7. Kết cấu luận văn
3.1.1 Phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và chiến lược
triển thị trường chứng khoán
Việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về chào bán cổ phiếu nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung luôn là một trong số những mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta. Trong những năm vừa qua, việc Đảng và Chính phủ Việt Nam quyết tâm theo đuổi đường lối đổi mới nền kinh tế đất nước theo hướng phát triển một nền kinh tế thị trường có sự điều tiết và quản lý của Nhà nước đã được thực tế chứng minh là một chủ trương sáng suốt, phù hợp với quy luật phát triển chung của thời đại và bước đầu mang lại những thành quả hết sức to lớn cho công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, để có thể tạo lập được một nền kinh tế thị trường phát triển như mong muốn trên cơ sở những tồn tại lạc hậu, thấp kém của Việt Nam hiện nay thì quả là một điều hết sức khó khăn và có nhiều thách thức đặt ra đòi hỏi chúng ta phải giải quyết. Một trong những thách thức đó là đòi hỏi chúng ta phải giải quyết nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. Trong sự hình thành và phát triển đồng bộ của cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay thì việc tạo lập một thị trường vốn mới đã trở thành một đòi hỏi cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Do đó trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội Đảng VIII đã có đoạn mang tính định hướng là:“Phát triển thị trường vốn bằng nhiều hình thức thu hút
tiền gửi trung và dài hạn qua ngân hàng và qua các công ty tài chính để cho vay đầu tư phát triển. Mở rộng việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu và xúc tiến việc thành lập thị trường chứng khoán đồng thời đảm bảo cho sự hoạt động lành mạnh của thị trường này”. Đây có thể đánh giá là một quan điểm hết sức đúng đắn của
Đảng về chính sách tài chính tín dụng nói chung cũng như chính sách huy động vốn nói riêng. Quan điểm này một lần nữa tiếp tục khẳng định tại Đại hội Đảng lần thứ
93
IX và cho tới thời điểm hiện nay khi mà TTCK đã ra đời và đi vào hoạt động được một thời gian và đang phát huy tác dụng của mình thì có thể khẳng định rằng: Việc tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về chứng khoán và TTCK cũng như hoạt động chào bán cổ phiếu của NHTMCP nói riêng chính là điều kiện để thực hiện tốt hơn chính sách huy động vốn quốc gia và góp phần vào việc thực hiện thành công đường lối chung của Đảng, Nhà nước về phát triển nền kinh tế đất nước.
Với hơn 10 năm hoạt động, TTCK Việt Nam vẫn chưa thật có bước phát triển bền vững. Nhìn vào chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2011 – 2020, nhiều mục tiêu lớn được đặt ra, song cái cần thiết nhất lúc này lại chính là việc cần ban hành ngay những sản phẩm thiết yếu và một khung pháp lý sát với hoạt động của thị trường cho nhà đầu tư.
Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 đặt mục tiêu phát triển về quy mô chất lượng hoạt động cho TTCK, duy trì trật tự, an toàn thị trường, mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập...
Một nội dung nữa cần được nhấn mạnh là đảm bảo tính công khai, minh bạch của thị trường, khuyến khích các chủ thể tham gia, gắn TTCK với phát triển thị trường tiền tệ, bảo hiểm. Quy mô vốn hóa thị trường vào năm 2015 dự kiến 65 – 70% GDP, năm 2020 dự kiến 90 – 100% GDP.
Thành tố quan trọng nhất của thị trường là các nhà đầu tư, bản đề án đặt ra mục tiêu phát triển các quỹ đầu tư, công ty đầu tư theo hướng đa dạng hóa các loại hình quỹ, thành lập các tổ chức phụ trợ (định mức tín nhiệm, đăng kí chuyển nhượng, thanh toán). Phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, ngân hàng, tài chính – chứng khoán, bảo hiểm, quỹ đầu tư hưu trí, đi đôi với chuyên nghiệp hóa các nhà đầu tư cá thể...
Để thực hiện những giải pháp trên, Nhà nước sẽ có chính sách khuyến khích về thuế, phí, lệ phí với nhà đầu tư, công ty niêm yết, công ty chứng khoán,nâng tỉ lệ sở hữu nước ngoài gắn với lộ trình cam kết.
Nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức tự quản, hiện đại hóa và tăng cường năng lực hệ thống công nghệ tại các Sở giao dịch, Trung tâm lưu kí chứng
94