Đặc điểm kiểm soátrủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT việt nam chi nhánh huyện krông ANA, tỉnh đăk lắk (Trang 41)

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

1.2.2.Đặc điểm kiểm soátrủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

ngân hàng thƣơng mại khi nào cũng đặt ra mục tiêu là đạt đƣợc lợí nhuận cao nhất với chi phí phải bỏ ra thấp nhất có thể. Muốn chi phí thấp thì trong đó phải hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra trong cho vay nói chung và cho vay hộ kinh doanh nói riêng.

1.2.2. Đặc điểm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh doanh

Kiểm soát rủi ro tín dụng đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và xuyên suốt trƣớc, trong và sau khi cho vay nhằm hạn chế tối thiểu các rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh. Yêu cầu quan trọng nhất là cán bộ thẩm định cần phải kiểm soát thƣờng xuyên và liên tục trong toàn bộ quá trình vay vốn của khách hàng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn. Cán bộ thẩm định nhất thiết phải thực hiện đầy đủ, thƣờng xuyên một cách chặt chẽ các giai đoạn:

Kiểm tra, kiểm soát trƣớc khi cho vay: Nắm rõ các thông tin liên quan đến khách hàng hộ kinh doanh làm cơ sở cho việc thẩm định và quyết định cho vay.

Kiểm tra, kiểm soát trong khi cho vay: Giúp cho chi nhánh cho vay đúng đối tƣợng, kiểm chứng đƣợc nhu cầu vay của hộ kinh doanh. Việc kiểm chứng này thực hiện thông qua kiểm tra chứng từ giải ngân.

Kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay: Nhằm biết chắc rằng vốn vay đƣợc sử dụng đúng mục đích và đánh giá đƣợc hiệu quả thực hiện phƣơng án kinh doanh, khả năng trả nợ của hộ kinh doanh.

* Trong kiểm soát rủi ro tín dụng, ngân hàng cần xem xét lựa chọn mục tiêu kiểm soát rủi ro trong quan hệ với mục tiêu tăng trƣởng cho vay và các mục tiêu khác. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh rủi ro, vì vậy trong kiểm soát rủi ro tín dụng ngân hàng cần xem xét đến mục tiêu cụ thể của mình trong từng giai đoạn để đƣa ra những chiến lƣợc và chính sách cho

vay phù hợp. Cần phải xem xét trong từng giai đoạn, nếu ngân hàng đang cần tăng trƣởng tín dụng thì cần phải nới lỏng kiểm soát rủi ro để phục vụ cho mục tiêu tăng trƣởng, ngƣợc lại nếu ngân hàng đang hƣớng tới mục tiêu nâng cao chất lƣơng tín dụng, giảm thiểu nợ xấu thì cần phải thắt chặt kiểm soát rủi ro tín dụng. Nói tóm lại, đây là một bài toán đòi hỏi các ngân hàng phải có sự tính toán cẩn thận, chấp nhận đánh đổi sao cho phù hợp và nằm trong khả năng chịu đựng của ngân hàng.

1.2.3. Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng thƣơng mại

Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ nhằm né tránh, đề phòng, hạn chế tần suất, độ lớn của những tổn thất và những ảnh hƣởng không mong muốn của rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh gây.

Mục tiêu của kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh là: Làm thay đổi nguy cơ rủi ro, giảm thiểu tổn thất khi nguy cơ xảy ra; Đảm bảo toàn bộ các hoạt động, các bộ phận và từng cá nhân đều tuân thủ các quy định của pháp luật, tuân thủ và thực hiện các chiến lƣợc, chính sách, quy trình và quyết định của các cấp thẩm quyền, đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng.

Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh bao gồm: Kiểm soát trƣớc khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay. Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh có thể đƣợc thực hiện theo các phƣơng pháp khác nhau. Căn cứ vào mức độ rủi ro đã đƣợc tính toán, các hệ số an toàn tài chính và khả năng chấp nhận rủi ro mà có những biện pháp phòng chống khác nhau nhằm giảm mức độ thiệt hại. Để thực hiện tốt kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh, ngân hàng cần thực hiện các công cụ cụ thể sau:

a.Né tránh rủi ro tín dụng

Né tránh rủi ro là việc chủ động né tránh từ trƣớc khi rủi ro xảy ra. Ngay từ khi tiếp cận yêu cầu vay vốn cùa hộ kinh doanh, thông qua việc thẩm định và chấm điểm xếp hạng tín dụng, ngân hàng đã có thể chọn lọc đƣợc khách hàng. Đối với những hộ kinh doanh có khoản vay mà xác suất rủi ro cao, không phù hợp vớí chính sách tín dụng thì biện pháp tốt nhất để ngân hàng né tránh rủi ro là từ chối cấp tín dụng. Né tránh rủi ro tín dụng là cách tiếp cận hiệu quả của kiểm soát rủi ro tín dụng. Đây là giải pháp đƣợc đánh giá là đơn giản, dễ dàng, chi phí thấp tuy nhiên có một số hạn chế nhƣ: Rất khó để né tránh đƣợc hoàn toàn đƣợc rủi ro tín dụng mà chỉ né tránh đƣợc một phần hoặc ở một mức độ nào đó; Rủi ro tồn tại trong mọi hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng thƣờng dùng một số biện pháp sau trong việc né tránh rủi ro khi cấp tín dụng cho hộ kinh doanh nhƣ: Từ chối cho vay, giới hạn tín dụng trên một hộ kinh doanh.

- Từ chối cho vay: Đối với các hộ kinh doanh không đủ điều kiện vay vốn, không đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn cho vay, những khách hàng có điểm xếp hạng tín dụng không đủ tiêu chuẩn thì ngân hàng sẽ từ chối cho vay. Ngân hàng hoạt động vì lợi nhuận, nên cần phải đánh giá khách hàng đúng và đủ tiêu chuẩn để xác định hạn mức cho vay, mức lãi suất cho vay hay từ chối không cho vay. Đây là phƣơng pháp né tránh rủi ro tín dụng an toàn, ngân hàng có thể hạn chế nguy cơ tổn thất ngay từ ban đầu.

- Giới hạn tín dụng trên một hộ kinh doanh: Mục đích xác định giới hạn tín dụng là để xác định nhu cầu vốn cần thiết của từng hộ kinh doanh, giúp hộ kinh doanh sử dụng hiệu quả vốn vay và giúp ngân hàng giới hạn đƣợc khả năng xảy ra rủi ro tín dụng.

b.Ngăn ngừa rủi ro tín dụng

và mức độ khi rủi ro xảy ra. Đối với những khoản vay của hộ kinh doanh đƣợc xác định là cố yếu tố rủi ro. Ngân hàng vẫn có thể xem xét cân nhắc để cho vay nếu những yếu tố này có thể khắc phục đƣợc. Hoạt động này diễn ra trong và sau khi cho vay. Tuy nhiên, ngân hàng phải thực hiện việc giám sát hết sức chặt chẽ để không phát sinh các nguy cơ gây rủi ro. Một số biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh thƣờng đƣợc áp dụng, bao gồm:

- Tài sản đảm bảo nợ vay là những tài sản thuộc sở hữu của hộ kinh doanh đƣa ra đảm bảo với ngân hàng về trách nhiệm trong việc trả nợ đúng nhƣ cam kết. Thu hồi tài sản đảm bảo là phƣơng pháp cuối cùng để ngân hàng thực hiện giảm thiểu rủi ro tín dụng trong cho vay. Nhƣng đây không phải là mục tiêu đầu tiên trong các phƣơng pháp giải quyết rủi ro tín dụng mà ngân hàng muốn hƣớng đến. Ngân hàng cho vay vốn hộ kinh doanh để kinh doanh với mong muốn hộ kinh doanh hoạt động có hiệu quả và có đủ tiền chi trả những khoản vốn đã đi vay và lãi suất phát sinh. Ngân hàng thƣơng mại không bao giờ mong muốn cho vay để cuối cùng dùng tài sản đảm bảo thanh lý để thu hồi vốn. Chính vì vậy, đánh giá về tính khả thi của phƣơng án kinh doanh của hộ kinh doanh là việc hết sức quan trọng trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh.

- Tổ chức công tác cho vay để giảm thiểu rủi ro thì các ngân hàng cần làm một số công việc sau:

Thứ nhất, tách bạch riêng biệt các bộ phận đề xuất tín dụng, thấm định tín dụng và bộ phận tác nghiệp. Sự tách bạch của các bộ phận mang lại tính khách quan khi phê duyệt cho vay, hạn chế gian lận trong cho vay, ngăn ngừa rủi ro tín dụng do cán bộ làm công tác tín dụng.

Thứ hai, phân cấp hạn mức phán quyết cho vay theo mức độ rủi ro tín dụng. Mục đích của việc phân cấp hạn mức phán quyết cho vay là để xem xét

mức độ rủi ro tƣơng ứng của từng khoản vay; Đồng thời tránh tập trung quá nhiều công việc cho một bộ phận để công tác cho vay đạt hiệu quả cao nhất.

Thứ ba, xây dựng quy trình cho vay phù hợp với mức rủi ro tín dụng của hộ kinh doanh ví dụ theo mức độ tín nhiệm, theo ngành nghề kinh doanh. Mỗi ngành nghề kinh doanh hay từng hộ kinh doanh riêng biệt đều có đặc điềm riêng và mức độ rủi ro khác nhau, Vì vậy, dế hạn chế rủi ro thi ngân hàng cần có quy trình cho vay cụ thể ứng vói từng loại hình kinh doanh của hộ kinh doanh hay bảng xếp hạng tín nhiệm đối với từng hộ kinh doanh.

Thứ tƣ, sử dụng các biện pháp tài chính. Sử dụng các biện pháp tài chính là việc ngân hàng sẽ thỏa thuận với hộ kinh doanh về điều kiện vay vốn nhƣ mức lãi suất, lãi quá hạn, các loại phí. Vớỉ những điều kiện này giúp cho hộ kinh doanh có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng vốn vay của mình để đạt hiệu quả cao nhất, trả nợ vay đúng hạn dế không phải chịu các chi phí phát sinh.

Thứ năm, thu nợ trƣớc hạn. Thu nợ trƣớc hạn là việc ngân hàng sẽ thu hồi nợ trƣớc hạn trƣớc ngày đã cam két trong hợp dồng tín dụng đối với các hộ kinh doanh không sử dụng vốn nhƣ cam kết trong hợp đồng tín dụng hoặc nhận thấy dấu hiệu rủi ro đối với khoản vay.

c.Giảm thiểu rủi ro tín dụng

Giảm thiểu rủi ro là việc sử dụng các biện pháp nhằm giảm bớt tổn thất do rủi ro tín dụng mang lại. Một số biện pháp giảm thiểu rủi ro thƣờng đƣợc sử dụng:

Một là trích lập dự phòng rủi ro: Các ngân hàng thƣơng mại sẽ trích một phần lợi nhuận của mình để bù đắp cho các khoản vay hộ kinh doanh có khả năng xảy ra rủi ro cao khi không thu hồi đƣợc vốn từ các khoản vay này. Khi chấp nhận rủi ro thì ngân hàng phải dự trù nguồn tài chính để khi rủi ro xảy ra thì sẽ kịp thời bù đắp đƣợc các tồn thất này.

Hai là áp dụng lãi suất cho vay theo mức độ rủi ro: Tùy theo mức độ rủi ro có thể xảy ra mà ngân hàng thƣơng mại sẽ áp dụng các mức lãi suất khác nhau đối với từng hộ kinh doanh. Đối với các hộ kinh doanh đƣợc xếp hạng tín dụng cao sẽ có lãi suất vay thấp hơn đối với hộ kinh doanh đƣợc xếp hạng tín dụng thấp hơn.

Ba là giảm dần dƣ nợ vay: Trong quá trình cho vay hộ kinh doanh khi nhận thấy tình hình kinh doanh hay khả năng trả nợ của hộ kinh doanh bị giảm sút thì khi đó tuỳ vào mức độ mà các ngân hàng sẽ hạn chế cho vay hộ kinh doanh và giảm dƣ nợ xuống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d.Chuyển giao rủi ro tín dụng

Chuyển giao rủi ro là việc chuyển giao tàí sản và hoạt động có rủi ro cho một tác nhân kinh tế khác gánh chịu, ví dụ các công ty bảo hiểm. Chuyển giao rủi ro đƣợc thực hiện dƣới các hình thức sau:

Một là mua bảo hiểm: Là hình thức mà các ngân hàng thƣơng mại yêu cầu hộ kinh doanh mua bảo hiểm cho khoản vay hoặc bảo hiểm cho các tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản dùng để đảm bảo cho các khoản vay của mình. Việc mua bảo hiểm là biện pháp nhằm đảm bảo nguồn trả nợ cho ngân hàng. Khi có rủi ro, tổn thất xảy ra tùy vào tính hình thì công ty bảo hiểm sẽ trả nợ một phần hoặc toàn bộ khoản nợ cho khách hàng.

Hai là bảo lãnh bên thứ ba: Để tạo ra nguồn thu nợ khác từ hộ kinh doanh vay vốn ngân hàng yêu cầu hộ kinh doanh phải có bảo lãnh của bên thứ ba. Bên thứ ba này dùng tàí sản của mình để cam kết trả nợ thay cho hộ kinh doanh vay vốn khi hộ kinhdoanh đó không có khả năng trảnợ.

e.Đa dạng hoá rủi ro

Đa dạng hóa rủi ro là việc chia rủi ro thành các dạng khác nhau, tận dụng sự khác biệt để dùng lợi ích của rủi ro này nhằm bù đắp tổn thất cho rủi ro khác.

Ví dụ: Đa dạng hóa danh mục cho vay, không tập trung cho vay vào một số hộ kinh doanh hoạt động trong một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định nhằm mục đích phân tán rủi ro.

1.2.4. Các tiêu chí phản ánh kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng thƣơng mại

Mục đích cuối cùng của kiểm soát rủi ro tín dụng là hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra bằng cách duy trì rủi ro tín dụng trong phạm vi giới hạn có thể chấp nhận đƣợc. Do đó, để đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng, ngân hàng thƣờng sử dụng các chỉ tiêu sau: Nhóm các chỉ tiêu phản ánh quy mô kiểm soát rủi ro tín dụng (Tổng dƣ nợ, số lƣợng khách hàng, số lƣợng món vay) và nhóm các chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng kiểm soát rủi ro tín dụng (Nợ xấu, nợ xấu phát sinh trong kỳ, tỷ lệ dự phòng xử lý rủi ro, tỷ lệ xoá nợ ròng).

a.Nhóm các chỉ tiêu phản ánh quy mô kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

* Tổng dƣ nợ hộ kinh doanh:

Tổng dƣ nợ hộ kinh doanh thể hiện khối lƣợng cho vay khách hàng là hộ kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại. Khối lƣợng vay lớn hay nhỏ sẽ phản ánh hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng nhƣ phản ánh hiệu quả làm việc của cán bộ tín dụng đạt hiệu quả tốt hay xấu trong kỳ. Kết quả này góp phần ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại với các khối lƣợng cho vay khác nhau.

* Số lƣợng khách hàng là hộ kinh doanh:

Số lƣợng khách hàng là hộ kinh doanh của ngân hàng tăng hay giảm thể hiện sự tin tƣởng, cũng nhƣ quyền lợi mà khách hàng nhận đƣợc khi đến với ngân hàng. Số lƣợng khách hàng cũng cho thấy tốc độ tăng trƣởng của tín dụng, bên cạnh đó cũng cho thấy đƣợc công tác tìm kiếm khách hàng của cán bộ tín dụng đạt đƣợc kết quả hay có những hạn chế nào. Đồng thời cũng cho

thấy khách hàng trong lĩnh vực nào chiếm tỷ trọng cao hay thấp trong kỳ. Từ đó đƣa là đƣợc kết luận về thuận lợi và khác khăn trong công tác tiếp cận khách hàng trên địa bàn.

* Số lƣợng món vay trong cho vay hộ kinh doanh:

Số lƣợng món vay thể hiện nhu cầu của khách hàng trong các lĩnh vực khác nhau. Một khách hàng có thể vay nhiều khoản vay khác nhau để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Số lƣợng món vay có thể phản ánh phần nào tình hình kinh doanh của khách hàng trong thời gian qua, cũng nhƣ phản ảnh về xếp loại tín dụng đối với từng khách hàng.

b.Nhóm các chỉ tiêu phản ánh chất lượng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

* Cơ cấu dƣ nợ và nợ xấu:

- Cơ cấu dƣ nợ theo mức độ rủi ro tín dụng:

Trong cơ cấu dƣ nợ, tỷ trọng nợ nhóm 1 càng cao, các nhóm nợ còn lại càng thấp cho thấy chất lƣợng tín dụng tốt; nợ xấu thấp, rủi ro càng thấp và ngƣợc lại. Sự thay đổi cơ cấu dƣ nợ của hộ kinh doanh theo khả năng thu đƣợc thể hiện qua mức độ biến động tỷ trọng các nhóm nợ theo thời gian. Thông qua chỉ tiêu này, chúng ta có thể có cái nhìn tổng quát về tỷ trọng của mỗi nhóm nợ cho vay hộ kinh doanh biến động nhƣ thế nào qua từng năm, từ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT việt nam chi nhánh huyện krông ANA, tỉnh đăk lắk (Trang 41)