6. Kết cấu đề tài
2.4.1 Những kết quả đạt được
Với những dữ liệu thứ cấp của tác giả trong nghiên cứu trên, kết với với các dữ liệu thứ cấp các báo báo của UBND tỉnh Đắk Lắk , của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về thực trạng phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh và trong cả nước. Tác giả nhận thấy những điểm tích cực về kết quả đạt được chung như sau:
Các hộ nông dân đã có cơ hội tiếp cận thông tin và áp dụng các tiêu chuẩn đảm bảo nông sản phát triển bền vững như UTZ, 4C, Fair Trade, RainForest...
Mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà phê với các nhóm hộ nông dân canh tác cà phê đã thu được nhiều kết quả đáng kể, các doanh nghiệp hỗ trợ đào tạo, thu mua đầu ra cho các hộ nông dân. Qua hơn 15 năm áp dụng sản lượng cà phê UTZ trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng trưởng qua các năm từ 2002 đến nay 2016, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 26 doanh nghiệp xuất nhập khẩu cà phê liên kết với 11.306 hộ nông dân theo mô hình HTX, với diện tích chứng nhận là 16.017,56 ha và đạt sản lượng cà phê UTZ là 61.904.78
tấn, là địa phương có diện tích và sản lượng cao nhất cả nước hiện nay.
Đánh giá những thành quả thu được về phát triển bền vững về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường có thể tóm tắt như sau:
Phát triển bền vững về mặt kinh tế: các hộ nông dân tham gia chứng nhận cà phê UTZ đã nhận thức được vấn đề phát triển về mặt kinh tế, nhờ thông qua kiểm soát các yếu tố đầu vào, ghi chép sổ sách, theo dõi, kiểm soát chất lượng các yếu tố đầu vào như chi phí lao động, phân bón, nước, thuốc diệt cỏ và các chi phí khác. Việc áp dụng các kỹ thuật thực hành chất lượng trong trồng trọt canh tác, chế biến được đào tạo bởi các doanh nghiệp, cơ quan tư vấn, chứng nhận đã giúp cho nông dân nâng cao trình độ quản lý trang trại tiết kiệm chi phí dẫn đến hiệu quả kinh tế tăng so với không áp dụng, bên cạnh đó các vấn đề về an ninh lương thực, điều kiện sống của các hộ cũng ghi nhận được những kết quả tích cực, có cơ sở khoa học phát triển bền vững trong dài hạn, nhiều hộ gia đình đã trở nên ấm no, giàu có nhờ sản xuất cà phê, kết quả này cũng tương đồng với các quốc gia đã áp dụng như Brazil, Colombia, Kenya…
Phát triển bền vững về mặt xã hội: điều này rất được các quốc gia phát triển, các nước nhập khẩu cà phê lớn trên thế giới quan tâm, Việt Nam, Trung Quốc, Bawngladesh… là một trong số các quốc gia được ngân hàng thế giới và hiệp hội BSCI về trách nhiệm xã hội cảnh báo về những hạn chế trong việc đảm bảo trách nhiệm xã hội với người lao động. Sau khi áp dụng chứng nhận cà phê UTZ hầu hết các hộ nông dân đều có nhận thức rõ ràng về trách nhiệm xã hội. Các vấn đề như: các thương tích, tổn thương trong sức khỏe của người nông dân trong canh tác cần phải can thiệp của y tế, an toàn sử dụng nông hóa trong sản xuất, điều kiện sống và
chăm sóc y tế… đều đã có những cải thiện với những con số khách quan (Phụ lục số 2)
Phát triển bền vững về mặt môi trường: Sau khi áp dụng chứng nhận cà phê UTZ hầu hết các hộ nông dân đều có nhận thức rõ ràng về trách nhiệm phát triển bền vững về mặt môi trường, song hành với phát triển về bền vững về mặt kinh tế. Chính việc sản xuất quan tâm đến môi trường đã giúp các hộ nông dân tiết kiệm chi phí. Các vấn đề như bảo tồn nguồn nước thông qua các giải pháp áp dụng, chống ô nhiễm nguồn nước, tái chế NVL, kiểm soát sử dụng phân bón vô cơ và phân chuồng, kiểm soát giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng các biện pháp cân bằng tự nhiên để phòng trừ sâu bệnh. Các vấn đề như bảo tồn và chống xói mòn đất, đa dạng sinh học trong canh tác cũng đã có những cải thiện đáng kể.(Phụ lục 2).