7. Kết cấu luận văn
3.1.3 Khắc phục những bất cập của pháp luật chào bán cổ phiếu ra công
của ngân hàng thương mại cổ phần.
Trên cơ sở các nội dung đã trình bày ở chương 1 và chương 2 của luận văn, có thể thấy hiện nay tuy chúng ta đã xây dựng được một hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP nhưng vẫn còn không ít các bất cập giữa các văn bản, chồng chéo giữa pháp luật và thực tiễn áp dụng.
Đó là bất cập về điều kiện thực hiện chào bán. Tuy các quy định về điều kiện chào bán khá cụ thể nhưng không đầy đủ, chưa có cơ chế kiểm soát báo cáo tài chính của ngân hàng phát hành. Đối với hoạt động IPO, việc quy định và kiểm soát chặt chẽ chế độ tài chính, chế độ báo cáo ngay từ thời điểm đầu tiên này có ý nghĩa rất quan trọng góp phần xây dựng TTCK minh bạch. Từ giai đoạn 2001 đến 2006 Bộ Tài chính đã ban hành 30 chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và các thông tư
96
hướng dẫn. Các VAS được dịch từ chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) nhưng có sửa đổi nên đôi khi mất đi tính nhất quán của hệ thống. IAS đưa ra các định nghĩa, phương pháp làm, cách trình bày và những thông tin bắt buộc trong báo cáo tài chính nhưng không đưa ra các biểu mẫu bắt buộc các công ty phải tuân theo. Chế độ kế toán Việt Nam không những đưa ra một hệ thống tài khoản kế toán thống nhất mà còn đưa ra biểu mẫu báo cáo tài chính bắt buộc cho mọi doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lãi xuất cơ bản của mỗi cổ phiếu (EPS) chưa được tính đúng. Theo VAS 30, Thông tư số 21/2006/TT – BTC hướng dẫn VAS 30 và IAS 33, EPS cơ bản được tính bằng chia tổng lãi (lỗ) thuần thuộc các cổ đông phổ thông cho số bình quân tham gia quyền cổ phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ. VAS 30 không đề cập đến việc điều chỉnh giảm các khoản lãi không dành cho cổ đông phổ thông như quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi dành cho nhân viên. Theo IAS những khoản này là các khoản chi phí để trừ khỏi lãi dành cho cổ đông phổ thông [43]. Sau một năm hoạt động có lãi công ty dành 5-15% tổng lãi thuần sau thuế để chi cho nhân viên dưới hình thức lập các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi xã hội. Như vậy có thể thấy lợi nhuận của báo cáo tài chính lập theo chế độ kiểm toán của Việt Nam sẽ cao hơn rất nhiều so với báo cáo lập theo chuẩn mực quốc tế.
Bên cạnh đó thủ tục tiến hành chào bán còn phức tạp. Lấy trường hợp IPO của Vietcombank làm ví dụ tiêu biểu. VCB được đánh giá là NHTM Nhà nước có chất lượng tốt nhất so với các NHTM Nhà nước khác ở Việt Nam. Đợt IPO của VCB khá thành công với tổng lượng cổ phiếu chào bán phiên đầu tiên đạt 97,5 triệu tương đương 6,5% vốn điều lệ, có 9473 nhà đầu tư tham gia với lượng đặt mua là 122217200 cổ phiếu, giá trúng thầu trung bình đạt 107.860 đồng/cổ phiếu. Tuy vậy nhiều nhà phân tích vẫn day dứt về những bất cập từ đợt IPO này. Theo tác giả Phong Lan trên Tạp chí Đầu tư chứng khoán thì việc IPO quá cao sẽ không đánh giá được bản chất giá trị thực sự của cổ phiếu.Do vậy giá giao dịch trên thị trường nhanh chóng giảm từ mức hơn 107.000 đồng/cổ phiếu xuống còn 50.000 đến 60.000 đồng/cổ phiếu. Điều này phản ánh tình trạng thị trường bong bong ở nước ta. Không chỉ có vậy, IPO còn gắn viền với việc thay đổi quyền sở hữu của cổ đông
97
trong công ty. Vietcombank có khoảng 15500 nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu thông qua IPO bao gồm nhà đầu tư nhỏ lẻ, cán bộ nhân viên mua cổ phần ưu đãi…nhưng chiếm chưa đến 10% vốn điều lệ. Nhà nước vẫn nắm giữ hơn 90% vốn theo điều lệ của VCB có quyền triệu tập họp HĐQT, thông qua nội dung họp ĐHĐCĐ trong khi 15500 nhà đầu tư kia chỉ có thể “ngồi nhìn và làm theo”. Đó là bào toán lớn về “hậu IPO” mà nhiều doanh nghiệp chưa giải quyết được [17, tr.14].
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thƣơng mại cổ phần ở Việt Nam.