Kết quả hoạt động kiểm soátrủi ro tín dụng trong cho vay hộ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT việt nam chi nhánh huyện krông ANA, tỉnh đăk lắk (Trang 82 - 93)

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

2.3.3.Kết quả hoạt động kiểm soátrủi ro tín dụng trong cho vay hộ

kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk

Trong những năm qua, chi nhánh đã thực hiện các chính sách của ngân hàng, thông tƣ của ngân hàng nhà nƣớc và đã đạt đƣợc kết quả về hộ kinh doanh thông qua các chỉ tiêu:

a. Kết quả phản ánh quy mô kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

Nhóm kết quả phản ánh quy mô hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh đƣợc thể hiện:

* Tổng dƣ nợ cho vay hộ kinh doanh:

Bảng 2.3. Tình hình dư nợ cho vay hộ kinh doanh

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng dƣ nợ cho vay 221 242 250 1.Phân loại theo ngành

- Nông Nghiệp 200 90.50 215 88.84 221 88.40 - Thƣơng mại - dịch vụ 19 8.60 23 9.50 25 10.00

- Khác 2 0.90 4 1.65 4 1.60

2.Phân loại theo TSĐB

* TSĐB của ngƣời vay 197 89.14 217 89.67 223 89.20 * TSĐB của bên thứ ba 24 10.86 25 10.33 27 10.80

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp NHNo&PTNT VN – CN Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk)

Dƣ nợ cho vay hộ kinh doanh của chi nhánh có sự tăng nhẹ qua các năm và tăng ở mức độ vừa phải. Năm 2016 dƣ nợ cho vay hộ kinh doanh đạt

250 tỷ đồng. Đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy là do sự nỗ lực của toàn thể lãnh đạo và cán bộ chi nhánh. Dƣ nợ này tăng 8 tỷ so với năm 2015 và tăng 29 tỷ so với năm 2014. So với năm 2014, dƣ nợ cho vay hộ kinh doanh năm 2015 và 2016 tăng nhẹ qua các năm do sự cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn, khách hàng vay là hộ kinh doanh bị chia sẻ bớt.

Cơ cấu dƣ nợ cho vay hộ kinh doanh của chi nhánh theo ngành nghề qua các năm tƣơng đối ổn định không thay đổi nhiều. Trong cơ cấu dƣ nợ cho vay hộ kính doanh thì dƣ nợ cho vay về nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trên dƣới 90%, sau đó đến các ngành thƣơng mại dịch vụ, các ngành khác chiếm tỷ trọng thấp dƣới 2%. Cơ cấu dƣ nợ theo ngành nhƣ vậy là do đặc thù của địa bàn. Hơn nữa, chi nhánh có chính sách ƣu tiên cho vay trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp.

Dƣ nợ cho vay hộ kinh doanh dựa trên tài sản đảm bảo của chính của hộ kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn. Trong khi đó dƣ nợ cho vay hộ kinh doanh dựa trên tài sản đảm bảo của bên thứ ba chỉ dao động từ 10.33% đến 10.86%.

* Số lƣợng khách hàng hộ kinh doanh:

Bảng 2.4. Tình hình số lượng khách hàng hộ kinh doanh tại Agribank – CN huyện Krông Ana

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Nám 2016 Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ kinh doanh 1301 1604 1951 Cơ cấu cho vay

Nông Nghiệp 916 70.41% 1145 71.38% 1408 72.17% Thƣơng mại - dịch vụ 331 25.44% 397 24.75% 472 24.19%

-Khác 54 4.15% 62 3.87% 71 3.64%

Trong những năm vừa qua chi nhánh đẩy mạnh tốc độ tăng trƣởng tín dụng, nhằm gia tăng số lƣợng khách hàng vay và dƣ nợ tín dụng; Hộ kinh doanh là một trong những đối tƣợng chú trọng phát triển.

Số lƣợng hộ kinh doanh: Cán bộ quan hệ khách hàng của chi nhánh không ngừng nỗ lực trong việc tìm kiếm khách hàng mới, kết quả là khách hàng hộ kinh doanh tăng qua các năm. Năm 2016 đạt 1.951 hộ tăng 347 hộ so với năm 2015 và tăng 650 hộ so với năm 2014. Điều này cho thấy sự tăng trƣởng đều trong cho vay hộ kinh doanh của chi nhánh qua các năm.

Khối lƣợng hộ kinh doanh tăng lên qua các năm cho thấy các cán bộ tín dụng của chi nhánh đã đi sâu vào các địa bàn, đƣa dịch vụ đến với khách hàng tƣơng đối tốt. Chi nhánh cần nổ lực hơn nữa để khai thác tối đa tiềm lực tại địa bàn. Bên cạnh đó, khối lƣợng khách hàng tăng đồng nghĩa với khối lƣợng kiểm soát rủi ro tín dụng cũng tăng theo, chi nhánh cần phải phân tích, sàn lọc khác hàng hợp lý, áp dụng các biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng ở mức tối thiểu.

Xét về cơ cấu cho vay: Cho vay hộ kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với cho vay hộ kinh doanh các lĩnh vực khác. Cơ cấu cho vay hộ kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao qua các năm lần lƣợt là 70.41%; 71.38%; 72.17% trong khi đó các hộ kinh doanh trong lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ chiếm tỷ trọng là 25.44%; 24.75%; 24.19%; còn cho vay các lĩnh vực khác chỉ dƣới chiếm dƣới 5%. Tỷ trọng cơ cấu hộ kinh doanh nhƣ trên là do đặc thù địa bàn. Khách hàng hộ kinh doanh của chi nhánh tập trung ở những địa bàn có lợi thế về kinh doanh các mặt hàng nông sản, cây công nghiệp.

* Số lƣợng món vay trong cho vay hộ kinh doanh:

Bảng 2.5. Số lượng món vay trong cho vay hộ kinh doanh tại Agribank – CN huyện Krông Ana

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Số món vay 1,561 1,932 2,343

Cơ cấu cho vay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nông Nghiệp 962 61.63 1,235 63.92 1,437 61.33 - Thƣơng mại - dịch vụ 498 31.90 581 30.07 746 31.84

- Khác 101 6.47 116 6.00 160 6.83

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp NHNo&PTNT VN – CN Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk)

Xét về số lƣợng món vay: Để đạt hiệu quả hơn trong công tác tín dụng, chi nhánh và các cán bộ tín dụng của chi nhánh đã nỗ lực khai thác các khách hàng tiềm năng để khách hàng không tìm đến những ngân hàng khác với những khoản vay khác, khách hàng có thể vay nhiều khoản khác nhau để phục vụ nhu cầu mở rộng quy mô của khách hàng trong sản xuất kinh doanh, kết quả là khách hàng hộ kinh doanh tăng qua các năm. Năm 2015 đạt 2343 món vay tăng 371 món vay so với năm 2014 và năm 2016 tăng 411 hộ so với năm 2015. Điều này cho thấy sự tăng trƣởng đều trong cho vay hộ kinh doanh của chi nhánh qua các năm. Sự tăng trƣởng đó cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh ngày càng lớn và chi nhánh cần phân tích và thẩm định kỹ hơn khi “bỏ chung các quả trứng vào một rổ” để tránh rủi ro xảy ra, nợ xấu tăng, mất vốn.

Xét về cơ cấu cho vay: Địa bàn chủ yếu về nông nghiệp, trông cây nông sản và cây công nghiệp dài ngày nên cho vay hộ kinh doanh lĩnh vực

nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với cho vay hộ kinh doanh các lĩnh vực khác nhƣng hầu nhƣ các hộ kinh doanh nông nghiệp chỉ vay 1 món vay, chi số ít những nhà có nhiều tài sản đảm bảo mới vay nhiều món vay để phục vụ nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh với

Tỷ trọng số lƣợng món vay theo ngành nghề qua các năm 2014; 2015; 2016 là 61,63%; 63,92%; 61.33%. Ngành thƣơng mại dịch vụ đang trên đà phát triển, nhiều hộ kinh doanh có tài sản đảm bảo đã đến với chi nhánh để vay nhiều khoản trong nhiều giai đoạn kinh doanh của khách hàng. So với số lƣợng hộ kinh doanh cho thấy lĩnhvực thƣơng mại dịch vụ chiếm tỷ trọng cao về số lƣợng hộ vay nhiều món vay và chiếm tỷ trong qua các năm 2014; 2015; 2016 là 31,90%; 30,07%; 31,84%. Còn cho vay các lĩnh vực khác chỉ dƣới chiếm dƣới 7%.

Địa bàn chủ yếu về nông nghiệp, trông cây nông sản và cây công nghiệp dài ngày nên cho vay hộ kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với cho vay hộ kinh doanh các lĩnh vực khác nhƣng hầu nhƣ các hộ kinh doanh nông nghiệp chỉ vay 1 món vay, chỉ số ít những hộ kinh doanh có nhiều tài sản đảm bảo mới vay nhiều món vay để phục vụ nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đối với các ngành khác các món vay tăng đáng kể. Điều này cho thấy hiện nay nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh ở tất cả các ngành nghề đang tăng mạnh mẽ. Chi nhánh cần phân tích và thẩm định kỹ hơn để tránh rủi ro có thể xảy ra, nợ xấu tăng, mất vốn.

b. Kết quả phản ánh chất lượng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

Nhóm kết quả phản ánh chất lƣợng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh đƣợc thể hiện:

* Cơ cấu dƣ nợ và nợ xấu:

- Cơ cấu dƣ nợ theo mức độ rủi ro tín dụng:

Tại chi nhánh trong những năm qua việc phân loại nợ đƣợc thực hiện theo quyết định số 493/2005/QĐ-ngân hàng nhà nƣớc ngày 22/4/2005 của thống đốc ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam “V/v Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của tổ chức tín dụng” và quyết định số 18/2007/QĐ-ngân hàng nhà nƣớc ngày 25/4/2007 của Thống đốc ngân hàng nhà nƣớcViệt Nam “V/v sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo nghị quyết 493/2005/QĐ-ngân hàng nhà nƣớc ngày 22/4/2005".

Bảng 2.6. Cơ cấu dư nợ hộ kinh doanh

Đơn vị: Tỷ đồng CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 So 2014 So 2015 +/- % +/- % Dƣ nợ hộ kinh doanh 221 242 21 9.50 250 8 3.31 Nhóm 1 199.6 218.9 19.3 9.68 227 7.61 3.48 Nhóm 2 15.25 16.58 1.33 8.71 16.1 -0.45 -2.73 Nhóm 3 4.2 3.39 -0.81 -19.31 3.38 -0.01 -0.38 Nhóm 4 1.33 1.69 0.37 27.75 1.95 0.26 15.11 Nhóm 5 0.66 1.45 0.79 119.00 2.05 0.60 41.18

Bảng 2.7. Tỷ trọng các nhóm nợ hộ kinh doanh Nhóm nợ 2014 2015 2016 Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) So với năm 2014 Tỷ trọng (%) So với năm 2015 I 90.3 90.45 0.15 90.6 0.15 II 6.9 6.85 -0.05 6.45 -0.4 III 1.9 1.4 -0.5 1.35 -0.05 IV 0.6 0.7 0.1 0.78 0.08 V 0.3 0.6 0.3 0.82 0.22

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp NHNo&PTNT VN – CN Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk)

Dựa vào kết quả bảng 2.6 và bảng 2.7, nhìn chung có thể thấy chất lƣợng tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tốt, nợ nhóm I chiếm tỷ trọng cao trên 90%. Trong những năm qua, tại chi nhánh sự thay đổi cơ cấu nợlà không nhiều. Hầu hết khi phân loại lại nhóm nợ thì các khoản nợ quá hạn, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ bị chuyển nhóm nợ rất ít. Đạt đƣợc kết quả này là dotrong những năm qua chi nhánh đã có các biện pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả.

Về sự thay đổi tỷ trọng các nhóm nợ qua các năm chỉ biến độngnhẹ, cụ thể:

Tỷ trọng nợ nhóm I tƣơng đối ồn định, năm 2015 có tăng lên 0.15% so với năm 2014 và tƣơng tự vào năm 2016 cũng tăng lên 0.15% so với năm 2015.

Tỷ trọng nợ nhóm II vẫn còn cao mặc dù có giảm dần qua các năm nhƣng rất ít là do chuyển từ nhóm II sang nhóm III, chi nhánh cần phải có biện pháp giảm tỷ trọng nhóm nợ này xuống. Cán bộ quan hệ khách hàng cần tích cực đôn đốc thu nợ, thông báo các khoản nợ đến hạn cho khách hàng.

Tỷ trọng nợ nhóm III giảm dần qua các năm, nhƣng mức giảm này không phải do thu nợ đƣợc mà do chuyển từ nợ nhóm III sang nợ nhóm 4. Từ

đó làm cho nợ nhóm 4 của năm 2015, 2016 tăng lên.

Tỷ trọng nợ nhóm V tăng lên qua các năm. Năm 2016 tỷ trọng nợ nhóm V là 0.82% tăng 0,22% so với tỷ trọng nợ nhóm 5 năm 2015; sự gia tăng này một phần do do các khoản nợ cũ chƣa thu hồi đƣợc, một phần là do nợ từ nhóm 4 mới chuyển thêm sang. Chi nhánh cần chú trọng đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu và không để phát sinh thêm các khoản nợ xấu mới gây ảnh hƣởng đến hoạt động của chi nhánh.

- Tỷ lệ nợ xấu:

Bảng 2.8. Tỷ lệ nợ xấu hộ kinh doanh tại Agribank – CN huyện Krông Ana

CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 So 2014 So 2015 Tỷ đồng Tỷ đồng +/- % Tỷ đồng +/- % Dƣ nợ hộ kinh doanh 221 242 21 9.50% 250 8 3.31% Nhóm 3 4.2 3.39 -50 -50% 3.38 -50 -100% Nhóm 4 1.33 1.69 -101 -77% 1.95 -15 -50% Nhóm 5 0.66 1.45 23 35% 2.05 -38 -43% Dƣ nợ xấu 6.19 6.53 -128 -92% 7.38 -103 -193% Tỷ lệ nợ xấu 2.80% 2.70% 2.95%

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp NHNo&PTNT VN – CN Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk)

Tỷ lệ nợ xấu là một trong những chi tiêu quan trọng để đánh giá chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Để đánh giá chất lƣợng tín dụng và kết quả của công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh thì cần phải xem xét tỷ lệ nợ xấu của hộ kình doanh. Nợ xấu trong cho vay hộ kinh doanh của chi nhánh qua cảc năm có sự tăng giảm không đáng kể. Tỷ lệ nợ xấu năm 2014 là 2.80%, năm 2015 giảm xuống 2.70% nhƣng đến năm 2016 lại tăng lên 2.95%.

Nợ xấu tăng qua các năm nhƣng mức tăng không đáng kể chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Mặc dù nợ xấu trong phạm vi cho phép là dƣới 3% nhƣng tỷ lệ nợ xấu lại cao gần với mức cho phép. Lý do là chi nhánh hoạt động trên địa bàn chủ yếu trồng cây nông sản và cây công nghiệp dài ngày. Trong những năm qua cây mất mùa mất giá, ảnh hƣởng tới các hộ kinh doanh vay vốn sản xuất, ảnh hƣởng đến tài chính gia đình nên chi tiêu eo hẹp dẫn đến các hộ kinh doanh hàng hoá dịch vụ cũng giảm theo. Chi nhánh cần có các biện pháp kiềm soát rủi ro tốt hơn để giảm tỷ lệ nợ xấu trong cho vay hộ kinh doanh xuống thấp hơn nữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tỷ lệ trích lập dự phòng xử lý rủi ro hộ kinh doanh:

Bảng 2.9. Trích lập dự phòng xử lý rủi ro hộ kinh doanh tại Agribank – CN huyện Krông Ana

Đơn vị tính: tỷ đồng CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 So 2014 +/- % So 2015 +/- % Dƣ nợ hộ kinh doanh 221.00 242.00 21.00 9.50 250.00 8.00 3.31 Trích lập dự phòng chung 2.93 3.81 0.88 30.03 4.51 0.70 18.37 Tỷ lệ trích lập dự phòng chung (%) 1.33 1.57 0.25 1.80 0.23 Trích lập dự phòng nợ xấu 2.17 2.98 0.81 37.33 3.70 0.72 24.16 Tỷ lệ trích lập dự phòng nợ xấu (%) 0.98 1.23 0.25 1.48 0.25

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng qua các năm trong cho vay hộ kinh doanh có tỷ lệ không cao. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng qua các năm 2014; 2015; 2016 tƣơng ứng là 1.33%; 1.57%; 1.80%. Chi nhánh đã chủ động trong việc trích lập quỹ dự phòng để đối phó với các khoản nợ có khả năng không thanh toán đƣợc. Tuy nhiên, việc trích lập dự phòng tăng đều qua các năm, điều này cho thấy dƣ nợ các nhóm từ nhóm 2 luôn tăng thêm qua các năm. Lƣu ý trích lập dự phòng năm 2016 tăng 0.23% so với năm 2015, nhƣng trích lập dự phòng cụ thể nhóm nợ xấu năm 2016 tăng 0.25% so với năm 2015 cho thấy các nhóm nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 tăng lên đáng kể do chuyển từ nhóm 2 sang.

Trong những năm gần đây, địa bàn gặp phải vấn đề về mất mùa và giá cả bấp bênh nên khả năng trả nợ của khách hàng hộ kinh doanh thấp. Chi nhánh cần đến với từng khách hàng hộ kinh doanh để tìm hiểu nguyên nhân, gia hạng với khách hàng không có khả năng trả nợ để khách hàng có thể trả nợ vào năm sau. Đối với những khách hàng không chịu trả nợ, chi nhánh cần sử dụng biện pháp mạnh để thu hồi nợ. Nhƣ vậy, chi nhánh có thể kiểm soát

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT việt nam chi nhánh huyện krông ANA, tỉnh đăk lắk (Trang 82 - 93)