Mất sữa (Agalactiae)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định một số vi khuẩn là nguyên nhân gây ra hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa và ứng dụng một số biện pháp phòng trị bệnh trên lợn nái nuôi tại huyện bình lục hà nam (Trang 37 - 38)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Hội chứng M.M.A ở lợn nái sinh sản

2.2.3. Mất sữa (Agalactiae)

Chứng mất sữa thường gặp ở lợn nái sau khi đẻ với những biểu hiện đặc trưng là núm vú bị teo dần và cứng lại, lợn con bị đói sữa kêu rít, liên tục đòi bú, thể trạng gầy sút, da khô, lợn mẹ không có sữa nằm sấp xuống để giấu bầu vú không cho con bú.

Chứng mất sữa thường do các nguyên nhân sau:

Lợn mẹ sót nhau, nhau còn tồn tại trong tử cung từ đó luôn tiết ra Folliculin ngăn trở sự phân tiết Prolactin làm cho tuyến vú không sinh sữa.

Chứng mất sữa thường đi kèm trong các bệnh gây sốt sữa cao như: Viêm tử cung có mủ, các trường hợp sốt do nguyên nhân bệnh khác như bệnh truyền nhiễm, viêm phổi, viêm vú… cũng gây mất sữa hoàn toàn.

Do lợn mẹ bị sụt Canxi huyết.

Do đẻ khó làm quá trình đẻ kéo dài tiêu hao nhiều năng lượng mà năng lượng ấy lại được lấy từ chất bột đường, chất bột đường không được chuyển hóa thành đạm, từ đạm thành sữa, do khẩu phần ăn thiếu nhiều chất bột đường nên khi chất bột đường bị cạn thì tuyến vú căng nhưng không có sữa.

Thiếu vitamin C để đồng hóa chất bột đường thành đạm, gây viêm vú và mất sữa.

Thời tiết quá nóng lượng nước quá thiếu, cũng là nguyên nhân dẫn đến kém sữa.

Trong bệnh viên tử cung nhẹ, viêm vài bầu vú, sự mệt nhọc sau khi sinh chỉ làm kém sữa trong thời gian ngắn (2-3 ngày). Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác dẫn đến mất sữa như:

Bệnh sốt sữa, bại liệt sau khi sinh.

Nái béo do ăn quá nhiều trong giai đoạn hậu bị, mỡ tích nhiều trong tuyến vú, chèn ép làm tuyến vú phát triển yếu, cho ăn nhiều trong giai đoạn mang thai dẫn đến sự chán ăn (bỏ ăn) sau khi sinh.

Các trường hợp mất sữa thường rất khó điều trị biện pháp tốt nhất là cai sữa đàn con sớm hoặc ghép bầy tách lợn nái. Chỉ trong trường hợp kém sữa, các biện pháp kích thích lợn nái ăn, cung cấp đủ nước uống, truyền nước, tiêm oxytocin hoặc sử dụng các chế phẩm có chứa Cazein- iode mới có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định một số vi khuẩn là nguyên nhân gây ra hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa và ứng dụng một số biện pháp phòng trị bệnh trên lợn nái nuôi tại huyện bình lục hà nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)