2.3.1. Tỉ lệ mắc M.M.A trên lợn nái
Các cuộc điều tra về tỉ lệ mắc hội chứng M.M.A trên lợn nái sinh sản của khoa thú y - Trường Đại học Nông lâm TPHCM cho biết có khoảng 33 – 62% lợn nái mắc hội chứng M.M.A sau khi sinh, trong đó chủ yếu là viêm tử cung.
2.3.2. Vi sinh vật gây hội chứng M.M.A
Từ các mẫu sữa, dịch âm đạo và sữa của nái mắc hội chứng M.M.A một số tác giả đã phân lập và công bố các loại vi sinh vật sau đây gây nhiễm trùng tử
cung và vú, gây nên hội chứng M.M.A: Ecoli, Staphylococcus aureus,
Streptococcus, Klebsiella aergenes, Pseudomonas spp (trích dẫn Đặng Đắc
Thiệu, 1978). Tác giả Urban et al. (1983), Berstchinger (1993) cũng ghi nhận
các loại vi sinh vật trên đây gây hội chứng. Takagi et al. (1997) đã phân lập được
30 dòng vi khuẩn E.coli gây hội chứng M.M.A và cho biết các vi khuẩn này
không thuộc nhóm sản xuất Enterotoxin chịu nhiệt.
Tại khu vực Tp Hồ Chí Minh, Lê Minh Chí và Nguyễn Như Pho (1985) đã công bố các vi khuẩn sau đây tham gia gây nhiễm trùng tử cung và tuyến vú
trên lợn sau khi sinh: E.coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus spp,
thường xuyên có mặt trong chuồng trại, lợi dụng lúc sinh sản, tử cung, âm đạo xây xát, chứa nhiều sản dịch, sẽ xâm nhập và tấn công hệ thống niêm mạc sinh dục, gây hiện tượng nhiễm trùng.
2.3.3. Nhiệt độ chuồng nuôi
Frazer (1970) (Đặng Đắc Thiệu, 1978) nhận xét về các trường hợp mắc hội chứng M.M.A ở Jamaica là do thời tiết quá nóng, nếu được tắm mát nhất là giai đoạn trước khi sinh sẽ làm giảm tỉ lệ mắc bệnh.
2.3.4. Phòng ngừa hội chứng M.M.A
Việc sử dụng kháng sinh để phòng ngừa hội chứng M.M.A được nhiều tác giả nghiên cứu:
+ Trong nước: theo tác giả Nguyễn Văn Thanh (2003), khi nghiên cứu tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi ở đồng bằng Sông Hồng tác giả cho biết khi tiêm PGF2α kết hợp với lugol 0,1% thụt rửa tử cung ngày 1 lần cho hiệu quả rất cao, rút ngắn thời gian điều trị cũng như thời gian động dục lại của lợn nái. Tác giả cho biết PGF2α tạo ra những cơn co bóp nhẹ nhàng giống như những cơn co bóp sinh lý ở tử cung giúp đẩy các chất bẩn và dịch rỉ viêm ra ngoài, nhanh chóng hồi phục cơ tử cung, phá vỡ thể vàng giúp gia súc động dục trở lại. Kết hợp với Iodine trong Lugol có tác dụng sát trùng, đồng thời qua niêm mạc tử cung Iodine được hấp thu giúp cơ tử cung hồi phục rất nhanh chóng, buồng trứng hoạt động, noãn bao bao phát triển, làm xuất hiện lại chu kỳ động dục.
Theo tác giả Trần Tiến Dũng và cs. (2002), khi gia súc bị bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ, viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng, cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài, lưu cữu trong đó làm cho bệnh nặng thêm. Các tác giả đề nghị nên dùng Oxytoxin hoặc PGF2α kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ.
Khoa chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm đã sử dụng các kháng sinh: Streptomycin phối hợp với Penicillin, Chloramphenicol tiêm một lần ngay trước khi sinh, hoặc tetracycline cho ăn liên tục 3 ngày trước khi sinh hoặc đặt viên kháng sinh vào tử cung trong 3 ngày sau khi sinh đã cho biết kết quả tốt trong việc phòng ngừa hội chứng M.M.A. (Nguyễn Văn Thanh, 2003).
chứng M.M.A trên 3 nhóm lợn: nhóm 1 tiêm bắp 50mg/kg thể trọng/ngày trong 3 ngày liên tục sau khi sinh, nhóm 2 dùng liều tương tự nhưng được cấp bằng đường thụt rửa, nhóm 3 sử dụng liều 200 mg cấp bằng đường thụt rửa. Tác giả kết luận liều 200 mg Ampicillin cấp qua đường thụt rửa có kết quả phòng ngừa
hội chứng M.M.A tốt nhất. Mendler et al. (1997) sử dụng enrofloxacin với liều
2,5mg/Kg thể trọng trong 3 ngày liên tục sau khi sinh. Tác giả cho biết Enrofloxaxin có tác dụng làm giảm tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A và tiêu chảy lợn con theo mẹ. Wowron (1996) sử dụng viên kháng sinh sulfamethoxazole và trimethoprime đặt tử cung sau khi sinh đã cho biết có tác dụng làm giảm bớt hội chứng M.M.A. trên lợn nái (trích dẫn bởi (Nguyễn Như Pho, 2002).
Về sử dụng kích thích tố, Johnson & Cockerill (1970) (trích dẫn bởi Đặng Đắc Thiệu, 1978) nhận xét: Thyroprotein có tác dụng kích thích sản xuất sữa trên cơ sở làm tăng toàn diện sự biến dưỡng của cơ thể. Tác giả đã dùng 200g Thyroprotein trộn trong 1 tấn thức ăn cho nái ăn 1 tuần trước khi sinh và trong giai đoạn nuôi con. Mercy (1990), (Bilkei and Boleskei (1993) cho rằng oxytocin có kích thích thải sữa, co bóp tử cung để tống sản dịch hoặc nhau sót, có tác dụng
phòng ngừa kém sữa và viêm tử cung. Maffelo et al. (1984) sử dụng
prostaglandin F2α chích cho lợn nái vào 3 ngày trước khi sinh. Tác giả ghi nhận lợn nái sinh tập trung sau khi chích thuốc 24 – 30 giờ và không có trường hợp mắc hội chứng M.M.A.
Schleifer et al. (1984) nghiên cứu sử dụng probiotic với thành phần là vi
khuẩn Streptococcus faecium trong thời gian 7 ngày trước và sau khi sinh và cho
biết probiotic cấp cho lợn nái có tác dụng làm giảm tỉ lệ lợn con tiêu chảy từ 8,5% xuống còn 2,5%. Ngoài ra, probiotic có tác dụng làm giảm hội chứng M.M.A trên lợn nái.
Hỗn hợp chất điện giải và các khoáng chất cũng được Kotowski (1990) cấp cho lợn nái mang thai nhằm phòng ngừa stress. Tác giả công bố hỗn hợp chất điện giải và các khoáng chất có tác dụng làm giảm hội chứng M.M.A từ 60% xuống còn 32%.
Về vệ sinh, Lerch (1987) qua thí nghiệm tăng cường điều kiện vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái kết hợp giảm mật độ nuôi nhốt nái mang thai cho biết các biện pháp trên có tác dụng làm giảm hội chứng M.M.A.
2.3.5. Chẩn đoán và điều trị hội chứng M.M.A
Việc chẩn đoán hội chứng M.M.A thường được căn cứ theo triệu chứng lâm sàng như đã mô tả. Trong đó triệu chứng sốt sau khi sinh được coi là dấu hiệu quan trọng giúp phát hiện sớm khi viêm tử cung. Một phương pháp chẩn
đoán sớm thể viêm vú được Awad et al. (1990), đề nghị là phân tích các chỉ tiêu
lactose, protein và ion Na+ trong sữa. Nái viêm vú thường có hàm lượng lactose
trong sữa tăng lên, protein và Na+ giảm xuống.
Về điều trị hội chứng M.M.A Khoa Thú y - Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội đã thử nghiệm hiệu quả điều trị viêm tử cung bằng các loại kháng sinh khác nhau và phần lớn cho biết các loại kháng sinh thường có hiệu quả tốt trong điều trị. Đặc biết theo tác giả Nguyễn Văn Thanh dùng chế phẩm PGF2α kết hợp với Lugol thụt rửa tử cung ngày 1 lần cho hiệu quả rất cao.
Tóm lại, có nhiều công trình nghiên cứu về hội chứng M.M.A ở nước ngoài được công bố, xong ít có công trình trong nước, các công trình trong nước được liệt kê trên đây chỉ tập trung vào việc điều tra tỉ lệ mắc bệnh, khảo sát vi sinh vật gây bệnh và sử dụng kháng sinh để điều trị. Hiện tại ở Viêt Nam đang tiến hành nghiên cứu đề tài cấp bộ về hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (M.M.A) của PGS. TS. Nguyễn Văn Thanh và TS. Trịnh Đình Thâu Khoa - Thú y - Trường Đại học Nông Nghiệp I - Hà Nội. Việc nghiên cứu các biện pháp tăng sức kháng bệnh cho lợn nái mang thai, tăng cường điều kiện vệ sinh để làm giảm nguy cơ mắc hội chứng M.M.A sau khi sinh là rất cần thiết.
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1.1 Điều tra khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại qua các lứa: 1; 2 – 4; > 4. 4; > 4.
3.1.2. Khảo sát tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A ở đàn lợn nái sau khi sinh. 3.1.3. Xác định một số chỉ tiêu lâm sàng của lơn nái mắc hội chứng M.M.A 3.1.3. Xác định một số chỉ tiêu lâm sàng của lơn nái mắc hội chứng M.M.A 3.1.4 Xác định ảnh hưởng của hội chứng M.M.A đến năng suất sinh sản 3.1.5 Xác định thành phần các loại vi khuẩn trong dịch tiết tử cung của lợn nái tại trại lợn.
3.1.6 Xác định độ mẫn cảm của các loại vi khuẩn phân lập từ dịch viêm tử cung, âm đạo của lợn nái với thuốc kháng sinh cung, âm đạo của lợn nái với thuốc kháng sinh
3.1.7 Xác định độ mẫn cảm của tập đoànvi khuẩn phân lập được từ dịch viêm tử cung, âm đạo của lợn nái với thuốc kháng sinh viêm tử cung, âm đạo của lợn nái với thuốc kháng sinh
3.1.8 Thử nghiệm điều trị hội chứng M.M.A và theo dõi khả năng sinh sản sau khi khỏi bệnh của lợn nái sau khi khỏi bệnh của lợn nái
3.1.9 Thử nghiệm phòng hội chứng M.M.A cho lợn nái ngoại sản 3.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU 3.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đàn lợn nái ngoại sinh sản nuôi tại trại lợn giống Huyện Bình Lục - Hà Nam.
3.2.2. Nguyên liệu nghiên cứu
3.2.2.1. Các môi trường nuôi cấy và phân lập vi khuẩn * Các môi trường phổ thông
- Môi trường nước thịt: dùng để nuôi cấy mẫu xét nghiệm ngay từ đầu. - Môi trường thạch thường: dùng để kiểm tra khuẩn lạc và làm kháng sinh đồ.
*Các môi trường chuyên dụng dùng trong phân lập và giám định vi khuẩn
- Môi trường Sapman: dùng để phân lập và xác định độc lực của cầu khuẩn.
- Môi trường Brilliant Green agar: dùng để phân lập vi khuẩn E. Coli và
- Môi trường Edwards medium: dùng để phân lập vi khuẩn Streptococcus. - Môi trường thạch máu: dùng để giữ và bảo quản vi khuẩn.
3.2.2.2. Giấy tẩm kháng sinh
- Các mảnh giấy chuẩn đã được tẩm kháng sinh theo đúng tiêu chuẩn Quốc tế do hãng Oxoid (Phạm Hữu Doanh) sản xuất.
- Các thuốc kháng sinh dùng để tẩm đều đạt tiêu chuẩn dược điển Việt Nam 1994 do phòng quản lý thuốc thú y - Cục thú y Trung ương cung cấp.
Địa điểm nghiên cứu: phòng thí nghiệm trọng điểm 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
+ Xác định tỷ lệ lợn nái mắc bệnh Viêm tử cung bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp công nhân làm tại trại, kết hợp với theo dõi trực tiếp.
+ Phân lập giám định thành phần, vi khuẩn trên các môi trường chuyên dụng theo các phương pháp vi sinh vật thường quy.
+ Thực hiện kỹ thuật kháng sinh đồ theo phương pháp Kirby - Bauer. Kháng sinh tẩm vào đĩa giấy với nồng độ thích hợp sẽ khuếch tán ra mặt thạch xung quanh và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Đường kính vòng vô khuẩn bị ức chế thể hiện tính nhạy cảm của vi khuẩn đối với thuốc kháng sinh. Trường hợp không có vòng ức chế có nghĩa là vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh. Các
vi khuẩn được xác định nuôi cấy là Staphylococcus, Streptococcus, E. Coli và
Salmonella.
+ Xác định phác đồ điều trị bệnh hữu hiệu qua theo dõi khả năng sinh sản của những lợn nái sau khi được điều trị lành bệnh.
3.3.1. Lấy mẫu dịch tử cung của lợn nái
* Cách lấy mẫu dịch tử cung lợn để xét nghiệm
Thực hiện lấy mẫu dịch tử cung của lợn nái bình thường sau đẻ 12 -24 giờ và lợn nái bị viêm tử cung ở các trại được điều tra.
Dùng mỏ vịt (đã được sát trùng) để mở mở âm đạo, sau đó lấy thìa sản khoa thu dịch tử cung cho vào ống nghiệm (đã được vô trùng), mỗi lần lấy khoảng 3- 5 ml.
* Bảo quản và xử lý mẫu
Các mẫu dịch thí nghiệm sau khi lấy đựơc bảo quản lạnh bằng thùng đá
trong quá trình vận chuyển và bảo quản ở -200C tại phòng thí nghiệm cho đến khi
3.3.2. Phương pháp xác định số loại và số lượng vi khuẩn
3.3.2.1. Phương pháp xác định số loại vi khuẩn
Mỗi loại vi khuẩn khi mọc trên các môi trường thì khuẩn lạc có đặc tính mọc đặc trưng. Dựa vào những đặc điểm đặc trưng đó để xác định loại vi khuẩn có trong mẫu dịch tử cung.
- Môi trường thạch thường:
+ Staphylococcus: khuẩn lạc dạng S, tròn bóng, rìa gọn, mặt lồi, có màu vàng. + Streptococcus: khuẩn lạc dạng S, nhỏ, màu hơi xám, bóng.
+ Salmonella: khuẩn lạc dạng S, có thể dạng R, tròn, trong hoặc hơi xám, nhẵn bóng, hơi lồi lên ở giữa.
+E. Coli: khuẩn lạc dạng S, có thể dạng R, tròn, ướt, màu tro hay trắng
nhạt, hơi lồi.
- Môi trường thạch MacConkey:
+ E. Coli: hình thành những khuẩn lạc dạng S, màu hồng cánh sen.
+ Salmonella: khuẩn lạc tròn, trong không màu, nhẵn bóng, hơi lồi ở giữa. - Môi trường thạch Birrilliant Green Agar:
+ E. Coli: khuẩn lạc dạng S, màu vàng chanh. + Salmonella: khuẩn lạc dạng S, màu hồng nhạt.
- Môi trường Chapman:
+ Staphylococcus: khuẩn lạc to, rìa gọn, nếu là tụ cầu gây bệnh làm môi
trường biến màu vàng, nếu là tụ cầu không gây bệnh: môi trường màu đỏ. - Môi trường Edwards Medium:
+ Streptococcus: vi khuẩn mọc tốt, khuẩn lạc nhỏ, mịn, ướt, mặt hơi lồi, trong sáng.
Trên cơ sở đó sau khi nuôi cấy mẫu trên môi trường thạch thường trong tủ
ấm 37oC/18- 24 giờ, quan sát hình thái và kích thước khuẩn lạc ta có thể phân
loại và xác định được số lượng của từng loại. Sau đó tiến hành phân lập, giám định các khuẩn lạc đó bằng cách chọn các khuẩn lạc điển hình cho từng loại vi khuẩn cấy sang các môi trường chuyên dụng.
3.3.2.2. Phương pháp xác định số lượng vi khuẩn
trên môi trường thạch thường, tuỳ theo số vi khuẩn có trong bệnh phẩm. Mẫu xét nghiệm cần phải pha loãng đến mức độ cần thiết. Sau nhiều lần cấy mẫu với các độ pha loãng khác nhau, chúng tôi đã xác định đựơc độ pha loãng thích hợp với các bệnh phẩm như sau:
+ Dịch tử cung lợn sau đẻ là: 10-4.
+ Dịch tử cung lợn bị viêm tử cung là: 10-7.
- Sau khi pha loãng, chúng tôi tiến hành cấy vi khuẩn vào đĩa thạch. Cấy dịch pha loãng mẫu trong môi trường thạch cứng rồi đếm số lượng khuẩn lạc (CFU). Số lượng CFU tương đương với số lượng vi khuẩn. Để có kết quả chính xác, cần thống nhất nhiệt độ và thời gian nuôi cấy. Số vi khuẩn có trong 1 ml dịch mẫu được tính theo công thức:
X= 10.A/N
Trong đó: X: số khuẩn lạc trong 1ml dịch.
A: số khuẩn lạc trung bình trên một đĩa petri.
N: độ pha loãng.
3.3.3. Xác định độ mẫn cảm của các chủng vi khuẩn và tập đoàn vi khuẩn phân lập được từ dịch tử cung lợn với thuốc kháng sinh. phân lập được từ dịch tử cung lợn với thuốc kháng sinh.
- Dùng tampon vô khuẩn nhúng vào nhuyễn dịch rồi lấy lên ép nhẹ và xoay nhẹ que gòn trên thành ống nghiệm. Động tác này sẽ loại bỏ được lượng huyễn dịch vi khuẩn thừa khỏi que gòn.
- Ria vi khuẩn lên mặt thạch. Chờ thạch khô trong vòng 3 - 5 phút.
- Dùng pank vô trùng đặt các mảnh giấy kháng sinh tiếp xúc đều với mặt thạch. Các mảnh giấy tẩm kháng sinh đặt cách nhau không dưới 24 mm. Sau khi đặt các mảnh giấy vào đĩa thạch được khoảng 15 phút, đặt đĩa thạch vào tủ ấm
37oC, sau 16 - 18 giờ lấy ra đọc kết quả.
- Sau khi ủ 16 - 18 giờ, vi khuẩn sẽ mọc thành những khóm mịn tiếp hợp nhau và vòng vô khuẩn là một vòng tròn đồng nhất.
- Đo đường kính vòng vô khuẩn bằng thước có đơn vị là mm, bằng cách áp thước lên mặt sau của đáy hộp thạch. Nếu cạnh của vòng ức chế không rõ nét thì phải đo chỗ hẹp nhất và chỗ rộng nhất rồi lấy giá trị trung bình. Đường kính