Đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng và thẩm định đăng ký chào

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam (Trang 63)

7. Kết cấu luận văn

2.3.1 Đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng và thẩm định đăng ký chào

cổ phiếu ra công chúng.

Đây là bước khởi đầu mà bất kì chủ thể nào muốn chào bán cổ phiếu ra công chúng đều phải thực hiện và là dấu hiệu đặc thù cho phép phân biệt chào bán ra công chúng với chào bán riêng lẻ. Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành có một số chủ thể phát hành được miễn đăng kí chào bán cổ phiếu ra công chúng như Chính phủ, tổ chức tài chính quốc tế được Chính phủ Việt Nam chấp thuận, doanh nghiệp nhà nước

59

chuyển đổi thành công ty cổ phần, chủ thể chào bán cổ phiếu là người quản lý, người được nhận tài sản trong các trường hợp doanh nghiệp phá sản hoặc mất khả năng thanh toán. Như vậy, việc chào bán cổ phiếu ra công chúng để cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước không cần đăng kí chào bán như việc chào bán cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn hay thành lập ngân hàng mới hay trở thành công ty đại chúng.

Để chào bán cổ phiếu ra công chúng NHTMCP cần chuẩn bị bộ hồ sơ đăng kí chào bán cổ phiếu ra công chúng như của bất kì tổ chức chào bán cổ phiếu ra công chúng khác gồm giấy đăng kí chào bán cổ phiếu ra công chúng (thay cho “đơn

đăng kí phát hành” trước đây theo Nghị định số 144/2003/NĐ –CP), bản cáo bạch,

điều lệ của NHTMCP, quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc thông qua phương án phát hành và phương án sử dụng vốn huy động được từ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng, cam kết bảo lãnh phát hành nếu NHTMCP dự định sử dụng tổ chức bảo lãnh phát hành để phân phối cổ phiếu ra công chúng (Khoản 1 Điều 14 Luật Chứng khoán 2006).

Ngoài ra,Thông tư 204/2012/TT-BTC ngày 19/11/2012 hướng dẫn chào bán chứng khoán ra công chúngcòn bổ sung cụ thể thêm một số yêu cầu đối với hồ sơ đăng kí chào bán cổ phiếu ra công chúng như:

4. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng và cam kết đưa cổ phiếu vào giao dịch trên thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức trong thời hạn một năm, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, trong đó:

a) Phương án phát hành lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông phải nêu rõ nguyên tắc xác định giá phát hành có so sánh với giá trị sổ sách, giá thị trường (nếu có) và đánh giá mức độ pha loãng cổ phần dự kiến sau khi phát hành.

Giá phát hành phải được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 87 Luật Doanh nghiệp. Trường hợp Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành với giá ưu đãi cho các đối tượng ngoài cổ đông hiện hữu, phương án phát hành cần nêu rõ tiêu chí xác định các đối tượng được mua với giá ưu đãi.

80

vốn, Ngân hàng Thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu đã thừa nhận về hành vi vi phạm.

Quyết định xử phạt số 159/QĐ-UBCK đối vớiNgân hàng TMCP Bảo Việt vì chậm thực hiện báo cáo UBCKNN về Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2010 theo quy định tại Điểm 2.3.1 Khoản 2 Mục I và Điểm 1.1 Khoản 1 Mục II Thông tư 09/2010/TT-BTC.

Ngày 27/9/2011, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 689/QĐ-UBCK về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank), cụ thể như sau:

- Theo Giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu số 661/UBCK-GCN ngày 06/9/2010 và Quyết định số 1074/QĐ-UBCK ngày 17/12/2010 doUBCKNN cấp, Navibank được phép hoàn thành việc phân phối 150 triệu cổ phiếu giai đoạn 2 đến hết ngày 30/1/2011. Tuy nhiên, Navibank đã tiếp tục phân phối 44.973.200 cổ phiếu trong số 75.975.133 cổ phiếu chưa chào bán hết khi đã hết thời gian gia hạn (đến ngày 19/2/2011 mới kết thúc đợt chào bán) theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Luật Chứng khoán.

- Theo Bản cáo bạch cập nhật giai đoạn 2 gửi UBCKNN và Thông báo chào bán ra công chúng giai đoạn 2, Navibank đã đăng ký và thông báo 1 tài khoản phong tỏa nhận mua cổ phiếu mở tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trên thực tế, Navibank đã mở 2 tài khoản nộp tiền là tài khoản mở tại Vietcombank và tài khoản mở tại chính Navibank; toàn bộ số tiền mua cổ phiếu (740.195.240.000 đồng) của các cổ đông chưa lưu ký và cán bộ công nhân viên đều nộp vào tài khoản mở tại Navibank, đến ngày 21/2/2011, Navibank mới chuyển toàn bộ số tiền trên và số tiền các nhà đầu tư mua theo phương án xử lý cổ phiếu dư (449.732.000.000 đồng) từ tài khoản mở tại Navibank sang tài khoản phong tỏa mở tại Vietcombank, vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 21 Luật Chứng khoán và Khoản 3 Điều 3a Nghị định số 84/2010/NĐ-CP ngày 2/8/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số

81

14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.

Việc đưa ra các quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP như trên là hết sức cần thiết, vừa mang tính chất giáo dục và răn đe cho những đối tượng đã, đang và sẽ tham gia vào hoạt động trên TTCK.

2.5.2 Hình thức xử lý vi phạm:

Hình thức xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chào bán cổ phiếu ra công chúng được Luật Chứng khoán các nước quy định cả xử phạt hành chính và hình sự. Hình thức xử lý bằng biện pháp hành chính đối với các lỗi vi phạm chưa nghiêm trọng đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và hình thức xử lý bằng biện pháp hình sự đối với các lỗi vi phạm nghiêm trọng phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Luật Chứng khoán của Mỹ quy định khung hình phạt tù cao nhất là 10 năm tù (trừ vụ Enron) và phạt tiên gấp 3 lần số tiền bất hợp pháp thu được (hoặc số thiệt hại tránh được), cao nhất tối đa là 2,5 triệu đôla. Luật Chứng khoán Nhật Bản Điều 197 quy định khung hình phạt chung đối với hành vi vi phạm pháp luật nhằm tác động tới giá chứng khoán và tạo ra một thị trường bất hợp pháp với hình phạt cao nhất là 3 năm tù và phạt tiền cao nhất là 3 triệu yên hoặc áp dụng cả hai hình phạt, Điều 198 quy định hình phạt đối với tội phát hành chứng khoán không đăng kí thì bị phạt không quá một năm hoặc bị phạt tiền không quá 1.000.000 yên hoặc áp dụng cả hai hình phạt.

Cũng như một số nước trên thế giới Việt Nam đã đưa ra cả hình thức xử phạt vi phạm hành chính và xử lý hình sự đối với hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, tuy nhiên,các chế tài về hình sự còn hạn chế, chưa đủ sức răn đe.

Như trong phần trên, xét tính chất và mức độ vi phạm, UBCK đã phạt tiền 50.000.000 đồng (Năm mươi triệu đồng chẵn) đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu do vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 03 năm 2007 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Còn đối với Navibank, như sau:

82

- Phạt tiền 70.000.000 đồng theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 Nghị định85/2010/NĐ-CP ngày 2/8/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định 85/2010/NĐ-CP);

- Phạt tiền 50.000.000 đồng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định 85/2010/NĐ-CP;

- Tổng cộng mức phạt tiền đối với Navibank là 120.000.000 đồng (Một trăm hai mươi triệu đồng).

Về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, Điều 119 Luật Chứng khoán qui định gồm: phạt cảnh cáo, phạt tiền, hình thức xử phạt bổ sung bao gồm: đình chỉ hoạt động; thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, chứng chỉ hành nghề chứng khoán; tịch thu toàn bộ các khoản thu từ việc thực hiện các hành vi vi phạm mà có và số chứng khoán được sử dụng để vi phạm. Ngoài ra còn phải phải thực hiện các biện pháp bao gồm buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật; buộc huỷ bỏ, cải chính những thông tin sai lệch, thông tin sai sự thật; buộc phải thu hồi số chứng khoán đã phát hành, hoàn trả tiền đặt cọc hoặc tiền mua chứng khoán cho nhà đầu tư.

Cụ thể hơn, Điều 121 Luật Chứng khoán quy định từng hình thức xử phạt cho từng hành vi vi phạm:

1. Tổ chức phát hành, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người khác có liên quan của tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức tư vấn phát hành, tổ chức kiểm toán được chấp thuận, người ký báo cáo kiểm toán và các tổ chức, cá nhân xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có sự giả mạo trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; đối với tổ chức phát hành thì bị thu hồi Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng, phải trả lại số tiền đã huy động được cộng thêm tiền lãi tiền gửi không kỳ hạn và phải nộp phạt từ một phần trăm đến năm phần trăm tổng số tiền đã huy động trái pháp luật.

83

2. Tổ chức phát hành, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người khác có liên quan của tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức tư vấn phát hành cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật, sử dụng thông tin ngoài Bản cáo bạch để thăm dò thị trường, phân phối chứng khoán không đúng với nội dung của đăng ký chào bán về loại chứng khoán, thời hạn phát hành và khối lượng tối thiểu theo quy định, thông báo phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng không đúng nội dung và thời gian theo quy định thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, bị đình chỉ hoặc hủy bỏ chào bán chứng khoán ra công chúng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện bảo lãnh có tổng giá trị chứng khoán vượt quá tỷ lệ quy định của pháp luật thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, bị đình chỉ hoạt động bảo lãnh phát hành.

3. Tổ chức phát hành thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưa có Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng thì bị đình chỉ chào bán chứng khoán ra công chúng, bị tịch thu các khoản thu trái pháp luật và phạt tiền từ một đến năm lần khoản thu trái pháp luật.

Tuy nhiên, Luật đã không nêu rõ mức tiền phạt trong mỗi hành vi vi phạm. Hiện nay, Nghị định 85/2010/NĐ – CP ban hành ngày 2/8/2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đã bổ sung mức xử phạt cụ thể cho từng hành vi vi phạm tại Điều 7 và Điều 8. Trong đó, mức nộp phạt nhẹ nhất là 50 triệu đồng và nặng nhất là 300 triệu đồng cho những hành vi vi phạm trong hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng.

Hiện nay, Bộ Tài chính đã đưa ra dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Trong đó, đối với hình thức phạt tiền, dự thảo quy định: Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là mức trung bình của khung tiền phạt đối với hành vi đó. Nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt. Nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt có thể

84

tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt. Đối với trường hợp vi phạm hành chính có cả tình tiết tăng nặng lẫn giảm nhẹ thì tuỳ theo tính chất, mức độ của các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà người có thẩm quyền quyết định áp dụng mức phạt cao hơn hoặc thấp hơn mức trung bình hoặc áp dụng mức trung bình của khung tiền phạt.

Mức tiền phạt tối đa trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân là 1.000.000.000 đồng, trừ mức phạt cụ thể được quy định tại các Khoản 1 và 3 Điều 121 Luật Chứng khoán, Khoản 1 Điều 124 Luật Chứng khoán.

Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức và phạt từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: lập, xác nhận hồ sơ đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng có thông tin sai lệch; không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định khi phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung quan trọng theo quy định phải có trong hồ sơ hoặc khi phát sinh những điều kiện mới ảnh hưởng đến nội dung của hồ sơ đã nộp.

Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với tổ chức và phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi lập, xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có thông tin cố ý làm sai sự thật hoặc che giấu sự thật.

Để cụ thể hơn,Bộ Tài chính cũng hoàn tất dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Theo đó, sẽ tăng mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm. Cụ thể như các hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký chào bán, hồ sơ phát hành chứng khoán, mức phạt tiền tối đa sẽ là 100 triệu đồng.

Bộ Tài chính đã cụ thể hoá các lỗi vi phạm sẽ bị xử lý hành chính như vi phạm quy định về thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng như: Sử dụng thông tin ngoài Bản cáo bạch hoặc thông tin sai lệch với thông tin trong Bản cáo bạch để thăm dò thị trường trước khi được phép thực hiện chào bán chứng khoán ra

85

công chúng; Thực hiện đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng trong khi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đang xem xét hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức đó.

Mức phạt tiền đối với vi phạm này sẽ được tính trên cơ sở khoản thu trái pháp luật từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Khoản thu trái pháp luật là khoản tiền chênh lệch giữa tổng số tiền thu được từ đợt chào bán và tổng giá trị tính theo giá trị sổ sách của số cổ phần đã chào bán tại thời điểm chào bán.

Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm, dự thảo quy định rất máy móc như: là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tiền phạt tối thiểu và mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

Đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì xem xét giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.

Theo quy định của Bộ Tài chính, đối với các tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính nhưng cố tình không thực hiện, cơ quan có thẩm quyền phải thực

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam (Trang 63)