Cụ thể hóa nội dung thông tin công bố

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam (Trang 104 - 106)

7. Kết cấu luận văn

3.2.3 Cụ thể hóa nội dung thông tin công bố

Bên cạnh nhưng ưu điểm nổi trội của chế độ công bố thông tin ghi nhận trong Luật Chứng khoán, cần tiếp tục xác định nội dung công bố thông tin, trình tự, thời gian công bố, đối tượng phải thực hiện công bố thông tin...Quy định tốt những vấn đề này việc kiểm tra, giám sát, tuân thủ pháp luật của các chủ thể mới có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện.

Ngoài đề xuất trên, tôi cho rằng một số vấn đề công bố thông tin cần được tiếp tục xem xét, quy định để đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư. Đó có thể là việc xác định loại thông tin không chính thức (là gì, mục đích nào khi đưa ra các loại thông tin này, có thể là những loại tin nào...). Thực tế cho thấy nhiều thông tin không chính thức về mặt luật pháp nhưng lại quan trọng trong thực tế, vậy quyền lợi của nhà đầu tư có đảm bảo không?pháp luật có cần điều chỉnh đối với các loại thông tin này hay không và nếu điều chỉnh thì điều chỉnh ở mức độ nào là phù hợp? Hoặc đối với việc đính chính, sửa, cập nhập thông tin; việc đính chính đối với các tin đồn như thế nào là đúng pháp luật và bảo vệ lợi ích của người đầu tư cũng cần

100

tiếp tục làm rõ. Nếu lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư không đảm bảo, khả năng thu hút đầu tư vào thị trường cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Để xử lý các vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, Chính phủ đã ban hành Nghị định 85/2010/NĐ – CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng chế tài này chưa sát thực tế, thiếu sức nặng và tính răn đe. Để minh bạch, điều đầu tiên là phải có chuẩn mực về sự minh bạch và sau đó là phải có chế tài cho sự minh bạch. Các chế tài về vi phạm công bố thông tin chủ yếu là phạt hành chính nên chưa đủ sức răn đe. Nên chăng nếu chúng ta áp dụng cả chế tài rút giấy phép hoạt động, chắc chắn tất cả các pháp nhân trên thị trường sẽ ngay lập tức phải kiểm soát sự minh bạch trong hoạt động của chính mình, vì với doanh nghiệp, rút giấy phép đồng nghĩa với phá sản.

Ngoài ra cần phải nâng cao tính minh bạch của thị trường chứng khoán bằng cách: - Đảm bảo quyền được tiếp cận thông tin của nhà đầu tư. Cơ quan thống kê, phân tích công bố các báo cáo không phải là cho Chính phủ mà là cho thị trường. Thông tin được công bố có thể miễn phí, có thể phải mua, nhưng nhà đầu tư phải được quyền tiếp cận chúng.

- Cần công bố thông tin nhanh chóng, chính xác tới nhà đầu tư, tránh trường hợp các luồng thông tin bị sai lệch. Hiện nay, các nhà đầu tư chủ yếu tiếp cận thông tin doanh nghiệp qua các hình thức văn bản, cần xây dựng hệ thống công bố thông tin số hóa trên thị trường chứng khoán bằng cách xây dựng hệ thống kết nối giữa sở giao dịch chứng khoán và các tổ chức niêm yết chứng khoán, các công ty chứng khoán để mọi đối tượng quan tâm đều có thể tiếp cận dễ dàng.

- Xây dựng cơ chế giám sát thông tin. Hiện nay ở Việt Nam, hầu như không có một cơ quan nào giám sát và đảm bảo chất lượng của các thông tin công bố trên thị trường chứng khoán. Với tình hình hiện nay, rò rỉ thông tin là một điều không tránh khỏi nhưng trong đó có một số thông tin không chính xác. Do các nhà đầu tư ởnước ta đa phần là nhà đầu tư không chuyên nghiệp, họ rất dễ bị giao động bởi các tin đồn. Từ đó, giá chứng khoán bị biến động mạnh. Trong những trường hợp này

101

thì ai là người được lợi? Ai là người tung ra tin đồn? Tất cả đều không được kiểm soát và giá cổ phiếu bị tác động bởi nhân tố con người rất nhiều.

Tham khảo hệ thống thông tin của thị trường chứng khoán Mỹ được Uỷ ban chứng khoán Mỹ quản lý, giám sát dựa trên một bộ khung pháp luật công bằng, nghiêm minh và minh bạch có thể thấy yếu tố quản lý chuyên nghiệp và kiếm soát thông tin chặt chẽ đã giúp thị trường chứng khoán Mỹ (tuy ra đời sau một số thị trường chứng khoán ở châu Âu) vươn lên vị trí dẫn đầu. Một điều rất đáng quan tâm ở thị trường này đó là sự xuất hiện của các Công ty bảo vệ người đầu tư. Những công ty này có khả năng giúp các nhà đầu tư có sức mạnh chống lại các hành vi công bố các thông tin sai trái, thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng đi theo mô hình của thị trường chứng khoán Mỹ với việc thành lập Uỷ ban chứng khoán Nhà nước Trung Quốc ( năm 1992) nhằm thẩm tra tính chính xác và minh bạch đối với những thông tin được công bố chính thức trên thị trường chứng khoán. Hiện nay, thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng trở thành một thị trường có uy tín và sức mạnh ở quy mô toàn cầu.

Qua hai ví dụ trên có thể khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán luôn đi cùng với sự minh bạch và rõ ràng trong việc công bố thông tin đến các nhà đầu tư. Đây là tiền đề để chuyển từ mô hình quản lý chất lượng sang quản lý theo mô hình công bố thông tin hợp với xu thế chung của thế giới hiện nay.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam (Trang 104 - 106)