7. Kết cấu luận văn
2.5.2 Hình thức xử lý vi phạm
Hình thức xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chào bán cổ phiếu ra công chúng được Luật Chứng khoán các nước quy định cả xử phạt hành chính và hình sự. Hình thức xử lý bằng biện pháp hành chính đối với các lỗi vi phạm chưa nghiêm trọng đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và hình thức xử lý bằng biện pháp hình sự đối với các lỗi vi phạm nghiêm trọng phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Luật Chứng khoán của Mỹ quy định khung hình phạt tù cao nhất là 10 năm tù (trừ vụ Enron) và phạt tiên gấp 3 lần số tiền bất hợp pháp thu được (hoặc số thiệt hại tránh được), cao nhất tối đa là 2,5 triệu đôla. Luật Chứng khoán Nhật Bản Điều 197 quy định khung hình phạt chung đối với hành vi vi phạm pháp luật nhằm tác động tới giá chứng khoán và tạo ra một thị trường bất hợp pháp với hình phạt cao nhất là 3 năm tù và phạt tiền cao nhất là 3 triệu yên hoặc áp dụng cả hai hình phạt, Điều 198 quy định hình phạt đối với tội phát hành chứng khoán không đăng kí thì bị phạt không quá một năm hoặc bị phạt tiền không quá 1.000.000 yên hoặc áp dụng cả hai hình phạt.
Cũng như một số nước trên thế giới Việt Nam đã đưa ra cả hình thức xử phạt vi phạm hành chính và xử lý hình sự đối với hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, tuy nhiên,các chế tài về hình sự còn hạn chế, chưa đủ sức răn đe.
Như trong phần trên, xét tính chất và mức độ vi phạm, UBCK đã phạt tiền 50.000.000 đồng (Năm mươi triệu đồng chẵn) đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu do vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 03 năm 2007 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Còn đối với Navibank, như sau:
82
- Phạt tiền 70.000.000 đồng theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 Nghị định85/2010/NĐ-CP ngày 2/8/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định 85/2010/NĐ-CP);
- Phạt tiền 50.000.000 đồng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định 85/2010/NĐ-CP;
- Tổng cộng mức phạt tiền đối với Navibank là 120.000.000 đồng (Một trăm hai mươi triệu đồng).
Về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, Điều 119 Luật Chứng khoán qui định gồm: phạt cảnh cáo, phạt tiền, hình thức xử phạt bổ sung bao gồm: đình chỉ hoạt động; thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, chứng chỉ hành nghề chứng khoán; tịch thu toàn bộ các khoản thu từ việc thực hiện các hành vi vi phạm mà có và số chứng khoán được sử dụng để vi phạm. Ngoài ra còn phải phải thực hiện các biện pháp bao gồm buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật; buộc huỷ bỏ, cải chính những thông tin sai lệch, thông tin sai sự thật; buộc phải thu hồi số chứng khoán đã phát hành, hoàn trả tiền đặt cọc hoặc tiền mua chứng khoán cho nhà đầu tư.
Cụ thể hơn, Điều 121 Luật Chứng khoán quy định từng hình thức xử phạt cho từng hành vi vi phạm:
1. Tổ chức phát hành, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người khác có liên quan của tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức tư vấn phát hành, tổ chức kiểm toán được chấp thuận, người ký báo cáo kiểm toán và các tổ chức, cá nhân xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có sự giả mạo trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; đối với tổ chức phát hành thì bị thu hồi Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng, phải trả lại số tiền đã huy động được cộng thêm tiền lãi tiền gửi không kỳ hạn và phải nộp phạt từ một phần trăm đến năm phần trăm tổng số tiền đã huy động trái pháp luật.
83
2. Tổ chức phát hành, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người khác có liên quan của tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức tư vấn phát hành cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật, sử dụng thông tin ngoài Bản cáo bạch để thăm dò thị trường, phân phối chứng khoán không đúng với nội dung của đăng ký chào bán về loại chứng khoán, thời hạn phát hành và khối lượng tối thiểu theo quy định, thông báo phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng không đúng nội dung và thời gian theo quy định thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, bị đình chỉ hoặc hủy bỏ chào bán chứng khoán ra công chúng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện bảo lãnh có tổng giá trị chứng khoán vượt quá tỷ lệ quy định của pháp luật thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, bị đình chỉ hoạt động bảo lãnh phát hành.
3. Tổ chức phát hành thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưa có Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng thì bị đình chỉ chào bán chứng khoán ra công chúng, bị tịch thu các khoản thu trái pháp luật và phạt tiền từ một đến năm lần khoản thu trái pháp luật.
Tuy nhiên, Luật đã không nêu rõ mức tiền phạt trong mỗi hành vi vi phạm. Hiện nay, Nghị định 85/2010/NĐ – CP ban hành ngày 2/8/2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đã bổ sung mức xử phạt cụ thể cho từng hành vi vi phạm tại Điều 7 và Điều 8. Trong đó, mức nộp phạt nhẹ nhất là 50 triệu đồng và nặng nhất là 300 triệu đồng cho những hành vi vi phạm trong hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng.
Hiện nay, Bộ Tài chính đã đưa ra dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Trong đó, đối với hình thức phạt tiền, dự thảo quy định: Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là mức trung bình của khung tiền phạt đối với hành vi đó. Nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt. Nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt có thể
84
tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt. Đối với trường hợp vi phạm hành chính có cả tình tiết tăng nặng lẫn giảm nhẹ thì tuỳ theo tính chất, mức độ của các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà người có thẩm quyền quyết định áp dụng mức phạt cao hơn hoặc thấp hơn mức trung bình hoặc áp dụng mức trung bình của khung tiền phạt.
Mức tiền phạt tối đa trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân là 1.000.000.000 đồng, trừ mức phạt cụ thể được quy định tại các Khoản 1 và 3 Điều 121 Luật Chứng khoán, Khoản 1 Điều 124 Luật Chứng khoán.
Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức và phạt từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: lập, xác nhận hồ sơ đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng có thông tin sai lệch; không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định khi phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung quan trọng theo quy định phải có trong hồ sơ hoặc khi phát sinh những điều kiện mới ảnh hưởng đến nội dung của hồ sơ đã nộp.
Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với tổ chức và phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi lập, xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có thông tin cố ý làm sai sự thật hoặc che giấu sự thật.
Để cụ thể hơn,Bộ Tài chính cũng hoàn tất dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Theo đó, sẽ tăng mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm. Cụ thể như các hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký chào bán, hồ sơ phát hành chứng khoán, mức phạt tiền tối đa sẽ là 100 triệu đồng.
Bộ Tài chính đã cụ thể hoá các lỗi vi phạm sẽ bị xử lý hành chính như vi phạm quy định về thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng như: Sử dụng thông tin ngoài Bản cáo bạch hoặc thông tin sai lệch với thông tin trong Bản cáo bạch để thăm dò thị trường trước khi được phép thực hiện chào bán chứng khoán ra
85
công chúng; Thực hiện đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng trong khi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đang xem xét hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức đó.
Mức phạt tiền đối với vi phạm này sẽ được tính trên cơ sở khoản thu trái pháp luật từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Khoản thu trái pháp luật là khoản tiền chênh lệch giữa tổng số tiền thu được từ đợt chào bán và tổng giá trị tính theo giá trị sổ sách của số cổ phần đã chào bán tại thời điểm chào bán.
Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm, dự thảo quy định rất máy móc như: là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tiền phạt tối thiểu và mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì xem xét giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
Theo quy định của Bộ Tài chính, đối với các tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính nhưng cố tình không thực hiện, cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện ngay các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán bao gồm: Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập; Khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng; Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá; Kê biên chứng khoán có giá trị tương ứng với số tiền phạt; Thu tiền, tài sản chứng khoán của đối tượng bị cưỡng chế do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản...
Đặc biệt, dự thảo quy định: trong quá trình xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc trong trường hợp đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
86
Vừa qua, Luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã đưa ra chế tài áp dụng đối với một trong các hành vi vi phạm về chào bán chứng khoán ra công chúng tại Điều 181:
1. Người nào cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật liên quan đến việc chào bán chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Thu lợi bất chính lớn;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
NHTMCP cũng là một doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam nên những quy định pháp luật trên cũng được áp dụng khi ngân hàng thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng mà vi phạm pháp luật. Nhưng vì là một tổ chức kinh tế đặc thù nên trong tương lại, pháp luật cần có những quy định cụ thể và chuyên biệt riêng.
2.6 Những vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thƣơng mại cổ phần ở Việt Nam.