THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ KHÁCH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng NNPTNT việt nam chi nhánh hải châu thành phố đà nẵng (Trang 62)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ KHÁCH

KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI CHÂU

2.2.1. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân kinh

doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

a. Khái quát về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Hệ thống XHTDNB của Agribank Việt Nam là một quy trình đánh giá xác suất một khách hàng tín dụng khơng thực hiện đƣợc các nghĩa vụ tài chính của mình đối với NH nhƣ khơng trả đƣợc lãi và gốc nợ vay khi đến hạn hoặc vi phạm các điều kiện tín dụng khác.

Hệ thống XHTD nội bộ đƣợc ban hành theo Quyết định 1680/QĐ- HDTV-XLRR (2011) về việc “Ban hành hệ thống XHTDNB”, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam và việc thực hiện chấm điểm XHTD nội bộ đƣợc thực hiện theo Quyết định 1197/QĐ-NHNN-XLRR (2011) về việc “Ban hành hƣớng dẫn sử dụng vận hành chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống XHTDNB”, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.

b. Mục đích xếp hạng tín dụng nội bộ

Việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ đƣợc thực hiện nhằm hỗ trợ ngân hàng trong việc:

- Ra quyết định cấp tín dụng: Kết quả từ cơng tác chấm điểm và XHTD nội bộ KH CNKD tại Agribank Hải Châu đóng vai trị tham mƣu cho CBTD, giám đốc trong việc ra quyết định cấp tín dụng, đáp ứng nhu cầu vay vốn của KH hay không, thể hiện qua kết quả chấm điểm, nếu đồng ý cấp tín dụng thì tiếp tục đƣa ra các quyết định về hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay.

còn dƣ nợ, hạng khách hàng cho phép NH lƣờng trƣớc những dấu hiệu cho thấy khoản vay có chất lƣợng xấu đi và có những biện pháp đối phó kịp thời

Trên góc độ quản lý tồn bộ danh mục tín dụng, cơng tác XHTDNB cịn nhằm mục đích:

- Phát triển chiến lƣợc marketing nhằm hƣớng tới các khách hàng có ít rủi ro hơn. Trên cơ sở chấm điểm và xếp hạng toàn bộ KH cá nhân kinh doanh, Agribank Hải Châu có thể tập trung vào nhóm các KH CNKD có xếp hạng cao để triển khai kế hoạch kinh doanh trong tƣơng lai.

- Ƣớc lƣợng mức vốn cho vay sẽ khơng thu hồi đƣợc để trích lập dự phịng rủi ro tín dụng.

c. Đối tượng xếp hạng

Theo quyết định 469/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/03/2012 về việc “Ban hành Quy định phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, từ quý 3 năm 2012, các chi nhánh Agribank thực hiện XHTDNB bắt buộc đối với các khách hàng cá nhân kinh doanh đang có quan hệ tín dụng và các KHCNKD mới quan hệ lần đầu với Agribank có dƣ nợ từ 500 triệu đồng trở lên.

d. Hệ thống tiêu chí và phương pháp chấm điểm khách hàng cá nhân kinh doanh

Hệ thống tiêu chí xếp hạng KH cá nhân kinh doanh gồm 55 chỉ tiêu đƣợc chia làm 3 phần (trình bày chi tiết tại Phụ lục 01)

- Phần 1: Thông tin về cá nhân kinh doanh (12 chỉ tiêu)

Trong phần thơng tin này đƣợc chia ra ba nhóm chính: nhóm thơng tin về bản thân khách hàng chiếm tỉ trọng 39,8%, nhóm thơng tin về cơng việc kinh doanh gồm trình độ, năng lực chuyên mơn,… chiếm 53,5% và nhóm thơng tin về ngƣời thân chiếm 6,7%.

đánh giá một số chỉ tiêu nhƣ chỉ tiêu “Lĩnh vực kinh doanh” nhằm đánh giá mức độ rủi ro của ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và chỉ tiêu “Rủi ro liên quan đến ngành nghề kinh doanh” với mục đích là đánh giá mức độ rủi ro chung của ngành. Có thể thấy hai chỉ tiêu này có sự tƣơng đồng về mục đích đánh giá, chỉ khác nhau ở cách xác định điểm số, đối với chỉ tiêu “Rủi ro liên quan đến ngành nghề kinh doanh” các lựa chọn đánh giá còn khá chung gồm ba lựa chọn thấp, trung bình và cao, chƣa có thơng tin cụ thể nhằm phân biệt rõ đánh giá mức độ cạnh tranh và tốc độ phát triển của ngành kinh doanh. Vì vậy nên thay thế chỉ tiêu khác nhằm đánh giá cụ thể hơn về mức độ rủi ro của ngành.

- Phần 2: Các thông tin khác liên quan đến hoạt động kinh doanh (22 chỉ tiêu) Nhóm chỉ tiêu này chiếm 45% trong tổng số chỉ tiêu đánh giá về khách hàng, đƣợc chia làm hai nhóm lớn là nhóm “Tổng quan về hoạt động kinh doanh” (14 chỉ tiêu) và nhóm “Quan hệ tại Agribank và các TCTD khác” (8 chỉ tiêu)

Ở nhóm đầu tiên, hai chỉ tiêu đƣợc cho là quan trọng nhất với tỉ trọng 6,7% trên tổng số các chỉ tiêu là “Số năm làm việc bình quân của ngƣời lao động tại cơ sở kinh doanh” và “Tốc độ tăng trƣởng doanh thu trung bình trong 3 năm gần đây”. Trong nhóm này, chỉ tiêu “CNKD có website riêng hay không” chƣa đánh giá đƣợc mức độ sử dụng thƣơng mại điện tử của CNKD. Vì để quảng bá thƣơng hiệu thông qua thƣơng mại điện tử, cá nhân kinh doanh khơng nhất thiết phải có website riêng với chi phí tạo lập và duy trì website gần hai triệu đồng mỗi năm. Thay vì nhƣ vậy, cá nhân kinh doanh có đăng tin quảng cáo bằng cách đặt logo hoặc banner trên các trang web phổ biến có lƣợt truy cập cao hay sử dụng các công cụ mạng xã hội phổ biến hiện nay nhƣ Facebook, Instagram. Do vậy việc đánh giá này nên đƣợc thay thế bằng chỉ tiêu tổng quát hơn.

Chỉ tiêu “CBTD đánh giá mức độ quan tâm của cá nhân kinh doanh cho việc xây dựng thƣơng hiệu và mạng lƣới phân phối” với các lựa chọn khá sơ sài bao gồm rất quan tâm và có kế hoạch cụ thể, quan tâm nhƣng khơng có kế hoạch cụ thể, ít quan tâm, khơng quan tâm. Điều này tạo ra khó khăn cho CBTD trong phần lựa chọn để đánh giá khi chỉ tìm hiểu thơng qua phỏng vấn khách hàng, đặc biệt là hai lựa chọn ít quan tâm và khơng quan tâm.

Nhóm thứ hai là nhóm thơng tin đánh giá quan hệ của CNKD tại Agribank và các TCTD khác chiếm tỉ trọng 37,5% trong đó chỉ tiêu chiếm tỉ trọng cao nhất là “Thời gian quan hệ tín dụng với Ngân hàng”, các chỉ tiêu còn lại đều có tỉ trọng bằng nhau. Theo tác giả, việc đánh giá quan hệ của CNKD tại Agribank không nên chỉ tập trung vào thời gian lâu dài hay ngắn hạn nhƣ quan điểm hiện tại, mà bên cạnh đó một số chỉ tiêu khác cũng rất quan trọng trong đánh giá quan hệ của CNKD tại Agribank nhƣ “Lịch sử trả nợ, “Tình hình nợ quá hạn của dƣ nợ hiện tại”. Những chỉ tiêu này nên có trọng số cao hơn so với các chỉ tiêu khác. Ngồi ra, chỉ tiêu mang tính kết luận của CBTD về mối quan hệ của CNKD tại Agribank là “Định hƣớng quan hệ tín dụng với cá nhân kinh doanh theo quan điểm của Agribank” nên có tỉ trọng cao hơn. Hiện tại, để đánh giá quan hệ của khách hàng CNKD tại các TCTD khác, Agribank chỉ đƣa ra một tiêu chí “Tình trạng nợ q hạn tại các ngân hàng khác trong 12 tháng qua” với 3 lựa chọn “khơng có nợ q hạn/khơng có dƣ nợ vay tại các ngân hàng khác”, “Đã từng có nợ quá hạn trong 12 tháng qua nhƣng đã trả hết tại thời điểm đánh giá”, “Hiện tại đang có nợ quá hạn”. Do vậy, nên bổ sung thêm các chỉ tiêu về thơng tin tình trạng nợ vay của KHCNKD tại các TCTD khác, đặc biệt đối với những khách hàng mới để có đánh giá chi tiết hơn về quan hệ tín dụng của khách hàng. Ngoài ra theo tham khảo từ bộ chỉ tiêu của Vietinbank, hệ thống nên bổ sung thêm chỉ tiêu “Thông tin tài khoản tiền gửi tiết kiệm tại Agribank” để có đánh giá rõ

hơn về tình hình tài chính của KHCNKD.

- Phần 3: Phƣơng án kinh doanh (21 chỉ tiêu)

Nhóm chỉ tiêu về phƣơng án kinh doanh chiếm tỉ trọng 40% tổng số điểm bao gồm các đánh giá về khả năng trả nợ trung và dài hạn, đánh giá về cách thức tiêu thụ, đầu ra cho sản phẩm, tính khả thi của phƣơng án kinh doanh. Chỉ tiêu “Khả năng trả nợ trung dài hạn” chiếm tỷ trọng cao nhất (15%) đƣợc xác định dựa trên “Thu nhập sau thuế dự kiến năm kế hoạch” và “Khấu hao dự kiến năm kế hoạch”, tuy nhiên cả hai thông tin này đều là những số liệu do KHCNKD cung cấp, khơng có cơ sở thẩm định tính chính xác của thơng tin, do vậy chỉ tiêu này khơng đánh giá chính xác phƣơng án kinh doanh của khách hàng.

Ngoài ra, chỉ tiêu “Sự thay đổi của mơi trƣờng tự nhiên hoặc tính chất mùa vụ có ảnh hƣởng đến phƣơng án kinh doanh hay khơng” chƣa đánh giá tổng quan tính ổn định của PAKD, chỉ dừng lại ở mức đánh giá về tính mùa vụ của sản phẩm.

Chỉ tiêu “Tính ổn định của nguồn nguyên liệu/ hàng hóa đầu vào” đã đƣợc xét đến trong phần các chỉ tiêu đánh giá đầu vào đầu ra tại phần 2 nhƣ chỉ tiêu “Sự phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào”, “Số năm quan hệ với đối tác đầu vào chính”.

Trên cơ sở tổng điểm từ các chỉ tiêu của mỗi nhóm, việc đánh giá xếp loại dựa trên tổng điểm quy đổi của từng nhóm theo tỉ trọng nhƣ sau:

Bảng 2.4 Kết quả chấm điểm cá nhân kinh doanh Tỷ trọng trong tổng điểm Số điểm từng bộ phận Tổng điểm quy đổi theo

tỷ trọng Thông tin về cá nhân kinh doanh 15%

Thông tin khác liên quan đến hoạt

động kinh doanh 45%

Phƣơng án kinh doanh 40%

(Nguồn: Hướng dẫn xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam)

Trên cơ sở tổng điểm từ các chỉ tiêu, khách hàng đƣợc xếp loại vào 1 trong 10 hạng và dựa trên xếp hạng đó ngân hàng tiến hàng phân nhóm nợ tƣơng ứng theo bảng 2.5

Bảng 2.5 : Phân loại nợ theo xếp hạng của Agribank Việt Nam

Điểm Xếp hạng Nhóm nợ Từ 90 đến 100 AAA 1 Từ 80 đến dƣới 90 AA Từ 73 đến dƣới 80 A Từ 70 đến dƣới 73 BBB 2 Từ 63 đến dƣới 70 BB Từ 60 đến dƣới 63 B 3 Từ 56 đến dƣới 60 CCC Từ 53 đến dƣới 56 CC Từ 44 đến dƣới 53 C 4 Dƣới 44 D 5

e. Nguyên tắc chấm điểm

Trong quá trình chấm điểm tín dụng, CBTD sẽ thu đƣợc điểm ban đầu và điểm tổng hợp để xếp hạng KH.

- Điểm ban đầu là điểm của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng mà CBTD xác định đƣợc sau khi phân tích tiêu chí đó.

- Điểm tổng hợp để xếp hạng KH bằng điểm ban đầu nhân với trọng số. - Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng xét trên góc độ tác động rủi ro tín dụng. Tùy theo mức độ quan trọng, giữa các chỉ tiêu và nhóm các chỉ tiêu sẽ có trọng số khác nhau. Trọng số của mỗi chỉ tiêu phụ thuộc vào tính quan trọng của từng chỉ tiêu. Hệ thống gom các chỉ tiêu vào thành từng nhóm để từ đó phân bổ trọng số theo nhóm, có những nhóm các chỉ tiêu sẽ có tầm quan trọng ngang nhau nhƣng có những nhóm sẽ có những chỉ tiêu quan trọng nhất có trọng số cao hơn những chỉ tiêu cịn lại trong nhóm.

- Thang điểm của hệ thống từ 20-100 cho mỗi chỉ tiêu, mỗi lựa chọn chênh nhau 20 điểm. Với chỉ tiêu có 5 lựa chọn, điểm số sẽ đi từ 20,40,60, lên 80,100. Tuy nhiên những chỉ tiêu có 4 lựa chọn, hệ thống sẽ có 4 mức điểm số tùy thuộc vào chỉ tiêu đó nhƣ thế nào, có thể bỏ bớt thang 80, 60 hoặc 20 tùy vào đặc tính từng lựa chọn. Những chỉ tiêu có 3 lựa chọn đa số điểm số sẽ chia đều 100,60,20 và chỉ tiêu có 2 lựa chọn có điểm số cao nhất và thấp nhất là 100 và 20

Sơ đồ 2.2 Quy trình chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ và phân loại nợ khách hàng cá nhân của NHNo&PTNT Việt Nam

(Nguồn: Sổ tay tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam)

Bước 1: Đăng ký thông tin khách hàng

CBTD tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau sau đó

Cá nhân Thuộc đối tƣợng chấm điểm

Khơng thuộc đối tƣợng chấm điểm Chƣa có mã KH

Có mã KH

Đăng ký thơng tin KH trên module CIF

BC chấm điểm, xếp hạng khách hàng

Vấn tin KH trên RM Đăng ký thông tin KH

trên RM Kiểm tra đối

tƣợng chấm điểm Đăng ký KH không chấm điểm Xác định loại khách hàng Chấm điểm, xếp hạng

Chuyển dữ liệu sang module LOAN để thực hiện chính sách khách hàng và phân loại nợ

P HÊ DU YỆT TẠI CHI NHÁ N H TẠI CHI NHÁNH TẠI TRỤ SỞ CHÍNH

thực hiện đăng kí thơng tin KH vào chƣơng trình IPCAS.

Sau khi thu thập đƣợc thông tin, CBTD tiến hành đăng kí thơng tin khách hàng tại trƣờng “Quản lý thông tin khách hàng” để lấy mã số khách hàng. Sau đó tiến hành đăng kí thơng tin khách hàng trên trƣờng “Quản lý rủi ro” (Risk Management) (nếu KH CNKD chƣa có thơng tin), sau đó trình Kiểm sốt phê duyệt thơng tin KHCNKD vừa đăng kí.

Riêng đối với khách hàng mới, CBTD phải khai báo thông tin tại phần “Khách hàng mới”. Khi KH phát sinh dƣ nợ, CBTD thực hiện chấm lại điểm của KHCN.

Bước 2: Kiểm tra đối tượng chấm điểm

Sau khi đã có thơng tin KHCNKD trên RM, CBTD kiểm tra KH có thuộc đối tƣợng chấm điểm theo quy định hay khơng. Nếu KHCNKD thuộc nhóm đối tƣợng khơng chấm điểm thì tiến hành đăng kí “Khách hàng khơng chấm điểm”. Ngƣợc lại, nếu khách hàng CNKD thuộc đối tƣợng chấm điểm thì tiến hành phân loại khách hàng “Cá nhân tiêu dùng” hay “Cá nhân kinh doanh”.

Bước 3: Chấm điểm, xếp hạng và phân loại nợ khách hàng

CBTD thực hiện việc chấm điểm KHCN theo các phần trong hệ thống tiêu chí chấm điểm và xếp hạng khách hàng theo từng loại KHCN đã đƣợc phân. Dựa vào những thông tin đƣợc nhập, chƣơng trình IPCAS sẽ tự động tính điểm, xếp hạng khách hàng và phân loại nợ.

Bước 4: Phê duyệt kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng

Sau khi hoàn tất việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng, CBTD báo cáo kết quả chấm điểm từ hệ thống xếp hạng, trình ngƣời phê duyệt kiểm tra và phê duyệt trên hệ thống xếp hạng.

Bước 5: Báo cáo kết quả chấm điểm, xếp hạng khách hàng

quả chấm điểm, xếp hạng và phân loại nợ để trình Giám đốc chi nhánh

Bước 6: Phê duyệt Báo cáo kết quả chấm điểm, xếp hạng khách hàng

Giám đốc chi nhánh sau khi nhận đƣợc Báo cáo tổng hợp kết quả chấm điểm, xếp hạng khách hàng và phân loại nợ của bộ phận chấm điểm sẽ tiến hành phê duyệt báo cáo và chịu trách nhiệm về việc thực hiện chấm điểm, xếp hạng khách hàng của Chi nhánh.

2.2.2. Tình hình thực hiện cơng tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hải Châu

a. Tổ chức quản lý cơng tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Hải Châu

Hiện tại, công tác XHTDNB KHCNKD của Chi nhánh đƣợc thực hiện theo quyết định số 1197/QĐ-NHNo-XLRR của Tổng Giám đốc ngày 18/10/2011 ban hành hƣớng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống XHTDNB của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Chi nhánh đã triển khai thực hiện công tác XHTD nội bộ KHCNKD theo quy định của hội sở nhƣ sau:

- Hằng năm, Agribank chi nhánh Hải Châu đã tham gia đầy đủ các lớp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng NNPTNT việt nam chi nhánh hải châu thành phố đà nẵng (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)