ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện cư jút, tỉnh đắk nông (Trang 69)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG

2.4.1. Kết quả đạt đƣợc

Hoàn thành tƣơng đối tốt dự toán thu thuế TNDN đƣợc giao; công tác lập và tổ chức thực hiện dự toán đƣợc cải thiện đáng kể; đã tiến hành đánh giá, dự báo khả năng thu đối với từng khoản thu.

Trong tổ chức công tác quản lý thu thuế TNDN đã triển khai và thực hiện tốt các văn bản, quy trình quản lý, thực hiện các quy chế phối hợp giữa các ngành.

Công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và chuyên sâu hơn dƣới nhiều hình thức.

Công tác thu, nộp, xử lý tờ khai đã đƣợc thực hiện nghiêm túc, chất lƣợng đƣợc nâng cao.

Thực hiện công tác theo dõi nợ và phân loại nợ thuế, đánh giá đƣợc khả năng của từng đối tƣợng nợ.

Công tác kiểm tra đã đƣợc tăng cƣờng, đã phát hiện và xử lý kịp thời các trƣờng hợp vi phạm thuộc thẩm quyền góp phần hạn chế tình trạng gian lận về thuế TNDN.

Từng bƣớc hiện đại hóa ngành thuế, đƣa công tác tin học vào quản lý thuế, đây là nhân tố không thể thiếu trong quản lý hiện đại.

2.4.2. Những tồn tại ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện Cƣ Jút Chi cục Thuế huyện Cƣ Jút

Bên cạch những kết quả đạt đƣợc nêu trên, công tác quản lý thuế TNDN vẫn còn những vấn đề tồn tại nhƣ số thuế thu đƣợc chƣa tƣơng xứng với tiềm năng nguồn lực trên địa bàn nhƣ:

Công tác tuyên truyền hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ công đã đạt đƣợc kết quả tuy nhiên nội dung, hình thức tuyên truyền, hỗ trợ chƣa thực sự phong phú, hiệu quả chƣa cao mới chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, hƣớng dẫn, giải đáp thắc mắc.

Chính sách thuế vẫn còn một số mặt tồn tại chƣa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chồng chéo.

Công tác kê khai thuế: Hồ sơ khai thuế trễ hạn còn tồn tại nhiều, xử lý vi phạm về kê khai trễ hạn còn hạn chế.

Công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế có những bƣớc tiến bộ tuy nhiên công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế vẫn còn hạn chế, nợ thuế năm sau vẫn cao hơn năm trƣớc, tỷ lệ nợ thuế TNDN cao hơn so với chỉ tiêu. Các bƣớc trong quy trình cƣỡng chế nợ thuế kém linh hoạt.

Công tác kiểm tra tại cơ quan thuế, tại trụ sở ngƣời nộp thuế chƣa đạt so với số lƣợng kê khai thực tế.

Công tác kiểm tra thuế TNDN chƣa có giải pháp cụ thể trong việc phát hiện ra các hành vi vi phạm. Một số trƣờng hợp kiểm tra xử lý chậm so với thời gian quy đinhh trong quy trình kiểm tra, số thuế truy thu qua kiểm tra chậm nộp NS. Lập kế hoạch kiểm tra theo kỹ thuật quản lý còn rủi ro còn hạn chế nên còn tình trạng kiểm ta không đúng đối tƣợng dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực của cơ quan thuế, đồng thời gây phiền hà cho DN tuân thủ tốt pháp luật. Nguyên nhân do lực lƣợng làm công tác kiểm tra, còn thiếu cả về số lƣợng và chất lƣợng so với yêu cầu nhiệm vụ, một số chính sách thuế chƣa đƣợc quy định, hƣớng dẫn rõ ràng. Ngoải ra một số cán bộ không thực hiện đúng chức trách của mình, thông đồng với DN gây cản trở công tác kiểm tra.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Công tác tuyên truyền hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ công đã đạt đƣợc kết quả tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhƣ: nội dung, hình thức tuyên truyền, hỗ trợ chƣa thực sự phong phú, hiệu quả chƣa cao mới chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, hƣớng dẫn, giải đáp thắc mắc. Nguyên nhân là do chƣa có văn bản nào quy định tính pháp lý của thông tin tƣ vấn, để ngƣời làm tƣ vấn phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về tính chính xác của thông tin mà mình tƣ vấn cho NNT. Do đó độ tin cậy của thông tin tƣ vấn không cao. Mặt khác vẫn thiếu cơ chế gắn kết trách nhiệm của cán bộ thuế với kết quả hoạt động và chƣa có cơ chế kiểm soát kết quả và chất lƣợng cung cấp dịch vụ. Một số luật

ban hành không ổn định lâu dài, sửa đổi bổ sung thƣờng xuyên, các văn bản hƣớng dẫn chƣa kịp thời.

- Quy trình quản lý thuế còn chậm nhịp so với sự biến động phức tạp của hoạt động kinh tế và đối tƣợng nộp thuế trên địa bàn, dẫn đến quản lý chƣa bao quát; thất thu thuế TNDN vẫn còn xảy ra nhƣng chƣa phát hiện, xử chậm so với thời điểm xảy ra sai phạm. Việc thực hiện các biện pháp quản lý ở một số bộ phận chƣa đƣợc coi trọng đúng mức, chƣa quản lý hết ĐTNT. Công tác quản lý kê khai chƣa chủ động nắm bắt và phân loại nhóm đối tƣợng thƣờng xuyên kê khai sai, chậm nộp cũng nhƣ các vƣớng mắc của từng nhóm NNT trong kê khai; việc xây dựng và ban hành chế độ kế toán thuế làm cơ sở cho việc hiện đại hoá quy trình thu nộp, hạch toán theo dõi nghĩa vụ của NNT đảm bảo chính xác, kịp thời còn chậm so với yêu cầu. Nguyên nhân là do hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách thuế thƣờng xuyên thay đổi trong thời gian ngắn, đối tƣợng quản lý ngày càng nhiều và phức tạp nhƣng cán bộ thiếu hụt chủ yếu tập trung kiểm tra kiểm soát các đối tƣợng phát sinh có quy mô lớn hoặc quan phân tích hồ sơ có dấu hiệu sai phạm. Mặt khác việc phối hợp thu của các cơ quan ban ngành liên quan chƣa hiệu quả.

- Bộ máy quản lý thu và bố trí cán bộ ở một số bộ phận, vị trí chƣa phù hợp nhƣ những địa bàn trọng điểm có số thu lớn, có nhiều đối tƣợng nộp thuế hoặc các bộ phận quan trọng nhƣ kiểm tra, thanh tra, tuyên truyền hỗ trợ ...Nguyên nhân do nguồn nhân lực hiện tại của ngành còn thiếu so với yêu cầu, trình độ chuyên môn đại bộ phận chƣa đạt yêu cầu, số công chức đến tuổi nghỉ hƣu càng nhiều chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý thuế khoa học hiện đại.

- Công tác quản lý thu nợ và cƣỡng chế nợ thuế chƣa thực hiện hết chức năng. Công tác quản lý nợ thuế và cƣỡng chế nợ thuế đã có chuyển biến, tuy nhiên tình trạng nợ thuế năm sau vẫn tăng so với năm trƣớc, tỷ lệ nợ thuế

TNDN còn cao hơn mức yêu cầu. Ngoài việc đôn đốc, tính và thông báo tiền phạt chậm nộp, phong tỏa tài khoản tiền gử tại ngân hàng, bộ phận quản lý nợ chƣa dự tính đƣợc khả năng thanh toán nợ của NNT, chƣa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong việc quản lý nợ do đó tình trạng nợ đọng kéo dài nhƣng vẫn chƣa có biện pháp cƣỡng chế phù hợp, kịp thời. Nguyên nhân là do việc quy định trình tự các bƣớc cƣỡng chế thiếu linh hoạt nhƣng chậm đƣợc tháo gỡ, chƣa quyết liệt trong cƣỡng chế thu nợ, chƣa tập trung cao trong việc tổ chức thu nợ đối với những khoản nợ có số thuế nhỏ. Công tác phối hợp với các ban ngành liên quan chƣa thực sự tích cực.

- Công tác kiểm tra thuế xử lý các hành vi vi phạm về thuế chƣa đƣợc đặt đúng tầm và chƣa phù hợp với thực trạng. Một số số trƣờng hợp kiểm tra kéo dài, chậm kết luận, xử lý dứt điểm, số thuế truy thu qua kiểm tra chậm nộp NS. Chƣa áp dụng toàn diện, đầy đủ, thống nhất trong toàn hệ thống phƣơng pháp thanh tra, kiểm tra theo phƣơng pháp rủi ro; việc thu thập, khai thác thông tin NNT phục vụ cho phân tích, đánh giá rủi ro còn chƣa tập trung thống nhất dẫn đến tình trạng kiểm tra không đúng đối tƣợng gây lãng phí nguồn nhân lực, đồng thời gây phiền hà cho DN tuân thủ tốt pháp luật. Sổ tay nghiệp vụ kiểm tra về thuế chƣa đƣợc hoàn thiện. Phƣơng pháp, kỹ năng thanh tra, kiểm tra còn chậm chuyển biến. Nguyên nhân là do lực lƣợng làm công tác kiểm tra còn thiếu cả về số lƣợng đến chất lƣợng so với yêu cầu nhiệm vụ. Bên cạch đó, một số chính sách thuế chƣa đƣợc quy định hƣớng dẫn rõ ràng khi có vƣớng mắc cần có sự hƣớng dẫn của cơ quan cấp trên. Ngoài ra một số cán bộ không thực hiện đúng chức trách của mình, gây trở ngai cho công tác kiểm tra.

- Trình độ tin học chƣa cao, việc áp dụng công tác quản lý thuế trên máy tính chƣa đồng bộ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trên cơ sở lý luận nền tảng ở chƣơng 1, trong chƣơng 2 này luận văn tập trung phân tích thực trạng về công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Cƣ Jút, tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2012 - 2014 thông qua quy trình quản lý thuế nhƣ công tác tổ chức lập dự toán, công tác quản lý hành chính, công tác tổ chức thu.

Luận văn cũng sử dụng một số chỉ tiêu để đánh giá kết quả công tác quản lý quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Cƣ Jút, tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2012 - 2014, kết quả cho thấy về cơ bản hoàn thành dự toán đƣợc giao vƣợt dự toán pháp lệch. Tuy nhiên công tác tuyền truyền hỗ trợ NNT chƣa đạt hiệu quả cao; hoạt động kiểm tra thuế chƣa đạt hiệu quả cao; hệ thống công nghệ thông tin cung cấp dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý thuế TNDN còn nhiều sai sót và không khai thác triệt để do thiếu ngƣời nhập và xử lý dữ liệu, tình trạng nợ thuế khó thu bắt đầu xuất hiện tăng dần qua các năm.

Trong chƣơng này, luận văn cũng đã tìm ra một số nguyên nhân của những hạn chế gồm:. Các nguyên nhân bắt nguồn từ những quy định của các văn bản pháp luật, nguồn lực của địa phƣơng. Các nguyên nhân chủ yếu đến từ nhân tố con ngƣời, cụ thể bao gồm năng lực của CĐT, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý,...

Những nghiên cứu thực tiễn quản lý quản lý quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Cƣ Jút, tỉnh Đăk Nông đƣợc thực hiện ở chƣơng này là một trong những cơ sở thực tiễn tạo điều kiện tốt cho những nghiên cứu và đề xuất giải pháp ở chƣơng 3.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN

CƢ JÚT

3.1. NHỮNG PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƢỢC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNDN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƢ JÚT

3.1.1. Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý thuế

- Đảm bảo tăng thu nhằm giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách, trong đó thuế TNDN là nguồn thu quan trọng nhất trong giai đoạn thuế TNDN hàng nông sản và phân bón không phải kê khai nộp thuế từ chính sách của nhà nƣớc.

- Tăng cƣờng công tác quản lý thuế nhằm tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho ngân sách Nhà nƣớc, bao quát hết nguồn thu.

- Nâng cao năng lực bộ máy quản lý thuế và hoàn thiện quy trình, thủ tục hành chính thuế cho phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý thuế trong thời gian tới.

- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT để NNT thấy rõ đƣợc nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc nộp thuế cho NSNN.

- Thực hiện các biện pháp quản lý thu thuế TNDN đạt yêu cầu.

- Giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện các biện pháp quản lý thu thuế TNDN.

Mục tiêu cụ thể của thu thuế là:

- Hoàn thành đạt và vƣợt mức dự toán thu ngân sách nhà nƣớc hàng năm.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính thuế, phấn đấu giảm tối đa thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế;

- Tăng cƣờng công tác khai thuế qua mạng Internet theo hƣớng mở rộng đối tƣợng tham gia và chú trọng chất lƣợng, hạn chế tối đa việc gửi các báo cáo giấy, phấn đấu đến năm 2015 có hơn 90% doanh nghiệp thực hiện nộp tờ khai thuế điện tử. Mở rộng triển khai nộp thuế qua hệ thống ngân hàng, đẩy mạnh tự động hóa quy trình tiếp nhận giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính thuế.

- Tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp trên tổng số tờ khai thuế phải nộp tối thiểu là 90%; tỷ lệ tờ khai thuế đúng hạn đạt tối thiểu là 85%; tỷ lệ tờ khai thuế đƣợc kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế đạt tối thiểu là 95%.

- Tập trung huy động đầy đủ các nguồn thu trên địa bàn vào ngân sách nhà nƣớc.

- Đảm bảo 100% cán bộ công chức thuế đảm đƣơng đƣợc nhiệm vụ quản lý thu thuế.

3.1.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý thuế tại Chi cục Thuế huyện Cƣ Jút

- Hồ sơ đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế: Hồ sơ, thủ tục về khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế đơn giản, rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện, giảm tần suất kê khai thuế, nộp thuế; thực hiện các thủ tục khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế bằng phƣơng thức điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho NNT.

- Về công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT: Hoạt động tuyên truyền hỗ trợ NNT phải đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung đáp ứng nhu cầu theo từng nhóm NNT và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

- Về công tác thu nợ và cƣỡng chế nợ thuế: Thể chế và các quy trình quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế đƣợc hoàn thiện đáp ứng yêu cầu theo chuẩn

mực quốc tế; đội ngũ cán bộ công chức quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế đƣợc tăng cƣờng đảm bảo tính chuyên sâu, chuyên nghiệp, hiệu quả.

- Về công tác thanh tra, kiểm tra NNT: Công tác thanh tra, kiểm tra NNT phải đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, hiệu quả trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại NNT tại tất cả các khâu đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế và hoàn thuế; tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin; tập trung thúc đảy việc xây dựng và sử dụng cơ sở dữ liệu NNT một cách hiệu quả.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu NNT: Xây dựng cơ sở dữ liệu NNT đầy đủ, chính xác, tập trung thống nhất trên phạm vi cả nƣớc.

- Xây dựng bộ máy quản lý thu thuế: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp, chuyên sâu, liêm chính.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNDN

TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN CƢ JÚT

3.2.1. Hoàn thiện ập dự

- Công tác lập dự toán thu ngân sách cần có định hƣớng trong vấn đề tạo nguồn thu, nhƣ thu thập số liệu thu thuế TNDN trong nhiều năm, khảo sát tình hình SXKD của các DN trên địa bàn đặc biệt các DN lớn có khả năng ảnh hƣởng lớn đến nguồn thu.

- Việc lập dự toán thu ngân sách Nhà nƣớc không chỉ dừng lại ở việc khai thác nguồn thu hiện có mà còn phải bằng chính sách nuôi dƣỡng. Căn cứ vào số liệu dự báo tốc độ tăng trƣởng kinh tế của năm lập dự toán, tình hình phát triển kinh tế trong thời gian tới.

- Làm tốt hơn nữa công tác xây dựng và phân bổ dự toán, hƣớng dẫn và kiểm tra việc thực hiện dự toán thu ngân sách Nhà nƣớc đã đƣợc giao.

Để thực hiện tốt những biện pháp trên, trong thời gian tới ngành thuế cần thu thập, xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ, kịp thời hơn, xây dựng các mô hình dự báo, đào tạo cán bộ có năng lực dự báo. Đồng thời, tổ chức học tập,

nghiên cứu kinh nghiệm dự báo của các nƣớc, mời các chuyên gia nƣớc ngoài tƣ vấn, áp dụng các phƣơng pháp dự báo thu hiện đại của các nƣớc tiên tiên trên thế giới.

3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế

Một trong những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng trách nhiệm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện cư jút, tỉnh đắk nông (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)