7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2. QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm về quản lý thuế TNDN
Thuật ngữ quản lý thuế có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào góc nghiên cứu của từng ngành khoa học.
Theo nghĩa chung nhất: Quản lý là thuật ngữ chỉ hoạt động của con ngƣời nhằm sắp xếp, tổ chức, chỉ huy, điều hành hƣớng dẫn, kiểm tra các quá trình xã hội và hoạt động của con ngƣời để hƣớng chúng phát triển phù hợp với quy luật xã hội, đạt đƣợc mục tiêu xác định theo ý chí của nhà quản lý với chi phí thấp nhất.
Quản lý thuế là một dạng của quản lý xã hội. Quản lý thuế ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu cầu của Nhà nƣớc và gắn chặt với quyền lực của Nhà nƣớc. Để có đủ nguồn lực tài chính duy trì bộ máy quyền lực của mình, Nhà nƣớc luôn tìm ra phƣơng thức quản lý có hiệu quả nhất để đạt đƣợc mục tiêu và phát huy tối đa vai trò của thuế trong đời sống thực tiễn.
Quản lý thuế TNDN là hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuế nhằm đảm bảo ngƣời nộp thuế chấp hành nghĩa vụ thuế vào Ngân sách Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.
Quản lý thuế TNDN có vai trò bảo đảm cho chính sách thuế đƣợc thực thi nghiêm chỉnh trong thực tiễn đời sống kinh tế xã hội. Chính sách thuế thƣờng đƣợc thiết kế nhằm thực hiện những chức năng cao cả của thuế nhƣ điều tiết kinh tế vĩ mô phục vụ mục tiêu tăng trƣởng của đất nƣớc hay phân phối thu nhập nhằm bảo đảm sự công bằng giữa các tầng lớp dân cƣ trong xã hội. Tuy nhiên, các mục tiêu này chỉ đƣợc hiện thực hoá nếu nhƣ công tác quản lý thuế thực hiện điều hành, giám sát để ai là ngƣời nộp thuế thì phải nộp thuế và ngƣời nộp thuế phải nộp đúng, nộp đủ và nộp đúng hạn số thuế phải nộp vào NSNN. Vì vậy, có thể khẳng định Quản lý thuế TNDN có vai trò quyết định cho sự thành công của từng chính sách thuế.
1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý thuế TNDN
Thứ nhất, thuế TNDN đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thuế. Thuế TNDN là công cụ tài chính đắc lực của Nhà nƣớc để thực hiện yêu cầu quản lý và điều tiết vĩ mô mọi hoạt động SXKD thuộc mọi thành phần kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần thực hiện các cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Thứ hai, thông qua quản lý thuế giúp cho Nhà nƣớc xây dựng chính sách thuế phù hợp với thực trạng kinh doanh và kết hợp với các chính sách khác, để từ đó Nhà nƣớc điều chỉnh kịp thời nhằm khuyến khích sản xuất, kích thích tiêu dùng, khai thác và nuôi dƣỡng nguồn thu NSNN lâu dài đồng thời đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế trong từng thời kỳ.
Thứ ba, xuất phát từ thực trạng thất thu thuế TNDN, cùng với sự phát triển kinh tế thị trƣờng, số lƣợng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, đồng thời quy mô, hình thức, cách thức hoạt động của các doanh nghiệp cũng đa dạng, phức tạp hơn. Đây cũng là loại hình Doanh nghiệp hết sức phức tạp, khó quản lý. Mục tiêu hoạt động chính của loại Doanh nghiệp này là đạt lợi nhuận cao bằng nhiều biện pháp cạnh tranh tích cực và cả tiêu cực. Các Doanh nghiệp này thƣờng lợi dụng khe hở của chính sách, pháp luật thuế để trốn thuế, lách thuế gây thất thu một số lƣợng thuế đáng kể của Nhà nƣớc.
1.2.3. Mục tiêu và nguyên tắc quản lý thuế TNDN
a. Mục tiêu quản lý thuế TNDN
Mục tiêu cơ bản nhất của quản lý thuế TNDN tại cơ quan thuế là làm cho ngƣời nộp thuế chấp hành đúng, đủ và kịp thời các nghĩa vụ về thuế với NSNN.
Phát huy tốt vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp trong nền kinh tế. Thực hiện các biện pháp quản lý thu thuế một cách linh hoạt mềm dẻo phù
hợp với diễn biến khách quan của quá trình sản xuất, kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện các biện pháp quản lý thu thuế từ phía ngƣời nộp thuế cũng nhƣ từ phía cơ quan thuế, đó là một thực tế khách quan.
b. Nguyên tắc quản lý thuế TNDN
Quản lý thuế TNDN có một số nguyên tắc sau:
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nƣớc. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội đều có trách nhiệm tham gia quản lý thuế.
Việc quản lý thuế đƣợc thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc quản lý thuế phải thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của ngƣời nộp thuế.
Việc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế bao gồm: thu nhập thông tin, dữ liệu liên quan đến ngƣời nộp thuế; xây dựng bộ chỉ tiêu quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của ngƣời nộp thuế; đề xuất, áp dụng các biện pháp quản lý thuế.
Cơ quan quản lý thuế quản lý ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để đánh giá rủi ro về thuế, mức độ tuân thủ pháp luật của ngƣời nộp thuế, lựa chọn đối tƣợng kiểm tra, thanh tra thuế và hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.
1.2.4. Nội dung quản lý thuế TNDN
a. Lập dự toán thu thuế
Lập dự toán thu thuế là khâu đầu tiên của chu trình ngân sách nhằm xây dựng khả năng huy động nguồn thu của địa phƣơng nhằm phục vụ nhu cầu chi tiêu trong một năm ngân sách. Từ đó giao nhiệm vụ thu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị quản lý thu.
Dự toán thu thuế là bảng tổng hợp số thu dự kiến về thuế trong một thời kỳ nhất định. Dự toán thu thuế là một bộ phận quan trọng không thể tách rời trong dự toán thu NSNN. Dự toán thu thuế là nhiệm vụ mà Nhà nƣớc giao cho cơ quan thuế các cấp, nó mang tính pháp lệnh; cơ quan thuế phải lấy việc hoàn thành dự toán thu thuế làm nhiệm vụ hàng đầu và đó cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu thuế của cơ quan thuế đó. Chính vì vậy việc lập dự toán thu thuế phải đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc, phải dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc nói chung, từng ngành từng địa phƣơng nói riêng.
Lập dự toán đƣợc thực hiện qua bốn giai đoạn: Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, lãnh đạo thực hiện kế hoạch và đánh giá kiểm tra tình hình thực hiện. Để nâng cao chất lƣợng công tác lập dự toán thu, cơ quan thuế phải quan tâm làm tốt công tác kế toán, thống kê thuế và phân tích dự đoán nguồn thu, kế toán thuế là một bộ phận của hoạt động kế toán gắn với nội dung công việc của ngành thuế. Phân tích thống kê có ý nghĩa lớn cho thấy tiềm năng khai thác nguồn thu, phân tích kết quả thực hiện kế hoạch để xác định khả năng thực tế của ngƣời nộp thuế, xu thế chấp hành pháp luật thuế và đánh giá đúng năng lực quản lý của ngành thuế.
b. Công tác tổ chức thực hiện quản lý thuế TNDN - Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
dẫn, tuyên truyền, giải đáp các thắc mắc về chính sách, pháp luật thuế, giúp ngƣời dân nâng cao trách nhiệm và ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nƣớc.
Các hình thức tuyên truyền nhƣ: Phổ biến chính sách pháp luật thuế qua phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo, đài phát thanh, truyền hình, mạng internet; tổ chức khen thƣởng, tuyên dƣơng NNT chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nƣớc…
Dịch vụ hỗ trợ NNT gồm: cung cấp thông tin về các văn bản hƣớng dẫn thi hành pháp luật thuế, tƣ vấn các thủ tục hành chính thuế nhƣ đăng ký thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế… hay giải đáp các thắc mắc khác của NNT về chính sách thuế. Các hình thức hỗ trợ NNT nhƣ: tổ chức tập huấn các chính sách thuế mới; tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp với NNT; trả lời thắc mắc của NNT trực tiếp tại cơ quan thuế, qua điện thoại hoặc qua hộp thƣ điện tử…
- Quản lý đăng ký, kê khai, ấn định, nộp thuế
Đăng ký thuế
Đăng ký thuế là việc NNT kê khai những thông tin của NNT theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.
Việc đăng ký thuế bao gồm: Đối tƣợng phải đăng ký thuế; thời hạn đăng ký thuế; hồ sơ đăng ký thuế; địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế; mã số thuế; cấu trúc mã số thuế; nguyên tắc cấp MST; sử dụng MST; thay đổi thông tin đăng ký thuế; chấm dứt hiệu lực MST.
Khai thuế, tính thuế
Là việc ngƣời nộp thuế tự kê khai và xác định số thuế phải nộp phát sinh trong kỳ tính thuế theo quy định của Luật thuế và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Ngƣời nộp thuế chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu trong hồ sơ khai thuế
Việc khai thuế, tính thuế bao gồm: Nguyên tắc khai thuế, tính thuế; hồ sơ khai thuế; thỏa thuận giá trƣớc
Ấn định thuế
Ấn định thuế là việc cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp và yêu cầu NNT chấp hành nộp thuế theo Quyết định ấn định thuế của cơ quan thuế trong trƣờng hợp NNT không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, trung thực.
Việc ấn định thuế bao gồm: Các trƣờng hợp ấn định thuế; căn cứ để ấn định; thời hạn nộp thuế trong trƣờng hợp ấn định.
Nộp thuế bao gồm: Thời hạn nộp thuế; Địa điểm và hình thức nộp thuế; thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; xác định ngày nộp thuế; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa; tính tiền chậm nộp đối với việc chậm nộp tiền thuế; miễn tiền chậm nộp tiền thuế; nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nai, khởi kiện; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
- Quản lý thông tin người nộp thuế, quản lý rủi ro về thuế:
Quản lý thông tin ngƣời nộp thuế: Hệ thống thông tin về NNT là tất cả các thông tin, tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT, bao gồm các thông tin định danh, thông tin về tình hình sản xuất kimh doanh, kê khai, nộp thuế, tính thuế, tình hình tuân thủ pháp luật thuế, giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế và các thông tin khác do NNT và các tổ chức, cá nhân khác tự nguyện cung cấp hoặc cung cấp theo yêu cầu bắt buộc của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền.
Quản lý rủi ro về thuế: Để phục vụ cho việc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế, cơ quan thuế cần thu thập thông tin NNT từ nhiều nguồn khác nhau; xây dựng bộ tiêu chí phục vụ quản lý rủi ro và xây dựng phát triển hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo tự động đánh giá rủi ro của NNT theo mức độ tuân thủ pháp luật về thuế. Dựa trên cơ sở đánh
giá rủi ro, cơ quan thuế tăng cƣờng quản lý đối với NNT có rủi ro cao và ngƣợc lại.
- Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế:
Mục tiêu của công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế là kịp thời phát hiện và xử lý các đối tƣợng nộp thuế cố ý chây ỳ, nợ thuế, chiếm đoạt tiền thuế và các khoản tiền phạt liên quan đến thuế để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào ngân sách Nhà nƣớc phù hợp với pháp luật thuế.
c. Thanh tra, kiểm tra, giám sát thuế
Kiểm tra, thanh tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của ngƣời nộp thuế, nhằm đảm bảo pháp luật thuế đƣợc thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế - xã hội.
Kiểm tra thuế đƣợc thực hiện dƣới hai hình thức: kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế và kiểm tra tại trụ sở của ngƣời nộp thuế.
Kiểm tra, thanh tra thuế là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý thuế theo mô hình chức năng. Ngoài việc doanh nghiệp tự tính, tự khai, tự nộp của ngƣời nộp thuế thì cơ quan thuế cần phải thực hiện các biện pháp giám sát vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừa kịp thời các trƣờng hợp vi phạm pháp luật thuế.
Trƣờng hợp NNT không chứng minh đƣợc tính chính xác trung thực, hợp lý của việc kê khai thuế thì cơ quan Thuế tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện NNT có dấu hiệu trốn thuế, gian lận về thuế thì tiến hành thanh tra thuế.
Mục đích của việc thanh tra, kiểm tra thuế là: Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi gian lận, trốn thuế nhằm giảm thiểu tối đa thất thu
NSNN; đồng thời nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của NNT trong việc thực hiện tính thuế, khai thuế và nộp thuế.
Nội dung thanh tra, kiểm tra thuế: Thanh tra, kiểm tra việc đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế; việc quản lý và sử dụng hóa đơn; sổ sách kế toán; doanh thu; chi phí…
Các hình thức kiểm tra, thanh tra: toàn diện và chuyên đề theo nội dung; định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan cấp trên
1.2.5. Các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý thuế TNDN
* Tốc độ tăng thu
- Tốc độ tăng thu phản ánh sự thay đổi của chuyển dịch cơ cấu và khả năng khai thác nguồn thu thuế TNDN.
- Tốc độ tăng thu (%)= (Số thu năm nay- số thu năm trƣớc)/Số thu năm trƣớc.
* Mức độ hoàn thành dự toán thu thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc giao
- Mức độ hoàn thành dự toán thu thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc giao thể hiện kết quả thu thuế TNDN so với chỉ tiêu đƣợc giao. Phản ánh trình độ quản lý trong khâu hành thu, kiểm soát thất thu thuế và phát triển nguồn thu bền vững của CQT. Phản ánh khá rõ nét chất lƣợng quản lý thuế của địa phƣơng.
- Mức độ hoàn thành kế
hoạch thu thuế TNDN (%) =
Số thu thuế TNDN trong năm
Số dự toán thu thuế TNDN trong năm * Tỷ lệ nợ thuế TNDN trên tổng thu NS.
- Nợ thuế là một tiêu chí, một thƣớc đo hiệu quả quản lý thuế và năng lực tài chính của NNT. Hiện nay, yêu cầu của ngành thuế là tỷ lệ nợ dƣới 5% trên tổng số thu của ngành thuế.
- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp:
* Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế TNDN thể hiện bằng số cuộc thanh tra, kiểm tra thuế đã hoàn thành trong năm so với số cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch đã xây dựng từ đầu năm.
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế đƣợc tính: Tỷ lệ hoàn thành kế
hoạch thanh tra, kiểm
tra thuế (%) =
Số cuộc kiểm tra thực hiện trong năm Số cuộc kiểm tra theo kế hoạch * Số sai phạm phát hiện qua kiểm tra:
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ tuân thủ của ngƣời nộp thuế, thông qua đó đánh giá đƣợc tình hình quản lý thuế tại địa phƣơng.
Số sai phạm phát hiện qua kiểm tra bao gồm số doanh nghiệp đƣợc kiểm tra, số doanh nghiệp có sai phạm, số tiền truy thu qua kiểm tra và bình quân số tiền truy thu trên một cuộc kiểm tra.