Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Một phần của tài liệu 1f8aaa0c-bd62-47f6-b934-1c48991b1905 (Trang 80 - 83)

6. Kết cấu đề tài

3.1.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Theo kết quả báo cáo của của tổ chức cà phê quốc tế International Coffee Organization (ICO) thống kê từ năm 2010 đến tháng 6 tháng đầu năm của năm 2015, sản lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu vẫn luôn xếp vị thế thứ 2 thế giới sau Brazil cho tất cả các loại cà phê, trong đó cà phê Robuta của Việt Nam dẫn đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu.

Biểu đồ 3.1.1: Sản lượng cà phê xuất khẩu của các nước Brazil, Việt Nam, Colombia, Indonesia (triệu bao, mỗi bao tương ứng 60 kg)

Chính vì vậy cà phê được xem là ngành hàng nông sản chiến lược của Việt Nam, với lượng xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới, đóng góp 10% GDP nông nghiệp, 5% tổng giá trị xuất khẩu, cung cấp hơn 1 triệu việc làm và tạo 50% sinh kế cho người dân Tây Nguyên. Với trên 570 ngàn ha diện tích trồng cà phê đang cho thu hoạch, trung bình sản lượng đạt từ 1,4 đến 1,6 triệu tấn/năm. Theo số liệu thống kê có khoảng trên 550 ngàn nông hộ tham gia sản xuất trực tiếp cà phê. Ngoài lao động trực tiếp

tham gia chuỗi sản xuất, thu mua, kinh doanh xuất nhập khẩu, ngành cà phê còn thu hút lao động nhàn rỗi tại các tỉnh lân cận tập trung về khu vực Tây Nguyên trong thời gian thu hái để làm thuê.

Cà phê Việt Nam được trồng chủ yếu ở năm tỉnh khu vực Tây Nguyên là Đắk Lắk, Đắk Nong, Lâm Đồng, Gia Lai và Kon Tum, chiếm tới 85% tổng diện tích và sản lượng cà phê cả nước. Ngoài ra, cà phê còn được trồng ở khu vực các tỉnh phía Nam như Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai và miền Trung như Nghệ An, Quảng Trị, khu vực Tây Bắc như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.

Bảng 3.1.1-1 Uớc tính diện tích trồng cà phê theo khu vực

Cà phê Việt Nam chủ yếu là Robusta chiếm hơn 90% diện tích và chủ yếu được trồng ở các tỉnh Tây Nguyên. Ngoài ra, cà phê Arabica cũng được phát triển với khoảng 40.000 héc ta (năm 2012) với sản lượng đạt khoảng 70.000 tấn cà phê nhân, tập trung chủ yếu ở một số vùng ở Tây Nguyên đặc biệt là ở tỉnh Lâm đồng, các tỉnh trung du miền núi phía Bắc (Sơn La, Lai Châu, Điện Biên) và duyên hải miền Trung (Quảng Trị).

Hiện nay Việt Nam xuất khẩu khoảng 93 – 95% tổng sản lượng cà phê, chủ yếu là cà phê nhân. Trong năm 2015, cà phê Việt Nam xuất khẩu tới trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, trong đó 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất là: Đức, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Italia, Nhật Bản, Bỉ, Vương quốc Anh, Nga, Trung Quốc và Pháp.

Liên minh châu Âu chiếm tới 41% khối lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam, 59% là các thị trường khác. Việt Nam xuất khẩu tới trên 90% tổng sản lượng cà phê sản xuất hàng năm, nhưng chủ yếu là cà phê nhân sống nên giá trị gia tăng chưa cao. Các quốc gia trên đều là thị trường truyền thống của Việt Nam. Tuy nhiên các quốc gia này đều là những quốc gia khó tính đối với chất lượng sản phẩm cà phê nhập khẩu. Để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, Việt nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng phải quan tâm hơn nữa vấn đề chất lượng cà phê xuất khẩu.

Bảng 3.1.1-2: Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về giá trị xuất khẩu cà phê 9 tháng đầu năm 2016

ĐVT: USD Thị trường 9T/2016 9T/2015 +/- (%) 9T/2016 so với cùng kỳ Tổng kim ngạch 2.515.405.940 1.973.467.806 +27,46 Đức 383.479.197 279.322.878 +37,29 Hoa Kỳ 332.631.778 229.112.921 +45,18 Italia 186.794.923 158.649.315 +17,74

Tây Ban Nha 166.961.223 175.004.122 -4,60

Nhật Bản 152.599.803 132.393.536 +15,26 Bỉ 95.458.331 96.407.079 -0,98 Nga 89.944.781 78.034.570 +15,26 Algeria 88.623.940 55.482.942 +59,73 Philippin 85.638.885 49.128.832 +74,31 Trung Quốc 81.362.178 52.390.267 +55,30 Mexico 72.204.108 19.788.891 +264,87 Anh 66.289.357 52.168.611 +27,07 Ấn Độ 58.265.306 35.721.452 +63,11 Thái Lan 53.222.758 44.910.533 +18,51 Pháp 52.487.954 46.641.013 +12,54 Malaysia 44.122.577 30.648.158 +43,96 Hàn Quốc 42.470.227 43.418.753 -2,18 Indonesia 28.362.374 24.292.584 +16,75 Ba Lan 24.750.634 26.221.287 -5,61 Australia 24.614.641 21.006.377 +17,18 Hà Lan 22.357.659 21.078.019 +6,07 Bồ Đào Nha 17.965.602 17.295.257 +3,88 Ai Cập 17.814.284 9.071.015 +96,39 Israel 16.459.629 13.401.492 +22,82 Nam Phi 15.172.479 7.876.971 +92,62 Canada 9.904.801 8.808.600 +12,44 Hy Lạp 9.888.555 7.614.756 +29,86 Rumani 8.233.893 10.133.708 -18,75 Singapore 5.995.348 8.855.645 -32,30

Thụy Sĩ 4.886.858 3.631.574 +34,57

Đan Mạch 2.486.080 1.920.964 +29,42

Campuchia 1.024.417 970.232 +5,58

NewZealand 978.505 3.238.535 -69,79

Nguồn: thống kê sơ bộ của Tổng cục hải quan đến 9/2016

Một phần của tài liệu 1f8aaa0c-bd62-47f6-b934-1c48991b1905 (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w