Tình hình áp dụng các mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn có chứng

Một phần của tài liệu 1f8aaa0c-bd62-47f6-b934-1c48991b1905 (Trang 41 - 46)

6. Kết cấu đề tài

2.1.1. Tình hình áp dụng các mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn có chứng

chứng nhận/kiểm tra cho sản phẩm cà phê ở Việt Nam và tại tỉnh Đắk Lắk.

Thực trạng áp dụng các mô hình đảm bảo chất lượng theo các tiêu chuẩn có chứng nhận/kiểm tra cho sản phẩm cà phê ở Việt Nam và tại tỉnh Đăk Lăk được phản ánh như sau:

Thương mại công bằng (Fairtrade)

Chứng chỉ TMCB đối với sản phẩm cà phê còn khá hạn chế ở Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam có 11 đơn vị đã được cấp chứng chỉ TMCB, tuy nhiên tổng sản lượng cà phê đạt chứng nhận chỉ khoảng 10.000 tấn.

Chứng nhận TMCB yêu cầu đảm bảo tính bền vững và công bằng trên ba khía cạnh là kinh tế, xã hội và môi trường. Hiện nay trên thế giới có nhiều tổ chức cấp chứng nhận TMCB như FLO Cert, Fair For Life, Natural Land, Ecocert và WFTO. Đối với sản phẩm cà phê tại Việt Nam, hiện nay mới chỉ có tổ chức FLO Cert cấp chứng nhận TMCB và 11 đơn vị sản xuất cà phê đạt chứng nhận của tổ chức này. Khi tham gia chứng nhận cà phê TMCB, nhìn chung thành viên được thụ hưởng những lợi ích như:

 Tham dự miễn phí các chương trình, khóa tập huấn về TMCB.  Sử dụng miễn phí các tài liệu của tổ chức TMCB cung cấp.  Hỗ trợ tư vấn miễn phí của chuyên gia TMCB.

 Có thể được hỗ trợ một phần kinh phí khi tham gia hội chợ TMCB.  Người sản xuất có tiếng nói quyết định trong hệ thống tổ chức TMCB.

 Người sản suất được bán hàng với mức giá sàn ổn định trước biến động thường xuyên của giá thị trường.

 Người sản suất được trả thêm một mức giá cộng nhất định. Số tiền này được người bán cam kết sử dụng vào các mục đích phúc lợi xã hội như: làm đường, xây dựng hệ thống thủy lợi, trường học…

 Song song với quyền lợi được hưởng thì thành viên tham gia TMCB cũng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ:

 Tuân thủ các quy định về TMCB và các quy định khác của tổ chức TMCB đề ra.  Đóng phí thường niên đầy đủ.

Bảng 2.1.1.2-1: Danh sách các đơn vị cà phê đạt chứng nhận TMCB của FLO tại Việt Nam

STT Tên đơn vị Địa điểm

1 Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Huyện Cư Mgar – Đăk Lăk Kiết

2 Hợp tác xã Nông nghiệp công bằng Cư Dliêm Huyện Cư Mgar – Đăk Lăk Nông

3 Hợp tác xã Nông nghiệp E Ngai Huyện Krông Buk – Đăk Lăk 4 Hợp tác xã công bằng Thuận phát Huyện Krông Buk – Đăk Lăk 5 Hợp tác xã Thuận An Huyện Đăk Mil – Đăk Nông 6 Hợp tác xã Nông nghiệp Chư Bô Huyện Krông Buk – Đăk Lăk 7 Tổ hợp tác cà phê bền vững Đăk Ma Huyện Đăk Hà – Kon tum 8 Tổ hợp tác cà phê vì sức khỏe cộng đồng Huyện Đăk Hà – Kon Tum 9 Hợp tác xã Ea Kmat Huyện Krông Pak – Đăk Lăk 10 Hợp tác xã Ea Tân Huyện Krông Năng – Đăk Lăk

11 Hợp tác xã Lâm Đồng Tỉnh Lâm Đồng

Nguồn: Báo cáo dự án xúc tiến thương mại công bằng tại Việt Nam 2015

Trong số 11 đơn vị trên, mới có 6 đơn vị được phép giao dịch là Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Kiết, Hợp tác xã Nông nghiệp công bằng Cư Dliêm Nông, Hợp tác xã Nông nghiệp E Ngai, Hợp tác xã Thuận An, Tổ hợp tác cà phê bền vững Đăk Ma, Tổ hợp tác cà phê vì sức khỏe cộng đồng. Có 3 đơn vị đang trong thời gian chờ được giao dịch là: Hợp tác xã Nông nghiệp Chư Bô, Hợp tác xã Ea Tân, Hợp tác xã Lâm Đồng. 2 đơn vị còn lại đang trong thời gian thanh tra là: Hợp tác xã công bằng Thuận phát, Hợp tác xã Ea Kmat.

Sản phẩm cà phê khi tham gia chứng nhận TMCB được trả một giá tối thiểu nhằm trang trải chi phí sản xuất bền vững, ngay cả khi giá thị trường thế

giới giảm. Mức giá cộng này giúp các nhà sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống, và các nhà sản xuất quyết định một cách dân chủ cách áp dụng giá đó. Thông thường họ đầu tư vào giáo dục, chăm sóc sức khỏe, cải tiến nông nghiệp hoặc các cơ sở chế biến để tăng thu nhập.

Kết quả điều tra của UBND tỉnh cho thấy có tới 80,56% số doanh nghiệp biết về chứng nhận TMCB, cho thấy nhận biết về TMCB trong ngành cà phê là khá cao. Tỷ lệ doanh nghiệp có hỗ trợ hộ dân (một trong các tiêu chí quan trọng của TMCB) cũng khá cao, trong đó 62,5% số doanh nghiệp tham gia cho biết họ có hỗ trợ vốn cho người sản xuất, 73,61% có hỗ trợ phân bón, 86,11% có hỗ trợ kỹ thuật. Ngoài ra, doanh nghiệp còn hỗ trợ người sản xuất bằng các hình thức khác như: Thưởng giá cho các nông dân tham gia chương trình sản xuất cà phê bền vững UTZ và 4C, thưởng giá cộng thêm, tư vấn thu hái khi trái chín đều và thu mua quả chín chế biến, hỗ trợ nông dân thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn 4C, cung cấp thông tin giá cả thị trường thường xuyên.

Tiềm năng chứng nhận TMCB còn rất lớn bởi Việt Nam có sản lượng cà phê rất lớn. Hơn nữa tỷ lệ cà phê chế biến của Việt Nam còn thấp, chỉ dưới 10%, trong tương lai tỷ lệ này sẽ tăng do chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp chế biến cà phê của chính phủ Việt Nam nhằm tạo giá trị gia tăng của chuỗi sản xuất cà phê. Ngành cà phê Việt Nam, với đặc thù là một ngành nông nghiệp có số lượng lớn doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, sức cạnh tranh yếu, TMCB là một kênh xúc tiến thương mại hiệu quả đối với những doanh nghiệp yếu thế muốn xâm nhập và mở rộng thị trường.

Khó khăn chủ yếu đối với doanh nghiệp ngành cà phê để phát triển TMCB là phí gia nhập, thị trường và nhận biết của cộng đồng. Phí gia nhập được đánh giá là khá cao đối với một doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thứ hai là vấn đề đầu ra cho sản phẩm. Hiện nay trong tổng số sản lượng cà phê sản xuất ra mới chỉ tiêu thụ được 1/5 sản lượng. Thứ ba, chứng nhận cà phê TMCB chưa phổ biến ở Việt Nam so với các loại chứng nhận khác như chứng nhận 4C, chứng nhận Rainforest Alliance, UTZ.

Liên minh Rừng mưa (Rainforest Alliance):

Hiện nay cả nước có 9 đơn vị cà phê được cấp chứng nhận của Rainforest Alliance. Tổng sản lượng cà phê được chứng nhận Rainforest Alliance hàng năm đạt khoảng 40.000 tấn. Chương trình chứng nhận này dựa trên ba nguyên tắc:bền vững, bảo vệ môi trường, công bằng xã hội và khả năng kinh tế.Các đơn vị được khuyến khích đạt chứng nhận này thông qua tiền thưởng của các nhà mua hàng/rang xay. Khi trở thành thành viên của Rainforest Alliance,các hội viên phải cam kếtthực hiện và tuân thủ theo các bộ tiêu chuẩn SAN (sustainable agriculture network). Thành viên cũng có quyền sử dụng tài liệu đào tạo miễn phí trên trang web của tổ chức.

Bảng 2.1.1.2-2: Danh sách các công ty đạt Chứng nhận Rainforest Alliance

STT Tên đơn vị

1 Công ty Dakman 2 Công ty Acom 3 Công ty Armajaro

4 Công ty TNHH 1TV Cà phê Thắng lợi 5 Công ty Olam

6 Công ty Ned Coffee

7 Công ty TNHH 1TV XNK Đak Lak 8 Công ty Phước An

9 Công ty Nguyễn Huy Hùng

Nguổn: www.4C-coffeeassociation.org

Tại Đắk Lắk chương trình chứng nhận này cũng khởi động từ 2008 thông qua một dự án cũng của Công ty Dakman. Năm 2008 thí điểm tại 02 xã Ea Tar và Quảng Phú thuộc huyện Cư M’Gar, thành lập 02 nhóm nông hộ với 300 nông hộ tham gia, diện tích gần 500 ha, sản lượng được chứng nhận cuối năm 2008 là 1.600 tấn. Năm 2009 mở rộng sang 02 xã Hòa Đông và Eatu với 560 hộ tham gia, diện tích 550 ha và sản lượng dự kiến khoảng 1.200 tấn., cả hai năm 2008 và 2009 sản lượng dự kiến khoảng 2.800 tấn. Công ty Acom cũng thực hiện một dự án chứng nhận cà phê Liên minh rừng mưa tại tỉnh Lâm Đồng. Các hoạt động chuẩn bị cho chương trình chứng nhận bao gồm tổ chức nhóm nông hộ, tập huấn chương trình, tập huấn thực hành nông nghiệp tốt.

Tính đến cuối năm 2016, sản lượng cà phê 4C của Việt Nam đạt 594.000 tấn với 45 hội viên bao gồm các công ty nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nội địa. Tại tỉnh Đăk Lăk chứng nhận 4C

tính đến 6/2016 có diện tích 70.800 ha, với sản lượng 256.000 tấn, Các doanh nghiệp bên cạnh việc kinh doanh cà phê còn tổ chức cán bộ kỹ thuật nông nghiệp hỗ trợ sản xuất cho nông dân, tổ chức tập huấn cho nông dân.

Bảng 2.1.1.2-3: Danh sách các công ty và nhà sản xuất tham gia hội viên của 4C

STT Tên Doanh Nghiệp STT Tên Doanh Nghiệp

Công ty TNHH Anh Minh Doanh nghiệp tư nhân cà phê Minh

1 24 Tiến

2 Công ty Anh Nhật Minh Highland Coffee 25 Công ty TNHH Mitsui

3 Công ty TNHH Armajaro Việt Nam 26 Công ty TNHH TM Nam Nguyệt 4 Công ty sản xuất và kinh doanh Cát Quế 27 Công ty Nedcoffee B.V

5 Công ty CPĐT & XNK An Phong Đắk 28 Công ty TNHH Nestle Việt Nam Nông

6 Công ty TNHH Hùng Yên 29 Công ty Neumann

7 Công ty TNHH Khuc Gia Thanh 30 Công ty TNHH Như Tùng 8 Công ty TNHH MTV Nguyen Huy Hung 31 Công ty Noble Coffee

Công ty TNHH MTV Thương Mại Dịch Công ty Olam Việt Nam

9 Vụ Hoàng Quyên 32

10 Công ty TNHH MTV TM Minh Hữu 33 Công ty Cổ phần Petec

11 Công ty TNHH Thương Mại Phúc Minh 34 Công ty XNK Thái Bình Nguyên 12 Công ty TNHH Tổng công ty Tín Nghĩa 35 Công ty TNHH Nông sản Thảo

13 Công ty TNHH Vĩnh Hiệp 36 Công ty Tong Teik

14 Công ty Đại Lộc 37 Công ty Trinh Suy

15 Công ty TNHH Hồ Phương 38 Công ty Trung Tri Lâm Đồng

16 Công ty XNK Hoa Trang Gia Lai 39 Tổng công ty Cà phê Việt Nam

17 Công ty cổ phần Intimex Đaknong 40 Công ty Vinacafe Đà Lạt

18 Công ty cổ phần tập đoàn Intimex 41 Công ty Volcafe

19 Công ty cổ phần Intimex Mỹ Phước 42 Công ty Phúc Sinh

20 Công ty cổ phần XNK Intimex Nha Trang 43 Công ty Phước An

21 Công ty Louis Drefus Commodities 44 Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam

22 Tập đoàn Mercon Coffee 45 Công ty CP Thanh Hà

23 Công ty TNHH cà phê Minh Nhật Vina

Nguổn: www.4C-coffeeassociation.org

Hữu cơ: Chứng nhận cà phê hữu cơ (Organic) chưa phổ biến đối với sản phẩm cà phê Việt Nam nên số lượng đơn vị đạt chứng nhận này vẫn còn thấp. Trong số

các doanh nghiệp được điều tra, chỉ có 2,82% xác nhận có đăng ký chứng nhận cà phê hữu cơ, 97,18% số doanh nghiệp chưa đăng ký tham gia chứng nhận này.  Global Gap: Ở Việt Nam chưa có đơn vị cà phê nào đạt chứng nhận này.

Một phần của tài liệu 1f8aaa0c-bd62-47f6-b934-1c48991b1905 (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w