7. Kết cấu luận văn
3.2.6 Tăng mức xử phạt vi phạm đối với hoạt động chào bán cổ phiếu ra
chúng.
Các tổ chức quốc tế luôn khuyến nghị các quốc gia thành viên trong việc tổ chức, quản lý thị trường: Phải trao cho cơ quan quản lý thị trường đủ thầm quyền trong quá trình giám sát, kiểm tra, thanh tra và hoạt động cưỡng chế thực thi đầy đủ. Đề xuất này của tôi không nằm ngoài mục đích thu hút nhà đầu tư tham gia thị trường. Chỉ khi các quy định nghiêm ngặt trên thị trường được thực hiện đầy đủ và có chế tài đủ mạnh, có cơ chế xử lý tức thì và nghiêm khắc đối với các đối tượng vi phạm, hoạt động trên thị trường mới ổn định và quyền lợi các nhà đầu tư, đặc biệt các nhà đầu tư không có tổ chức mới được bảo vệ, từ đó tạo ra sức hút đầu tư. Để làm được điều này, luật Chứng khoán các quốc gia thường quy định vị trí pháp lý độc lập cho UBCKNN cùng với quyền năng đầy đủ (đặc biệt là quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật), quyền thanh tra, thậm chí điều tra các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán. Nên chăng nhà lập pháp Việt Nam cần tiếp tục xem xét vấn đề này.
Về việc tăng mức xử phạt vi phạm đối với hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng nên cụ thể hoá các lỗi vi phạm sẽ bị xử lý hành chính như: Sử dụng thông tin ngoài Bản cáo bạch hoặc thông tin sai lệch với thông tin trong Bản cáo
106
bạch để thăm dò thị trường trước khi được phép thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng; Thực hiện đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng trong khi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đang xem xét hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức đó.
Đối với các tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính nhưng cố tình không thực hiện, cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện ngay các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán bao gồm: Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập; khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng; Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá; kê biên chứng khoán có giá trị tương ứng với số tiền phạt; Thu tiền, tài sản chứng khoán của đối tượng bị cưỡng chế do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản...
Các hành vi vi phạm Luật Chứng khoán hiện nay chủ yếu bị xử lý bằng biện pháp hành chính theo đó mức phạt và hình phạt còn nhẹ không đủ sức ngăn chặn. Bộ Luật Hình sự được sửa đổi năm 2009 mới chỉ đưa ra được một số hình phạt cho 3 hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán nên tính hiệu quả chưa cao.
Trên đây là một số kiến nghị - giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP ở Việt Nam. Trong điều kiện hiện nay, việc xây dựng pháp luật cần phải được thực hiện phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế, trong đó có TTCK. Chính vì vậy cần xem xét, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan đến TTCK nói chung và chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP nói riêng nhằm tạo sự thống nhất đồng bộ, hợp lý trong hệ thống pháp luật liên quan đến chứng khoán và TTCK.
107
KẾT LUẬN
Hệ thống pháp luật là một trong những yếu tố khách quan tác động đến hoạt động chào bán chứng khoán nói chung và cháo bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP nói riêng. Khi hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ, hoàn thiện và đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho thị trường hoạt động ổn định, công bằng, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán, tạo niềm tin cho công chúng đầu tư. Từ đó tạo cơ sở cho sự phát triển của hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng. Ngược lại, sự phát triển chưa hoàn thiện của hệ thống văn bản pháp luật sẽ ngăn cản sự phát triển của hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP. Đặc biệt hoạt động chào bán cổ phiếu lại là một kênh huy động vốn hiệu quả đối với các NHTMCP để mở rộng kinh doanh, do vậy, hệ thống văn bản pháp luật phải có những quy định rõ ràng, chặt chẽ tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của các chủ thể phát hànhnày. Trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ thực trạng pháp luật hiện hành về chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP ở Việt Nam, luận văn đã đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này như: bổ sung phương thức chào bán cổ phiếu ra công chúng vào luật; yêu cầu quy định cụ thể hơn về hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng; thông tin phải công bố công khai, minh bạch; đặc biệt, quyền lợi nhà đầu tư là vấn đề thiết yếu cần quan tâm….Với những đề xuất này, tôi hi vọng luận văn sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP ở Việt Nam.
108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BIDV [trực tuyến], 2012, cập nhập ngày 25/12/2012[tham khảo ngày
07/03/2013], địa chỉ truy nhập: <http://bidv.com.vn/>
2. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 13/2007/QĐ-BTCngày 13 tháng 3 năm 2007 Ban hành Mẫu bản cáo bạch trong Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng và Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 204/2012/TT – BTC ngày 19/11/2012 của Bộ Tài chính Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2011), Thông tư 37/2011/TT – BTC ngày 16/03/2011 của Bộ Tài
chính Hướng dẫn thi hành Nghị định 85/2010/NĐ – CP ngày 02/08/2010 của Chính phủ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Hà Nội.
5. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 60/2004/TT- BTC ngày 18/06/2004 của Bộ Tài
chính hướng dẫn phát hành cổ phiếu ra công chúng, Hà Nội. (đã hết hiệu lực)
6. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 93/2005/TT – BTC ngày 21/10/2005 của Bộ
Tài chính Hướng dẫn sửa đổi thông tư 60/2004/TT – BTC ngày 18/06/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn phát hành cổ phiếu ra công chúng, Hà Nội. (đã hết
hiệu lực)
7. Chính phủ (2012), Nghị định số 58/2012/NĐ – CP ngày 20/07/2012 của Chính
phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật chứng khoán và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật chứng khoán, Hà Nội.
8. Chính phủ (2010), Nghị định số 85/2010/NĐ - CP ngày 02/08/2010 của Chính
phủ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Hà Nội.
9. Chính phủ (2006), Nghị định 141/2006/NĐ – CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ
109
10. Chính phủ (2011), Nghị định số 10/2011/NĐ – CP ngày 26/01/2011 của Chính
phủ Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 141/2006/NĐ – CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ Về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
11. Chính phủ (2011), Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ
Về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội.
12. Chính phủ (2009), Nghị định số 59/2009/NĐ – CP của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động của Ngân hàng thương mại, Hà Nội. (đã hết hiệu lực)
13. Chính phủ (2007), Nghị định 69/2007/NĐ – CP ngày 20/04/2007 của Chính phủ Về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam, Hà Nội.
14. Phan Thị Thành Dương (2008), “Nghiên cứu so sánh về pháp luật chào bán chứng khoán Nhật”, Đầu tư chứng khoán, 25(46), tr.36-37.
15. Hoàng Hải (2013), “Tổ chức tín dụng chào bán cổ phiếu ra công chúng”[trực tuyến], ndhmoney.vn, cập nhập ngày 23/01/2013[tham khảo ngày 25/4/203], địa chỉ truy nhập: <http://ndhmoney.vn/web/guest/s05/-/journal_content/to-chuc- tin-dung-chao-ban-co-phieu-ra-cong-chung-co-%C4%91uoc-%E2%80%9Cuu- ai%E2%80%9D>
16. TS. Bạch Đức Hiển (2009), Giáo trình Thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
17. Phong Lan (2007), “VCB – Day dứt chuyện IPO”, Đầu tư chứng khoán,16(5), tr.24 -25.
18. TS Đào Lê Minh (2002), Giáo trình Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và
thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. PGS.TS. Nguyễn Đặng Nam (2006), Phân tích và đầu tư chứng khoán, Nhà
xuất bản Tài chính, Hà Nội.
20. Ngân hàng nhà nước (2011), Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011
của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại
110
diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng, Hà Nội.
21. Ngân hàng nhà nước (2011), Thông tư số 24/2011/TT-NHNN ngày 31/08/2011của Ngân hàng Nhà nước Về việc thực thi phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội.
22. Ngân hàng nhà nước (2010), Thông tư 09/2010/TT – NHNN ngày 26/03/2010 quy định về việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại, Hà Nội.
23. Ngân hàng nhà nước (2009), Thông tư 16/2009/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà
nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng, Hà Nội.
24. Ngân hàng nhà nước (2008), Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24 tháng
03 năm 2008 của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng, Hà Nội.
25. Ngân hàng nhà nước (2004), Quyết định số 787/2004/QĐ – NHNN ngày 24/06/2004 của thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành Quy định tạm thời về việc Ngân hàng thương mại cổ phần đăng ký niêm yết và phát hành cổ phiếu ra công chúng, Hà Nội. (đã hết hiệu lực).
26. Phapluattp [trực tuyến], 2012, cập nhập ngày 25/06/2012[tham khảo ngày
28/01/2013], địa chỉ truy nhập:<http://phapluattp.vn>.
27. Tiên Phong (2007), “Chào bán cổ phiếu ngân hàng chậm vì thủ tục”[trực tuyến], Việt Báo, cập nhập ngày 08 tháng 05 năm 2007[tham khảo ngày
17/12/2012], địa chỉ truy nhập: <http://vietbao.vn/Kinh-te/Chao-ban-co-phieu- ngan-hang-cham-vi-thu-tuc/70085132/91/>.
111
28. Bùi Sưởng (2012), “Khối u ngân hàng bị bưng bít vì... Luật”[trực tuyến],
VINACORP, cập nhập ngày 17/10/2012[tham khảo ngày 10/02/2013], địa chỉ
truy cập:<http://www.vinacorp.vn/news/khoi-u-ngan-hang-bi-bung-bit-vi- luat/ct-534929>.
29. Quốc hội (2006),Luật Chứng khoán, Hà Nội.
30. Quốc hội (2010),Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Hà Nội. 31. Quốc hội (2010),Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.
32. Quốc hội (2010),Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội. 33. Quốc hội (2006),Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.
34. Quốc hội (2012), Luật Xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội.
35. Quốc hội (1999), Bộ Luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Hà Nội.
36. Quốc hội (2009), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hình sự, Hà Nội. 37. Tạp chí tài chính [trực tuyến], 2012, cập nhập ngày 20/10/2012[tham khảo
ngày 14/02/2013], địa chỉ truy cập: <http://www.tapchitaichinh.vn/Chung- khoan/66.tctc>
38. Minh Tâm (2012), “Vietinbank – những điều chưa biết”[trực tuyến], cafef.vn,
cập nhập ngày 12/09/2012[tham khảo ngày 30/01/2013], địa chỉ truy nhập: <http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/vietinbank-nhung-dieu-chua-biet-
20090724035649761ca34.chn>
39. Nguyễn Văn Thành (2009), “Thị trường giá lên và thị trường giá xuống”, Đầu
tư chứng khoán, 636(8), tr.12-14.
40. PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy (2011), Sách chuyên khảo Pháp luật về công ty chứng khoán ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
41. TS. Nguyễn Văn Tuyến (2008), Giáo trình Luật Chứng khoán, Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
42. Ủy ban chứng khoán (2006), Quyết định số 301/2006/QĐ-UBCK ngày 09 tháng
05 năm 2006 về việc ban hành Quy chế xét duyệt đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng, cấp phép niêm yết chứng khoán, Hà Nội.
112
43. Vinacorp [trực tuyến], 2011, cập nhập ngày 27/11/2011[tham khảo ngày
30/11/2012], địa chỉ truy nhập:< http://www.vinacorp.vn>
44. Vietcombank [trực tuyến],2011, cập nhập ngày 31/12/2011[tham khảo ngày 23/01/2013], địa chỉ truy nhập: <http://www.vietcombank.com.vn/>
45. Vietinbank [trực tuyến], 2012, cập nhập ngày 10/10/2012[tham khảo ngày
24/02/2013], địa chỉ truy nhập: