Kết quả thông tin chung của mẫu đánh giá là các hộ nông dân tham gia chứng nhận cà

Một phần của tài liệu 1f8aaa0c-bd62-47f6-b934-1c48991b1905 (Trang 56 - 62)

6. Kết cấu đề tài

2.3.1 Kết quả thông tin chung của mẫu đánh giá là các hộ nông dân tham gia chứng nhận cà

chứng nhận cà phê UTZ và chưa tham gia chứng nhận

Thông tin/sự hiểu biết của các nông hộ với các chương trình chứng nhận/kiểm tra cà phê bền vững của mặt hàng cà phê?

Theo kết quả khảo sát của tác giả thì có đến 96% số hộ nông dân được khảo sát biết được các thông tin về sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn UTZ. Trong khi đó 4C chỉ chiếm 65%, RainForest có tỷ lệ tương ứng là 17% , Fairtrade là 3%, 3% cho chứng nhận hữu cơ cho cà phê. Đây là một thuận lợi để các hộ nông dân triển khai sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ.

Nguồn: tác giả 2016

Biểu đồ 2.3.1-1: Mức độ hiểu biết của các hộ nông dân về các chương trình cà phê bền vững có chứng nhận/thanh tra

Đánh giá những lợi ích đối với các hộ nông dân đã tham gia và rào cản đối với các hộ nông dân chưa tham gia chương trình chứng nhận

 Lợi ích: kết quả khảo sát các hộ đã tham gia cho thấy các hộ đăng ký sản xuất theo UTZ thì lợi ích khi tham gia UTZ với tỷ lệ lựa chọn là họ được hướng dẫn kỹ thuật sản xuất an toàn (97%); được hướng dẫn an toàn lao động (81%), giá bán cao hơn (85%) và được hỗ trợ vốn là 87%.

 Nguyên nhân một số hộ nông dân chưa tham gia chương trình UTZ

Kết quả khảo sát của 71 hộ chưa tham gia chứng nhận UTZ cà phê thì có 35% số hộ đang có ý định tham gia và 65 hộ chưa có ý định tham gia bởi vấn đề lo ngại nhất là đầu ra của sản phẩm sau UTZ, điều này cũng phù hợp với báo cáo của tổ chức UTZ tại Việt Nam, sản lượng tiêu thụ được đạt khoảng 50%(Biểu đồ )  Đánh giá quy mô diện tích canh tác của các hộ nông dân

Hiện nay đại đa số diện tích canh tác cà phê của các hộ nông dân là khá nhỏ lẻ

Bảng 2.3.1-1: Kết quả cơ cấu diện tích canh tác của các hộ nông dân tham gia sản xuất cà phê trong cả nước

< 0.2 ha 0.2 –1 ha 1-2 ha 2-3 ha 3-5 ha >5 ha

3% 50% 32% 10 % 4% 1%

Nguồn: Theo kết quả của Tổng cục thống kê 2012

Bảng 2.3.1-2: Kết quả cơ cấu diện tích canh tác của các hộ nông dân tham gia sản xuất cà phê ở Đắk Lắk

Nhóm đã UTZ Nhóm chưa UTZ

Trung bình diện tích trang trại 1,35 1,17

Nguồn: Theo kết quả của tác giả năm 2016

Theo kết quả điều tra Bảng 2.3.1-1 trên 80% diện tích cà phê trên cả nước do các hộ nông dân trực tiếp quản lý, quy mô nhỏ dưới 2 ha. Theo kết quả khảo sát của mẫu nghiên cứu trung bình diện tích của hộ đã UTZ và chưa tham gia UTZ là 1,35 và 1,17 ha (Bảng 2.3.1-2). So với nhiều nước trồng cà phê trên thế giới thì các hộ nông dân trồng cà phê của Việt Nam đều thuộc dạng nhỏ, lẻ, diện tích hẹp trung bình từ 0,2 - 1 ha và tương đối độc lập với nhau. Với thực trạng sản xuất còn phân tán, chưa tập trung sản xuất lớn và chưa hình thành các HTX, các tổ hợp tác nên công tác phổ biến, ứng dụng các điều khoản của Bộ nguyên tắc vào sản xuất khá khó khăn, khó có thể áp dụng một quy chuẩn đồng bộ. Do đó, sản phẩm làm ra không những chất lượng không cao mà còn không ổn định do điều kiện hiểu biết và mức độ đầu tư cho khâu thu hái chế biến khác nhau làm cho chất lượng cà phê của toàn ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hình thức tổ chức sản xuất dưới dạng hộ gia đình phân tán, nhỏ lẻ và tương đối độc lập dẫn đến suất đầu tư trên sản phẩm của từng hộ gia đình nói riêng và toàn ngành cà phê nói chung tăng cao do hộ gia đình nào cũng phải tự mua sắm máy móc. Chính vì vậy hình thức liên kết lại với nhau nhằm tập trung nguồn lực kết hợp với các doanh nghiệp để sản xuất cà phê sẽ hiệu quả hơn rất nhiều hơn các hộ riêng lẻ chưa tham gia UTZ, hiện nay trên địa bản tỉnh có 15 nhóm hộ liên kết với 15 công ty sản xuất cà phê (Bảng 2.1.2.2).  Các đặc điểm của trang trại và nhân khẩu học của các hộ nông dân của mẫu

điều tra

Qua các bảng ta thấy so sánh số liệu phân tích của nhóm hộ đã UTZ và chưa UTZ, quy mô hộ gia đình trung bình lần lượt là 4,2 và 4,3 người. Tỷ lệ % Nam giới là 53% và 54%, Trung bình độ tuổi của nhóm hộ đã tham gia chứng nhận cà phê UTZ trẻ hơn nhóm hộ chưa tham gia UTZ, điều đó cho thấy nhóm hộ trẻ năng động trong tiếp cận chứng nhận UTZ, ngoài ra nhóm hộ đã tham gia UTZ cũng có có số năm kinh nghiệm sản xuất cà phê cao hơn. Tuy có sự khách biệt về nhân khẩu học của 2 nhóm điều tra, tuy nhiên sự khác biệt không là quá lớn. Đây là cơ sở tốt cho việc phân tích so sánh.

Bảng 2.3.1-3: Kết quả điều tra nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu

Thông tin Nhóm đã UTZ Nhóm chưa UTZ

Trung bình số lượng thành viên trong bộ 4.2 4.3 gia đình

Trung bình tỷ lệ thành viên gia đình là 53% 54% nam giới(%)

Trung bình độ tuổi của các thành viên 42 47

tham gia sản xuất(tuổi)

Trung bình số năm kinh nghiệm tham gia 21 18 sản xuất cà phê(năm)

Nguồn: kết quả điều tra của tác giả 2016

Trung bình Tổng thời gian hộ nông dân được đào tạo (số giờ) trong năm sản xuất gần đây nhất( năm 2015).

Các nông dân trong nhóm UTZ đã báo cáo trung bình được đào tạo 12,4 giờ so với 9,1 giờ đối với Hộ nhóm chưa UTZ, một khác biệt đáng kể, như thể hiện trong Biểu đồ 2.3.1-2. Kết quả này thể hiện sự khác biệt, là một chỉ số thể hiện các công ty các công ty được chứng nhận UTZ đầu tư nhiều hơn vào vốn con người là các hộ nông dân. Tác giả phỏng vấn với các công ty, tất cả các đại diện của công ty cho biết họ đã tiến hành tập huấn cho nông dân các nội dung trên, đặc biệt là các kỹ thuật về thực hành canh tác cà phê bền vững rất kỹ trước khi xin đánh giá chứng nhận cà phê UTZ.

Nguồn: kết quả điều tra của tác giả 2016

Biểu đồ 2.3.1-2: Tổng thời gian hộ nông dân được đào tạo (số giờ) trong năm sản xuất gần đây nhất( năm 2015).

2.3.2 Đánh giá bền vững về mặt kinh tế đối với hoạt động sản xuất cà phê của các hộ nông dân

Đánh giá sản lượng, giá cả, doanh thu và thu nhập

Sản lượng: Nhìn vào biểu đồ ta thấy không có sự khác biệt quá lớn về sản lượng thu hoạch trên 1 ha, hộ đã UTZ thu được là 3,14 tấn/ha và chưa UTZ thu 3,38 điều này hoàn toàn phù hợp với sản lượng điều tra và công bố hàng năm của Việt Nam(là một trong những quốc gia có sản lượng cao, trung bình chung là 3 tấn/1ha).

Giá bán: giá bán cà phê UTZ chênh so với chưa UTZ kết quả khảo sát khoảng 10USD/1 tấn, điều này phản ánh chất lượng cà phê UTZ của các hộ chưa cao. Trên thực tế trung bình chênh của cà phê UTZ trên thế giới là 40USD/1 tấn, tùy thuộc chất lượng cà phê.

Doanh thu: không chênh nhiều khoảng 20 USD/ha

Kết quả điều tra cho thấy giá bán, doanh thu, năng suất không quá chênh sau giữa 2 nhóm hộ, tuy nhiên qua phỏng vấn thêm các hộ nông dân nhóm UTZ đều đồng ý là hiệu quả sản xuất cao hơn, tỷ suất lợi nhuận cao hơn nhờ tiết kiệm chi phí đầu vào đầu tư cho MMTB, công nghệ trong sản suất do liên kết mô hình HTX, các hộ không phải sắm riêng mà sử dụng chung trên cánh đồng mẫu lớn, tái chế NVL, tiết kiệm tài nguyên nước…

Nguồn: kết quả điều tra của tác giả 2016

Biểu đồ 2.3.2-1: Sản lượng, giá cả và doanh thu của các hộ sản xuất cà phê năm 2015

Đánh giá mức tiết kiệm chi phí

Kết quả điều tra cho thấy các hộ nông dân được chứng nhận UTZ có chi phí sản xuất thấp hơn đáng kể khi chỉ phân bổ đầu vào rõ ràng (phân bón, chất diệt khuẩn, lao động có thu nhập, chi phí chế biến, khấu hao hàng năm tài sản sản xuất và chi phí tái trồng rừng). Chính vì vậy hiệu quả sản xuất của các nhóm hộ UTZ chắc chắn cao hơn và ổn định hơn, giảm rủi ro.

Nguồn: kết quả điều tra của tác giả 2016

Biểu đồ 2.3.2-2: Kết quả điều tra chi phí sản xuất cơ bản của các hộ nông dân

Đánh giá kết quả nhận thức về vấn đề kinh tế của các hộ nông dân sau khi tham gia UTZ cà phê.

Nguồn: kết quả điều tra của tác giả 2016

Biểu đồ 2.3.2-3: Kết quả điều tra nhận thức của các hộ nông dân tham gia chứng nhận cà phê UTZ

Kết quả đánh giá ghi nhận hầu hết các hộ nông dân đều nhận thức đến việc hoạch toán về vấn đề kinh tế, hiệu quả kinh tế so với trước đây. Đây là động lực họ tiếp tục áp dụng và truyền thông cho các hộ chưa tham gia trên địa bàn.

Đánh giá về khả năng định giá cạnh tranh cho cà phê

Một phần của tài liệu 1f8aaa0c-bd62-47f6-b934-1c48991b1905 (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w