6. Kết cấu đề tài
2.3.3 Đánh giá bền vững về mặt xã hội đối với hoạt động sản xuất cà phê của các hộ
nghiệp liên kết tập huấn để tiếp cận thông tin để xác định phương pháp đánh giá chất lượng cà phê và giá bán phù hợp. Tuy nhiên kết quả khảo sát không ghi nhận lợi thế này của hộ nông dân có chứng nhận với nhóm còn lại, ngược lại khả năng xác định giá của họ chỉ đạt 68% so với khả năng 72% của nhóm chưa chứng nhận, qua tìm hiểu được biết do thiếu hụt thông tin nên họ không hài lòng với chính sách giá thu mua của các doanh nghiệp liên kết. Nguyên nhân ảnh hưởng đến giá là do chất lượng cà phê UTZ chưa thực sự đồng đều giữa các hộ và các vụ mùa. Điều này đặt ra yêu cầu DN, nhà nước cần phải cung cấp thông tin, hỗ trợ hơn nữa cho các hộ về kỹ thuật canh tác nâng cao chất lượng hơn nữa.
Còn nhóm chưa chứng nhận họ có khả năng thiết lập ở mọi mức giá nên tỷ lệ này là 72 % vì họ căn cứ vào thị trường, biết rằng lợi thế cạnh tranh của chất lượng cà phê chưa chứng nhận kém hơn nên họ sẵn sằng chấp nhận mức giá thị trường của các đơn vị thu gom.
Đánh giá thay đổi nhận thức về chất lượng
Về chất lượng, nếu không được chứng nhận và không kiểm soát nông dân vẫn biết về tỷ lệ sản phẩm lỗi/loại. Tuy nhiên, phần lớn 53% nông dân được chứng nhận đều thấy chất lượng cà phê của họ đã được cải thiện kể từ khi chứng nhận. Trong số này, 41% cho rằng cải thiện sự thay đổi trong thực hành canh tác do có chứng nhận UTZ và 19% phần trăm thay đổi trong thực tiễn chế biến do được chứng nhận. Tỷ lệ % thay đổi trong chế biến thấp hơn bởi thực tế các công ty chủ yếu tập trung thu mua loại cà phê màu đào đỏ tươi, vì vậy nông dân đã không phải tiến hành xử lý chế biến.
Điều này cũng đã được kiểm chứng khi phỏng vấn đại diện các công ty, đại diện các công ty đánh giá cao hơn sự cải tiến trong thực hành canh tác, lưu kho, mức độ sạch sẽ và nhất trí rằng chứng nhận đã mang cơ hội tiếp cận thị trường của sản phẩm cà phê UTZ.
2.3.3 Đánh giá bền vững về mặt xã hội đối với hoạt động sản xuất cà phê củacác hộ nông dân các hộ nông dân
Đánh giá tình trạng chấn thương nghiêm trọng trong sản xuất
Đánh giá tình trạng chấn thương trong sản xuất nông nghiệp của các hộ trong năm. Kết quả khảo sát cho thấy vấn đề bảo hộ lao động và an toàn lao động trong sản xuất nông nghiệp nhờ được tập huấn kỹ từ các doanh nghiệp và cơ quan tư vấn, các hộ nông dân nhóm đã chứng nhận có mức độ chấn thương nghiêm trọng đến mức độ phải can thiệp y tế trung bình chỉ 0,006 vụ so với con số là 0,2 vụ xẩy ra với nhóm hộ chưa áp dụng chứng nhận.
Đánh giá tình trạng an ninh lương thực tại các hộ
Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ số hộ không có ngày đói ăn ở cả 2 nhóm là khá cao, đều hơn 80%. Tuy nhiên tỷ lệ các hộ đã tham gia sản xuất cà phê UTZ trả lời có số ngày đói ăn từ 9 ngày trở xuống là 5,2 % , đói ăn từ 10-30 ngày là 3,2% và đói ăn hơn 30 là 4,5%. Những con số ngày mặc dù đã giảm so với các hộ chưa tham gia UTZ, tuy nhiên đây vẫn là những con số đáng lưu ý, biểu hiện tình trạng đói nghèo vẫn tồn tại ở một số hộ, chỉ số này cần phải cải thiện về mức 0%
Bảng 2.3.3-1: Kết quả khảo sát tình trạng an ninh lương thực tại các hộ nông dân
Tình trạng thiếu ăn Đã UTZ Chưa UTZ
Số ngày mà một thành viên trong gia đình nông dân
không có đủ ăn trong năm sản xuất cuối cùng/gần đây 87% 86,4% nhất (2015) = 0 ngày
Đủ ăn nhưng thiếu khoảng 1-9 ngày 5,2% 12 %
Đủ ăn nhưng thiếu khoảng 10-29 ngày 3,2% 6%
Đủ ăn nhưng thiếu khoảng 30 ngày hoặc hơn 4,5% 5,2 %
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả 2016
Đánh giá an toàn trong sản xuất: có các quy định về hạn chế sản phẩm nông hóa sử dụng
Theo hướng dẫn của bộ nguyên tắc UTZ, các nông hộ phải ban hành các quy định sử dụng sản phẩm nông hóa, hiện nay việc ban hành 1 quy định sử dụng nông hóa ở cả 2 nhóm hộ là 100%. Tuy nhiên ban hành từ 2 quy định sử dụng nông hóa thì con số này có sự khác biệt là tỷ lệ 90% với nhóm hộ đã chứng nhận và 76,8% với nhóm chưa chứng nhận UTZ.
Đánh giá điều kiện sống và chăm sóc y tế, điều kiện giáo dục cho trẻ em của các hộ nông dân
Kết quả khảo sát cho thấy các hộ nông dân đã và chưa tham gia đều có kết quả điều tra khá tích cực với chỉ số về nước uống và tiếp cận chăm sóc y tế, tuy nhiên tình trạng cho trẻ được đến trường phù hợp với độ tuổi cả 2 nhóm đều có chỉ số khoảng 80%, chỉ số này cần phải cải thiện, giáo dục là nền tảng tri thức và nâng cao chất lượng cuộc sống cho thế hệ tiếp theo.
Kết quả điều tra các chỉ số này trên thế giới thế giới cho thấy việc áp dụng chứng nhận UTZ làm thay đổi, cải thiện hiệu suất trong kinh tế, sẽ làm tăng thu nhập, là cơ sở quan trọng cải thiện các chỉ số về giáo dục và an ninh lương thực, cho phép các gia đình mua thêm lương thực, giảm nhu cầu sử dụng lao động trẻ em ở đồng ruộng và làm cho chúng có khả năng chi trả học phí cao hơn, đi học đúng độ tuổi.
Bảng 2.3.3-1 Điều kiện sống và chăm sóc y tế, điều kiện giáo dục cho trẻ em của các hộ nông dân
Điều kiện sống và chăm sóc y tế, điều kiện giáo dục Đã UTZ Chưa UTZ
cho trẻ em của các hộ
Các hộ gia đình có nước uống được coi là an toàn khi đi 0,6% 0,6% ra ngoài cách nhà hơn 20 phút
Khói được hút ra khỏi nhà bếp bằng hệ thống thông khói 74,7% 99,4 hoặc quạt
Tiếp cận chăm sóc y tế - các hộ gia đình có cơ sở y tế 100% 100% cách nơi ở chưa đầy 1 giờ
Chăm sóc y tế hợp lý 100% 100%
Trẻ đang đi học thường xuyên, phù hợp so với tuổi 81,2 80,5
Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả 2015
Đánh giá Sự tham gia vào cộng đồng của các hộ nông dân.
Kết quả khảo sát cho thấy các nhóm sản xuất đã tham gia và chưa tham gia UTZ đã tham gia ủng hộ các chương phát triển bền vững về mặt xã hội với các vai trò khác nhau, trong đó nhóm đã chứng nhận UTZ tham gia tích cực hơn một chút và có sự đóng góp vào xây dựng cơ sở hạ tầng chung của cộng đồng, nhưng chỉ có 8% nông dân được chứng nhận UTZ khi được hỏi thừa nhận họ đã từng tham gia chính thức ít nhất 1 dự án của cộng đồng(với vai trò chủ động, quản lý, điều phối viên), con số này là 0% với các hộ chưa tham gia UTZ, đây là một con số quá thấp và cần phải cải thiện, đặc biệt phải thúc đẩy các hộ nông dân tham gia chủ động với vai trò dẫn dắt, quản lý, thúc đẩy các dự án cộng đồng hơn là việc chỉ tập trung
hưởng ứng, ủng hộ bị động tham gia đầy đủ với các chương trình được triển khai của các tổ chức chính phủ hay phi chính phủ NGO.
Bảng 2.3.3: Đánh giá Sự tham gia vào cộng đồng của các hộ nông dân.
18 Sự tham gia vào cộng đồng của hộ Nhóm đã UTZ Chưa UTZ
18.1 Vai trò tham gia cộng đồng
Trở thành một thành viên 99,55
Tham gia các cuộc họp 98%
Bỏ phiếu 87,6%
Là một đại biểu 49,6%
Tham gia với vai trò điều hành, điều phối 5,5%
18.2 Tham gia ít nhất 1 dự án của cộng đồng 8% 0%
Nguồn: Phụ lục II, kết quả điều tra của tác giả
Đánh giá Nhận thức của các hộ nông dân về vấn đề xã hội
Kết quả đều cho thấy các hộ nông dân sau khi tham gia chứng nhận cà phê UTZ, cùng với sự tập huấn của các doanh nghiệp, đơn vị tư vấn và thực hành của chính họ, đều nhất trí rằng nhận thức của họ đối với vấn đề phát triển bền vững về mặt xã hội đều cải thiện, 87% hộ được điều tra nhất trí với kết quả nhận thức tốt. Đây là một dấu hiệu đáng mừng của chương trình tham gia chứng nhận sản phẩm cà phê theo tiêu chuẩn phát triển bền vững. Vấn đề nhận thức rất quan trọng, ảnh hưởng đến việc thực hành trên thực tế của các hộ nông dân và đây là minh chứng quan trọng thuyết phục các nhóm hộ nông dân chưa tham gia chứng nhận UTZ có căn cứ, niềm tin vững chắc để tham gia trong thời gian tới.
Nguồn: điều tra của tác giả 2016
Biểu đồ 2.3.3-1: Nhận thức của các hộ nông dân sau khi tham gia chương trình cà phê UTZ với vấn đề phát triển bền vững về mặt xã hội