6. Kết cấu đề tài
2.1.2 Tình hình áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền
nghiệp bền vững (UTZ) cho sản phẩm cà phê của cả nước và của tỉnh Đăk Lăk. 2.1.2.1 Tình hình áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững(UTZ) cho sản phẩm cà phê của cả nước.
UTZ Certified đến Việt Nam vào cuối năm 2001 và triển khai công tác chứng nhận vào năm 2002. Sau 15 năm có mặt tại Việt Nam, UTZ Certified đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhà nước, mà đại diện là Bộ Nông nghiệp, ngành Cà phê Việt Nam, các nhà khoa học tại các trung tâm, viện nghiên cứu. Đặc biệt là sự tham gia của các nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh và bà con nông dân tại các tỉnh trồng cà phê trong cả nước. UTZ được quan tâm hơn cả bởi phù hợp với tình hình sản xuất ở Việt Nam, UTZ còn hỗ trợ cho nông dân, doanh nghiệp trồng cà phê về công tác tư vấn, kỹ thuật canh tác miễn phí. Đến năm 2006 UTZ Kapeh mở thêm văn phòng ở Buôn Ma Thuột thì một số doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia sản xuất và xuất khẩu theo tiêu chuẩn của UTZ Certified với sản lượng cà phê sản xuất chứng được chứng nhận UTZ và sản lượng bán ra theo giá thưởng không ngừng tăng trưởng qua các năm (từ năm 2001-2017) Điều đó cho thấy sự quan tâm của các bên liên quan đến chứng nhận cà phê UTZ và triển vọng thị trường xuất khẩu cà phê UTZ của Việt Nam trong thời gian tới.
Nguồn 6/2016, Báo cáo 6 tháng đầu năm 2016 của UTZ tại Việt Nam
Biểu đồ 2.1.2.1: Sản lượng cà phê UTZ của Việt Nam, giai đoạn 2002-2017
Bảng 2.1.2.1: Thống kê năm 6/2016 số lượng các doanh nghiệp và nông hộ đạt chứng nhận UTZ cà phê
STT Tỉnh thành Số lượng đơn Số nông Diện tích Sản lượng
vị (DN) hộ (Ha) (Tấn) Được chứng nhận 1. Đăk Lắk 26 11.306 16.017,56 61.904,78 2. Lâm Đồng 14 7.888 15.457,71 57.653,09 3. Đắc Nông 4 657 1316,1 4818,82 4. Gia Lai 8 5495 8272,78 33.475,85 5. Kon Tum 2 518 513 1718 6. Sơn La 2 3990 6105,71 21132,03 7. Điện Biên 1 1335 1.882,8 6.184,8
8. Đồng Nai 10 Chứng nhận chế biến rang xay
9. Bình Dương 3 Chứng nhận chế biến rang xay
10. TP. Hồ Chí Minh 1 Chứng nhận chế biến rang xay
11. Long An 1 Chứng nhận chế biến rang xay
2.1.2.2 Tình hình áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững(UTZ) cho sản phẩm nông sản cà phê của của tỉnh Đăk Lăk.
Theo thống kê của Văn phòng UTZ tại Việt Nam, tỉnh Đăk Lăk địa phương dẫn đầu về đơn vị được chứng nhận, diện tích và sản lượng cà phê tham gia chứng nhận UTZ. Đặc biệt, UTZ còn hỗ trợ cho nông dân, doanh nghiệp trồng cà phê về công tác tư vấn, kỹ thuật canh tác miễn phí. Đến năm 2006 UTZ Kapeh mở thêm văn phòng ở Buôn Ma Thuột thì một số doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia sản xuất và xuất khẩu theo tiêu chuẩn của UTZ Certified thể hiện ở bảng 2.1.2.2.
Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, tính đến tháng 12/2016 các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh đã tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận UTZ, 4C, RFA, FLO được trên 102.150 ha, chiếm trên 50% tổng diện tích cà phê của tỉnh, tăng trên 34.340 ha so với niên vụ trước, với sản lượng đăng ký là trên 364.800 tấn cà phê nhân, chiếm 82,1% trong tổng sản lượng cà phê nhân của tỉnh.
Hiện nay các nông hộ sản xuất kinh doanh cà phê trên địa bàn tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận theo tiêu chuẩn (UTZ) và (4C) là chủ yếu, một số ít diện tích còn lại (RFA), Chứng nhận (FLO). Trong đó, sản xuất cà phê theo chứng nhận UTZ Certifed có diện tích trên 16.017,56 ha, sản lượng là 61.904.78 tấn cà phê UTZ, chứng nhận 4C có diện tích 70.800 ha, với sản lượng 256.000 tấn, chứng nhận RFA có diện tích 4.458 ha, với sản lượng gần 16.490 tấn và chứng nhận FLO có diện tích gần 1.000 ha, với sản lượng đăng ký trên 3.840 tấn cà phê nhân. Đây cũng là địa phương có số nông hộ, diện tích, sản lượng cà phê tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận, xác nhận nhiều nhất trong cả nước. Chính vì vậy trong đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Nông nghiệp bền vững cho sản phẩm nông sản theo tiêu chuẩn UTZ dành cho mặt hàng cà phê và khảo sát số liệu tại tỉnh Đắk Lắk nơi nổi tiếng với thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.
Hiện nay, tính đến tháng 6/2016 chứng nhận cà phê UTZ có 11 nhà máy chế biến xuất khẩu, 15 nhà máy sản xuất cà phê với 11.306 nông hộ tham gia, diện tích 16.017,56 ha, sản lượng là 61.904.78 tấn cà phê UTZ
Bảng 2.1.2.2: Danh sách các doanh nghiệp và hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
TT ĐƠN VỊ NÔNG DIỆN TÍCH SẢN LƯỢNG
HỘ (Ha) (Tấn Nhân)
1. Công ty TNHH Dak Man Việt Nam Chứng nhận nhà máy chế biến xuất khẩu 2 Công ty TNHH MTV Cà phê Phước An Chứng nhận nhà máy chế biến xuất khẩu
3 Công ty TNHH Ea Pok Chứng nhận nhà máy chế biến xuất khẩu
4 Công ty TNHH Ngon Chứng nhận nhà máy chế biến xuất khẩu
5 Công ty TNHH Olam Đak Lak Chứng nhận nhà máy chế biến xuất khẩu 6 Công ty TNHH Simexco Chứng nhận nhà máy chế biến xuất khẩu 7 Công ty TNHH Nedcoffe Việt Nam Chứng nhận nhà máy chế biến xuất khẩu 8 Công ty TNHH Anh Minh Chứng nhận nhà máy chế biến xuất khẩu
9 Công ty ARO-Coffee Chứng nhận nhà máy chế biến xuất khẩu
10 Tập đoàn Phúc Sinh Chứng nhận nhà máy chế biến xuất khẩu
11 Intimex Buôn Ma Thuột Chứng nhận nhà máy chế biến xuất khẩu
12 Công ty TNHH MTV Cà Phê Phước An 1.306 1.418 4.900
13 Công ty TNHH Simexco Đak Lak 1.336 1.858,2 8.086,79
14 Công ty TNHH MTV Cà Phê Thắng Lợi 1.119 114616 3.800
15 Công ty TNHH Cà phê Buôn Hồ 580 40542 1090
16 Công ty TNHH MTV Cà phê Ea Pok 470 37896 800
17 Công ty TNHH Dak Man Việt Nam 557 833,4 3.332,9
18 Công ty TNHH Olam Đak Lak 594 980,8 8,135
19 Công ty TNHH Louis Dreyfus-BMT 997 2125 9150,73
20 Công ty TNHH Nedcoffee Việt Nam 278 553,1 3455,7
21 Cổ phần Cà phê Trung Nguyên 1488 2099 4360
22 Công ty TNHH MTV Thảo Nguyên 455 781,73 2673,71
23 Công ty Cổ Phần Quang Minh 579 716,5 2798,15
24 Công ty TNHH Hồng Giang 86 130,8 523,2
25 Tập đoàn Phúc Sinh 606 689,34 1902,1
26 Tập đoàn Tín Nghĩa 855 1901,15 6,896,5
TỔNG ĐĂK LĂK 11.306 16.017,56 61.904.78
Nguồn 6/2016, Báo cáo 6 tháng đầu năm 2016 của UTZ tại Việt Nam