7. Kết cấu luận văn
3.2.4 Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư
Pháp luật Việt Nam quy định quyền tự do kinh doanh như là một nguyên tắc hiến định, đồng thời bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của các chủ thể, tạo điều kiện phát huy năng lực của mọi cá nhân. Để đáp ứng những yêu cầu đó đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ để bảo vệ các quyền lợi ích chính đáng cho NĐT chứng khoán và cũng là phương thức củng cố niềm tin và trật tự cho hoạt động của TTCK. Đó là:
Một là, để bảo vệ quyền lợi NĐT không chỉ là hoàn thiện những quy định của pháp luật, mà vấn đề đặt lên hàng đầu là xây dựng cơ chế tự kiểm soát trên cơ
102
sở nâng cao khả năng nhận thức thị trường và năng lực, kỹ thuật đầu tư của NĐT, có như vậy NĐT mới có khả năng tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị xâm hại đến quyền, lợi ích của mình. NĐT cá nhân trong nước trình độ còn non kém, đầu tư còn mang tính “bầy đàn”, nên thường dẫn đến thất bại, gây tâm lý chán nản, do vậy cần có phương thức tuyên truyền, phổ biến nhằm năng cao khả năng nhận thức và tiếp cận các thông tin cho các NĐT thông qua các tổ chức hỗ trợ, các hiệp hội.
Hai là, phải xây dựng các quy phạm pháp luật hoàn chỉnh ghi nhận quyền lợi của NĐT cũng như trách nhiệm, chế tài xử phạt và mức bồi thường cụ thể, nhằm bảo vệ quyền mua và bán chứng khoán của NĐT cá nhân, đảm bảo thứ tự ưu tiên trong các lệnh đặt mua, đặt bán và khả năng thanh toán từ phía các CTCK; phải có cơ chế công bố thông tin kịp thời, công khai, chính xác, minh bạch và đáng tin cậy. Việc công khai thông tin về công ty có cổ phiếu, trái phiếu đang giao dịch trên TTCK sẽ giúp NĐT lựa chọn, quyết định mua bán và sẽ tạo sự cạnh tranh hiệu quả, ngăn ngừa hành vi kiếm lời không chính đáng.
Luật Chứng khoán đã có quy định chống việc vi phạm công khai thông tin về công ty có cổ phiếu, trái phiếu đang giao dịch trên TTCK. Luật cũng nêu rõ các loại hình công khai thông tin, thời hạn công khai thông tin, thời hạn đính chính các thông tin cũng như cơ chế bồi thường cụ thể khi công bố thông tin sai lệch, có biện pháp và mức xử phạt rõ ràng để bảo vệ quyền lợi cho NĐT
Ba là, cần thành lập quỹ và công ty bảo vệ NĐT. Có ý kiến cho rằng, hiện nay, nhiều CTCK không có cơ chế quản trị rủi ro hiệu quả để bảo vệ mình và NĐT. Nếu các công ty này sụp đổ, vỡ nợ hay khi NĐT bị lừa, bị chiếm dụng vốn, thì sẽ không có người đứng ra bồi thường cho họ. Việt Nam hiện chưa có một tổ chức nào làm việc này. Trong khi nhiều TTCK phát triển như Mỹ, Hồng Kông, Đài Loan... thì mô hình quỹ và công ty bảo vệ NĐT đã hoạt động rất thành công. Cụ thể, mô hình này tại Mỹ là Công ty bảo vệ NĐT chứng khoán (SIPC), trong khi tại Đài Loan là Trung tâm bảo vệ NĐT chứng khoán (SFIPC) và tại Hồng Kông là Công ty đền bù NĐT (ICC). Cơ chế bảo vệ NĐT được các mô hình này xây dựng dựa trên các yếu tố cơ bản là: Có quy định pháp luật cụ thể trong việc lập và điều hành quỹ
103
đền bù, bảo vệ NĐT; có một cơ quan công cộng đóng vai trò quản trị và điều hành quỹ; có một cơ chế khởi kiện và tranh tụng tập thể, qua đó, một tổ chức có thể được ủy nhiệm từ trước bởi các thành viên để chủ động đi kiện và tiến hành các biện pháp tố tụng khi có đủ các điều kiện cần thiết. Các công ty, tổ chức, hiệp hội bảo vệ NĐT trong cơ chế này là tổ chức xã hội hoặc thuộc Chính phủ, hoạt động phi lợi nhuận và có nguồn quỹ để bảo vệ NĐT. Quỹ này do các thành viên là những tổ chức tham gia thị trường đóng góp và hỗ trợ tài chính từ phía Nhà nước…
Từ kinh nghiệm của các nước, cũng như thực tiễn hoạt động của TTCK Việt Nam cho thấy, cần sớm ban hành quy định pháp luật để bảo vệ NĐT, đặc biệt là NĐT cá nhân trong đó cho phép thành lập quỹ và công ty bảo vệ NĐT là một lựa chọn khả thi.
Bốn là, phải nâng cao chất lượng quản lý và giám sát thị trường. Việc năng cao năng lực quản lý và giám sát thị trường sẽ tạo nên một trật tự trong hoạt động kinh doanh chứng khoán. Tính minh bạch trong việc công khai hóa thông tin hiện nay còn rất thấp, do vậy, cần đảm bảo sự công khai minh bạch, cũng như có những biện pháp xử lý kịp thời ngăn chặn khi có hành vi vi phạm xảy ra.
Năm là, những hạn chế về cơ sở hạ tầng của TTCK phần nào cản trở hoạt động đầu tư chứng khoán cũng như việc tiếp cận các thông tin của NĐT, do đó cần có cơ chế để thúc đẩy và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cho TTCK.
Như vậy, việc bảo vệ quyền lợi NĐT không chỉ thông qua các quy định của pháp luật mà đòi hỏi phải có cơ chế giám sát, thực thi hiệu quả và các NĐT phải tự bảo vệ cho chính quyền lợi của mình.