Việc chẩn đoán hội chứng M.M.A thường được căn cứ theo triệu chứng lâm sàng như đã mô tả. Trong đó triệu chứng sốt sau khi sinh được coi là dấu hiệu quan trọng giúp phát hiện sớm khi viêm tử cung. Một phương pháp chẩn
đoán sớm thể viêm vú được Awad et al. (1990), đề nghị là phân tích các chỉ tiêu
lactose, protein và ion Na+ trong sữa. Nái viêm vú thường có hàm lượng lactose
trong sữa tăng lên, protein và Na+ giảm xuống.
Về điều trị hội chứng M.M.A Khoa Thú y - Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội đã thử nghiệm hiệu quả điều trị viêm tử cung bằng các loại kháng sinh khác nhau và phần lớn cho biết các loại kháng sinh thường có hiệu quả tốt trong điều trị. Đặc biết theo tác giả Nguyễn Văn Thanh dùng chế phẩm PGF2α kết hợp với Lugol thụt rửa tử cung ngày 1 lần cho hiệu quả rất cao.
Tóm lại, có nhiều công trình nghiên cứu về hội chứng M.M.A ở nước ngoài được công bố, xong ít có công trình trong nước, các công trình trong nước được liệt kê trên đây chỉ tập trung vào việc điều tra tỉ lệ mắc bệnh, khảo sát vi sinh vật gây bệnh và sử dụng kháng sinh để điều trị. Hiện tại ở Viêt Nam đang tiến hành nghiên cứu đề tài cấp bộ về hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (M.M.A) của PGS. TS. Nguyễn Văn Thanh và TS. Trịnh Đình Thâu Khoa - Thú y - Trường Đại học Nông Nghiệp I - Hà Nội. Việc nghiên cứu các biện pháp tăng sức kháng bệnh cho lợn nái mang thai, tăng cường điều kiện vệ sinh để làm giảm nguy cơ mắc hội chứng M.M.A sau khi sinh là rất cần thiết.
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU