Những vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về chào bán cổ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam (Trang 91 - 97)

7. Kết cấu luận văn

2.6 Những vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về chào bán cổ

Thực trạng pháp luật Việt Nam về hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP rất đa dạng và phức tạp. Có nhiều văn bản khác nhau cùng điều chỉnh hoạt động này nhưng hiệu lực pháp lý không cao, phần lớn là văn bản dưới luật. Nhiều cơ quan có thẩm quyền quản lý nhưng chưa có một cơ quan chuyên trách thực hiện quản lý chung nên ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động này. Hơn nữa, trong mỗi văn bản điều chỉnh hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHMTCP tồn tại nhiều bất cập cần được sửa đổi, bổ sung.

87

Thứ nhất, là quy định về bản cáo bạch, báo cáo tài chính là một trong những

căn cứ để nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư. Nhưng làm thế nào để kiểm chứng được thông tin mà ngân hàng công bố trong bản cáo bạch khi chào bán cổ phiếu ra công chúng là chính xác khi mà hiện nay chưa có quy định nào buộc ngân hàng phải chứng thực cho các thông tin trong bản cáo bạch. Do vậy, để nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các ngân hàng phát hành đối với các thông tin trong bản cáo bạch, để bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các nhà đầu tư pháp luật cần đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá tính tính trung thực của bản cáo bạch cũng như các thông tin liên quan đến tài chính.

Quy định không cho phép có ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán của các tổ chức tín dụng khiến những khoản mục, công ty kiểm toán và các ngân hàng không thể thống nhất được cách hạch toán, nhưng kiểm toán vẫn phải chấp nhận và không để ngoại trừ. Đây cũng là lý do khiến NĐT bên ngoài vẫn chỉ thấy một bức tranh đẹp, bất chấp những nguy cơ thâm hụt tài chính đang hiện hữu của nhiều ngân hàng. Mọi chuyện xuất phát bởi quy định tại Khoản 3 Điều 42 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 và Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 39/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của NHNN Quy định về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng,chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Tổ chức tín dụng phải thực hiện kiểm toán độc lập lại trong trường hợp báo cáo kiểm toán có ý kiến ngoại trừ của tổ chức kiểm toán độc lập.

Ở khía cạnh tích cực, quy định này sẽ buộc các tổ chức tín dụng chấp hành nghiêm chỉnh quy định chế độ hạch toán, kế toán để khi kiểm toán vào cuộc, báo cáo tài chính sau kiểm toán phải thực sự “sạch”. Nhưng trên thực tế thì không phải tổ chức tín dụng nào cũng sạch như vậy. Các công ty kiểm toán chỉ là đơn vị cung cấp dịch vụ và nếu không thích, ngân hàng có thể thay thế bằng một đơn vị kiểm toán khác. Trong không ít trường hợp, báo cáo tài chính lập ra với các khoản mục tài sản, kết quả kinh doanh… thể hiện rõ ý chí, mong muốn của các ông chủ, người điều hành tổ chức tín dụng. Nhiệm vụ của kiểm toán trong các trường hợp này là hỗ trợ tổ chức tín dụng làm báo cáo tài chính chuẩn trong phạm vi chấp nhận được của các ông chủ, chứ không phải là tuân thủ tuyệt đối các quy định kiểm toán. Điều này

88

có nghĩa, nếu chẳng may báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng phát sinh những khoản mà kiểm toán không thể truy đến cùng thực trạng tài sản đó ra sao, nhưng cũng không thể đàm phán với tổ chức tín dụng về cách hạch toán nào khác phù hợp hơn, thì cuối cùng vẫn phải chấp nhận cho qua.

Thứ hai, hiện nay nếu có tình trạng các công ty kiểm toán hoặc kiểm toán

viên và ngân hàng chào bán cổ phiếu ra công chúng vì mục đích lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế thông đồng với nhau để đưa ra những thông tin gian lận gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Những hành vi này gây hậu quả rất lớn không chỉ đối với các nhà đầu tư mà còn đối với thị trường cổ phiếu. Tuy nhiên các hình thức xử lý đối với hành vi nêu trên được quy định trong luật chứng khoán là chưa đủ sức răn đe. Để nâng cao tính răn đe, tăng cường tính giáo dục đối với các chủ thể vi phạm, pháp luật cần bổ sung các quy định về xử lý hình sự đối với các loại vi phạm này.

Thứ ba, quy định chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP phải hoạt

động kinh doanh có lãi tại năm liền trước năm đăng kí chào bán là không phù hợp với thực tế. Vì hoạt động của TCTD mang tính chất đặc thù cao, nhu cầu tăng vốn nhiều khi không phải vì mục tiêu mở rộng hoạt động, mà có khi do các yếu tố phát sinh từ bên ngoài làm thay đổi cơ cấu tài sản, cơ cấu vốn đã buộc TCTD cần phải tăng vốn vì mục tiêu đảm bảo an toàn của hoạt động cho TCTD đó, cũng như bảo đảm an toàn hoạt động cho cả hệ thống ngân hàng và cho nền kinh tế nói chung. Và lãi, lỗ của TCTD trong vòng một năm cũng không phản ánh một cách rõ thực chất chất lượng hoạt động của TCTD đó vào thời điểm đó. Nhiều trường hợp TCTD năm nay có lãi rất lớn, nhưng sang năm có thể bị thua lỗ hoặc ngược lại. Thực tế, năm TCTD bị lỗ không hẳn là do rơi vào tình trạng nguy kịch hoặc bị kiểm soát đặc biệt, mà do sự biến động của nền kinh tế nói chung, thị trường tài chính, tiền tệ nói riêng, nên TCTD phải trích lập dự phòng rủi ro, dẫn đến thua lỗ. Các cơ quan quản lý Nhà nước không phải chờ đến khi TCTD phát hành cổ phiếu ra công chúng mới giám sát mà phải giám sát hoạt động của TCTD đó hàng ngày và bảo vệ lợi ích không phải chỉ có nhà đầu tư và cổ phiếu, mà bảo vệ lợi ích của cả người gửi tiền. Nếu buộc TCTD phải đáp ứng tất cả các điều kiện mới được phát hành cổ phiếu ra công

89

chúng như những doanh nghiệp khác, thì sẽ có không ít TCTD bắt buộc phải sáp nhập. Điều này, nếu xảy ra, sẽ gây ra rất nhiều phức tạp, khó khăn cho hệ thống ngân hàng, bởi các ngân hàng có mối liên quan mật thiết với nhau. Từ đó nên có điều khoản loại trừ theo hướng: “Trừ trường hợp TCTD phát hành cổ phiếu để tăng

vốn nhằm bảo đảm mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ hoặc tăng vốn điều lệ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền”

Thứ tư, thời gian hồ sơ đăng kí chào bán cổ phiếu được chấp nhận kéo dài (khoảng 2 tháng) làm các ngân hàng rất thiệt hại vì không đáp ứng được nhu cầu tăng tiềm lực tài chính và năng lực cạnh tranh, không thể mở rộng quy mô cho vay... Các cổ đông và nhà đầu tư cũng là những người chịu thiệt hại do giá cổ phiếu của các ngân hàng liên tục bị giảm vì phải chờ đợi quá lâu về thời điểm chốt danh sách cổ đông và thực hiện quyền mua thêm cổ phiếu. Sẽ không có gì đáng bàn nếu như những thủ tục đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng được hướng dẫn công khai, minh bạch. Điều mà các NHTMCP thấy khó khăn, phức tạp nhất là sửa đổi, bổ sung hồ sơ, đặc biệt là bản cáo bạch theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán khi không có hướng dẫn rõ ràng, cụ thể bằng văn bản. Việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung cũng không làm một lần mà cứ nay yêu cầu điều này, vài ngày sau lại yêu cầu điều khác.

Thứ năm, không giống các công ty đại chúng khác, trước khi làm hồ sơ, các

tổ chức tín dụng đã phải được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ trên cơ sở kiểm tra các điều kiện rất chặt chẽ. Văn bản chấp thuận tăng vốn điều lệ của NHNN là tài liệu bắt buộc kèm theo hồ sơ đăng ký gửi UBCK. Nếu xét về ý nghĩa pháp lý, giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công và việc cấp giấy chứng nhận của UBCK là nghĩa vụ của Nhà nước bảo hộ quyền chào bán cổ phiếu của công ty đại chúng chứ không phải là sự cho phép của cơ quan quản lý. Vì vậy, nhiều tổ chức tín dụng đề nghị NHNN và UBCK phối hợp để xem xét, hướng dẫn rõ ràng, hợp lý hơn về trình tự, thủ tục thực hiện tăng vốn điều lệ và đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức tín dụng, không nên để các tổ chức tín dụng phải trình những hồ sơ rất phức tạp và với thời gian quá dài như hiện nay.

90

Thứ sáu, Luật Chứng khoán hiện nay chỉ quy định, các NHTMCP khi tiến

hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) phải có một tổ chức tài chính tư vấn, chứ không bắt buộc phải có một đơn vị bảo lãnh cho đợt phát hành đó. Nên chăng phải có bảo lãnh phát hành thì NĐT sẽ an tâm hơn, bởi giá cổ phiếu đó đã được bảo chứng và ở một chừng mực nào đó sẽ trở nên chuẩn hơn; tình trạng IPO không thành công và phát hành cổ phiếu phải chào bán lại, chào bán lần hai sẽ không xảy ra.

Thứ bảy, quy định về xử phạt hành chính và hình sự còn hạn chế (hình phạt

quá nhẹ không đủ sức răn đe) và thủ tục từ phía cơ quan quản lý nhà nước tuy đã được cải tiến, nhưng vẫn còn rườm rà. Do vậy, tuy ít có trường hợp NHTMCP chào bán cổ phiếu ra công chúng bị xử phạt nhưng với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay sẽ có ngày càng nhiều trường hợp ngân hàng cố tình vi phạm để thực hiện việc chào bán cổ phiếu ra công chúng khi chưa đáp ứng đủ điều kiện. Khi đó các NHTMCP có thể lựa chọn hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không đăng ký và sẵn sàng chịu phạt.

Như vậy, nguyên nhân chính của tất cả những bất cập trên là khung pháp lý chưa đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động thực sự công bằng, minh bạch cũng như chưa đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư; thị trường hoạt động trong điều kiện chưa đủ các quy định về chống gian lận trong khâu phát hành đến giao dịch chứng khoán; chưa đủ các quy định về bảo lãnh phát hành,... Dễ nhận thấy, các quy định pháp luật cho hoạt động chào bán cổ phiếu của NHTMCP ở Việt Nam trong thời gian qua còn thiếu hụt đáng kể so với tốc độ tăng quy mô hoạt động này tại các ngân hàng. Các chế tài xử phạt chưa đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, tính răn đe đối với các trường hợp gian lận chứng khoán, chậm công bố thông tin. Theo Ngân hàng thế giới (WB), hiện tại cơ chế bảo vệ nhà đầu tư ở Việt Nam là điểm còn khá yếu và quan ngại (WB, 2011).

91

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Như vậy, cùng với quá trình phát triển kinh tế, hoạt động phát hành chứng khoán nói chung và hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP ở Việt Nam nói riêng đã trở nên vô cùng quan trọng. Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP ở Việt Nam hiện nay đã đang được nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện và biện chứng. Pháp luật về vấn đề này đã có những quy định làm cơ sở cho hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP trong thực tế. Tuy nhiên để cho hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP được hoạt động trôi chảy và hiệu quả thì hệ thống các quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng nói chung và chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP nói riêng cần được sửa đổi, bổ sung nhiều hơn nữa. Trên cơ sở nội dung các vấn đề đặt ra của pháp luật về phát hành chứng khoán ra công chúng nói chung và chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP nói riêng, cũng như yêu cầu đòi hỏi hoàn thiện pháp luật về thị trường chứng khoán, tôi đã đưa ra một số phương hướng và giải pháp cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP ở Việt Nam hiện nay. Hy vọng rằng trong thời gian tới, cùng với quá trình sửa đổi, bổ sung một cách hợp lý thì khung pháp lý về hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP ở Việt Nam sẽ thực sự phát huy hết được tác dụng điều chỉnh của mình trong việc tạo lập ra một kênh huy động vốn hữu hiệu đóng góp cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

92

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

3.1 Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thƣơng mại cổ phần ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)