cao. Đó là vì ngày càng có nhiều các ứng dụng web hữu ích nhận đư ợc sự tin tưởng lớn từ người dùng internet hiện nay. Đ ể có đư ợc sự tin tưởng lớn từ người dùng internet là cả một hành trình tranh đấu giữa các doanh nghiệp cung cấp ứng dụng website với bọn tội phạm mạng.
Trong số 64 triệu người dùng internet tại Việt Nam 2019, thì số lượng người dùng truy cập bằng thiết bị di đ ộng là 61.73 triệu người (chiếm 96% số người sử dụng internet). Trong số 143.3 triệu số thuê bao đư ợc đăng ký thì có t ới 45% đã đăng ký 3G và 4G. Theo thống kê 2019, có tới hơn 2.7 tỷ lượt tải về các ứng dụng trên điện thoại và số tiền người tiêu dùng chi ra cho những ứng dụng này là 161.6 triệu $, trung bình một ngày mỗi người chạm vào điện thoại hơn 150 lần, và chỉ từ năm 2018 đến 2019, số lượng người dùng mạng xã hội trên thiết bị di động đã tăng đến 16%.
Tần suất người dùng sử dụng internet ngày càng lớn, kéo theo đó là các dịch vụ kinh doanh qua internet cũng phát triển mạnh. Các dịch vụ tăng tốc độ truyền tải website luôn được quan tâm. Hai ứng dụng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, thu hút được nhiều người sử dụng nhất, đó là Youtube và Facebook. Có thể thấy hai ứng dụng này đều cung cấp dịch vụ liên kết mạng xã hội với nhiều hình thức giải trí khác nhau. Ngoài ra, nếu Youtube chị mạnh ở mảng thông tin và giải trí, Facebook có thế mạnh với khả năng phát triển thành trang thương mại đi ện tử với lượng người truy cập và mua hàng khổng lồ.
Các số liệu thống kê mới nhất cho thấy, hiện nay người dùng cuối chiếm số lượng khổng lồ và con số ngày càng tăng lên. Người dùng cuối tại thị trường Việt Nam chủ yếu sử dụng các ứng dụng trên thiết bị di đ ộng nhiều hơn so với các chương trình phần mềm gắn với máy tính xách tay hay máy tính bàn truyền thống. Do đó, có th ể thấy chủ yếu các EULA mà người dùng cuối tại Việt Nam giao kết
đều là các EULA gắn kèm với các thiết bị di động, dưới hình thức hợp đồng tồn tại trên website (hoặc chủ yếu là các rolling contract), bao gồm cả hai loại phổ biến nhất là hợp đồng nhấp chuột (click-wrap contract) và hợp đồng trình duyệt (browse- wrap contract). Nhưng hầu hết các ứng dụng di động trên điện thoại thông minh hay các máy tính bảng hiện nay đều được thiết kế chủ yếu theo mô hình của click-warp contract. Nếu tính trung bình mỗi điện thoại di động chứa 10 ứng dụng thì ít nhất, một người dùng cuối sẽ giao kết 10 EULA, chưa kể các cập nhật qua thời gian. Với 2,7 tỷ lượt tải ứng dụng, tức là tương ứng với 2,7 tỷ EULA được giao kết. Con số khổng lồ này cho thấy khả năng tác đ ộng của EULA đ ến thói quen tiêu dùng và quyền lợi của người dùng cuối tại Việt Nam là vô cùng lớn.