3.4.1 Phòng hội chứng M.M.A
* Vệ sinh
- Vệ sinh chuồng đẻ, lợn nái, đặc biệt là bộ phận sinh dục trước và sau đẻ sạch sẽ là khâu rất quan trọng. Dùng 10ml dung dịch RTD-iodin 10% pha với 2 lít nước định kỳ sát trùng chuồng trại 10 ngày 1 lần và 5 ngày trước khi nái đẻ, giữ chuồng trại lợn nái khô sạch. Tắm cho nái trước khi đẻ 1 ngày và sau khi đẻ lau rửa bộ phận sinh dục lợn nái bằng dung dịch sát trùng RTD-iodin.
- Đảm bảo vệ sinh nguồn nước uống và thức ăn. Cho nái uống đủ nước trong giai đoạn mang thai (khoảng 20lít/con/ngày). Hạn chế khẩu phần ăn cho
nái trước khi sinh, giảm chất đạm, tăng cường chất xơ.
- Đảm bảo thực hiện khâu đỡ đẻ đúng kỹ thuật. Tay người đỡ đẻ phải được sát trùng kỹ trước khi thao tác. Thực hiện tốt việc để lợn nái đẻ tự nhiên, không can thiệp bằng tay (trừ trường hợp đẻ khó).
* Phối giống
Khi phối giống trực tiếp cả con cái và con đực phải được vệ sinh kỹ cơ quan sinh dục. Khi phối giống cho lợn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trước khi phối, sát trùng kỹ dụng cụ dẫn tinh, khi dẫn tinh phải nhẹ nhàng đảm bảo đúng kỹ thuật, vì nếu khâu phối giống không tốt sẽ làm xây sát niêm mạc tử cung, đưa mầm bệnh vào trong tử cung, làm lây lan mầm bệnh từ con ốm sang con khoẻ.
* Dùng thuốc ngay sau khi đẻ
- Tiêm ngay một liều thuốc kháng sinh để phòng ngừa Viêm đường sinh dục. Chọn những loại kháng sinh không ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa như:
Terramycin*/LA tiêm bắp 1ml/10kgP, tiêm 1 liều duy nhất;Vidan-T tiêm bắp
20ml/con/lần x 2lần/ngày; Tylan 50 hoặc Suanavil 5 tiêm 10cc/1con/ngày, liên tục trong 3 ngày... Trong thời gian tiêm kháng sinh, tiêm trợ lực, trợ sức bằng vitamin C, vitamin B1, vitamin B12, B. complex, Gluconat canx…kích thích lợn ăn khoẻ để tiết sữa cho lợn con.
- Tiêm 1 mũi Hanprost, liều 1,5ml/con để tạo ra các cơn co bóp nhẹ nhàng giống cơn co bóp sinh lý nhằm đẩy các chất bẩn ra ngoài. Đồng thời nó còn có tác dụng kích thích cơ tử cung nhanh chóng hồi phục và phá huỷ thể vàng. Vì vậy, hạn chế được viêm tử cung và thúc đẩy gia súc nhanh chóng động dục trở lại sau cai sữa.
3.4.2. Điều trị bệnh Viêm nội mạc tử cung
Sau khi có kết quả làm kháng sinh đồ, chúng tôi chọn ra ba loại kháng
sinh mà tập đoàn vi khuẩn mẫn cảm nhất để xây dựng các phác đồ điều trị.
*3 phác đồ điều trị .
- Phác đồ 1:
+ Dùng Amoxycillin: 1 ml/ 10 kg P, tiêm bắp, liệu trình 3-5 ngày (2 lần/ ngày).
+ Dùng Dexamethazol: 10 ml/con/ngày.
- Phác đồ 2:
+ Dùng Lincomycin: 1 ml/10 kg P, tiêm bắp ngày 2 lần, kết hợp thụt rửa
bằng dung dịch KMnO4 0,1 % với liều 2000 ml/lần/con/ngày, liệu trình 3- 5 ngày.
+ Dùng Oxytocin 6 ml/lần/ngày, liệu trình 3-5 ngày.
- Phác đồ 3:
+Dùng Hanprost: 1,5 -2 ml/con, chỉ dùng 1 lần trong suốt quá trình điều trị. +Dùng Amoxycillin: 1 ml/10kg P, tiêm bắp, liệu trình 3-5 ngày (2 lần/ ngày). + Dùng dung dịch Lugol 0,1 % thụt rửa với liều 1500 ml/con/ngày, liệu trình 3-5 ngày.
+ Dùng Oxytocin 6 ml/lần/ngày, liệu trình 3- 5 ngày.
Cả 3 phác đồ đều dùng thêm thuốc bổ, trợ sức, trợ lực, dịch truyền, hạ sốt...
3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Tất cả các số liệu đều được theo dõi, ghi chép và xử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học thông qua phần mềm Excel trên máy vi tính.
Tổng số con mắc bệnh
+Tỷ lệ mắc bệnh (%) = x 100
Tổng số con theo dõi
Tổng số con động dục
+Tỷ lệ động dục lại (%) = x 100
Tổng số con đã khỏi bệnh
Tổng số con có thai khi phối lần đầu
+ Tỷ lệ có thai khi phối lần đầu (%) = x 100
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI QUA CÁC LỨA: 1; 2 – 4; > 4 NGOẠI QUA CÁC LỨA: 1; 2 – 4; > 4
Bảng 4.1. Kết quả điều tra khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại qua các lứa 1, 2 – 4, > 4
Lứa Chỉ tiêu theo dõi
1 (n = 50) 2- 4 (n = 95) > 4 (n = 47) Tỷ lệ thụ thai (%) 78,00 94,74 72,34
Số con sinh ra /lứa 8,76 1,5 12,33 1,15 11,76 1,24 Số con sống sau 24 h 6,95 1,5 11,87 1,25 10,33 1,47 Trọng lượng lợn con sinh ra 1,0 0,25 1,1 0,25 0,9 0,55 Trọng lượng lợn con cai sữa 5,47 0,15 6,67 0,17 5,75 0,25
Bảng 4.1 cho thấy: Tỷ lệ thụ thai ở lứa 1 là 78,00%, lứa 2 – 4 là 94,74 %,
lứa > 4 là 72,34. Số con sinh ra ở lứa 1 là 8,76 1,5, lứa 2 – 4 là 12,33 1,15,
lứa > 4 là 11,76 1,24. Số con sống sau 24 h/ lứa là 6,95 1,5, lứa 2 – 4 là
11,87 1,25, lứa > 4 là 10,33 1,47. Trọng lượng lợn con sinh ra ở lứa 1 là
1,0 0,25, lứa 2 – 4 là 1,1 0,25, lứa > 4 là 0,9 0,55.Trọng lượng lợn con
cai sữa lứa 1 là 5,47 0,15, lứa 2 – 4 là 6,67 0,17, lứa > 4 là 5,75 0,25.
Như vậy qua bảng 4.1 thì tỷ lệ thụ thai, số con sinh ra / lứa, số con sống sau 24 h / lứa, trọng lượng lợn con sinh ra, trọng lượng lợn con cai sữa ở lứa 2 – 4 là cao nhất. Khả năng sinh sản của lợn ở lứa 2 – 4 đạt kết quả tốt nhất. Vì ở lứa 2 – 4 thì gia súc thành thục cả về tính dục và thể vóc, gia súc đẻ lứa 2 – 4 thì cổ tử cung mở rộng hơn thuận lợi cho việc sinh đẻ.
4.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TỶ LỆ MẮC HỘI CHỨNG M.M.A TRÊN ĐÀN LỢN NÁI SAU KHI SINH ĐÀN LỢN NÁI SAU KHI SINH
Kết quả bảng 4.2 cho thấy: Tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng M.M.A khá cao dao động trong khoảng 33,33% đến 51,42%. Trong số 116 nái mắc hội chứng M.M.A có 58 nái mắc viêm tử cung + viêm vú, chiếm tỷ lệ 50,88%, số nái mắc viêm tử cung + mất sữa là 46 nái, chiếm tỷ lệ 40,35%, số nái mắc thể điển hình (viêm tử cung, viêm vú, mất sữa) là 12 nái chiếm tỷ lệ 10,53%.
Bảng 4.2. Tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A trên đàn lợn nái sau khi sinh tại trại qua các tháng
Tháng
Chỉ tiêu 9 10 11 12 Tổng
Số nái khảo sát (con) 70 62 65 60 257
Số nái mắc hội chứng M.M.A 36 30 28 20 116 Tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A(%) 51,42 48,39 43,10 33,33 44,36 Số nái VTC + viêm vú (con) 17 17 14 10 58 Tỷ lệ viêm tử cung + viêm vú (%) 47,22 56,67 50,00 50,00 50,88 Số nái viêm tử cung + mất sữa (con) 15 11 12 8 46 Tỷ lệ viêm tử cung + mất sữa (%) 41,67 36,67 42,86 40,00 40,35 Số nái mắc thể điển hình(con) 4 2 4 2 12 Tỷ lệ mắc thể điển hình (%) 11,11 6,67 14,28 10,00 10,53
Ở thể viêm tử cung kết hợp viêm vú, lợn nái thường bị mắc viêm tử cung nhẹ, lợn có dấu hiệu hơi sốt, có thể bỏ ăn không hoàn toàn hoặc ăn không hết khẩu phần. Dịch viêm thường có màu trắng nhạt, lợn cợn, các bầu vú không bị viêm hết mà chỉ viêm trên một vài bầu vú, sờ vào các vú bị viêm thấy nóng và cứng, vắt sữa thấy có sữa chảy ra, lợn con liên tục đòi bú, khi bú thường kêu rít tranh vú với nhau. Ở thể viêm tử cung kết hợp với mất sữa lợn nái có biểu hiện viêm tử cung nặng hơn, lợn nái sốt cao bỏ ăn không hoàn toàn hoặc có thể bỏ ăn hoàn toàn trong 1 – 2 ngày. Dịch viêm có màu trắng xám hoặc hồng, mùi tanh, lợn nái nằm thở mạnh, lười cho con bú. Lợn con liên tục đòi bú, kêu rít, da nhăn nheo.
Ở thể điển hình (viêm tử cung, viêm vú, mất sữa) đây là thể nhiễm trùng tử cung rồi dẫn đến nhiễm trùng máu lợn nái thường có biểu hiện: bỏ ăn hoàn toàn, sốt cao không cho con bú, dịch viêm ở tử cung chảy ra có màu nâu. Toàn bộ lợn con theo mẹ gầy yếu, đi liêu xiêu, liên tục kêu rít đòi bú, trong những ngày đầu, sau đó lả dần. Ở thể điển hình thường điều trị không có hiệu quả, biện pháp tốt nhất là ghép đàn lợn con và loại thải lợn mẹ.
Kết quả mắc hội chứng M.M.A ở tháng 9 cao có thể là do: - Do ảnh hưởng của thời tiết:
- Do cơ cấu đàn nái: có nhiều nái mới vào lứa đẻ 1 -2, những nái đẻ lứa đầu xương chậu hẹp nên có hiện tượng đẻ khó, phải can thiệp bằng tay và các dụng cụ trợ sản nhiều nên gây xây xước niêm mạc tử cung gây viêm.
- Do công tác vệ sinh chuồng sàn, vệ sinh nái đẻ và kỹ thuật đỡ đẻ.
Trong quá trình theo dõi, thấy rằng vệ sinh chuồng sàn và vệ sinh cho nái đã được công nhân trong trại thực hiện nhưng không triệt để. Khi đỡ đẻ, công nhân để nái đẻ xong mới lau rửa phần sau và 2 hàng vú. Khi đẻ, cổ tử cung luôn mở mà việc vệ sinh, sát trùng không được thực hiện tốt nên các vi khuẩn cơ hội không bị tiêu diệt, chúng thừa cơ xâm nhập vào tử cung và gây viêm.
Nhận thấy rằng các trường hợp nái đẻ tự nhiên là rất ít, sự can thiệp bằng tay để móc thai của công nhân đỡ đẻ là phổ biến. Niêm mạc tử cung của lợn rất dễ bị tổn thương nên việc dùng tay đưa vào tử cung lợn nái nhiều lần đã làm sây sát niêm mạc tử cung. Niêm mạc tử cung bị tổn thương, vi khuẩn dễ bị xâm nhập vào lớp cơ gây viêm cơ tử cung , viêm tương mạc tử cung. Có thể gây nhiễm trùng huyết, vi khuẩn đến tuyến vú gây viêm vú mất sữa.
- Do một số nái quá béo: do khẩu phần ăn thừa dinh dưỡng.
4.3. SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÂM SÀNG CỦA LỢN NÁI MẮC HỘI CHỨNG M.M.A VÀ LỢN NÁI SAU ĐẺ BÌNH THƯỜNG CHỨNG M.M.A VÀ LỢN NÁI SAU ĐẺ BÌNH THƯỜNG
Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu lâm sàng của lợn nái mắc hội chứng M.M.A và lợn nái sau đẻ bình thường
Chỉ tiêu theo dõi
Nái bình thường (n= 15) Nái mắc hội chứng M.M.A (n=15) Chênh lệch giữa lợn khỏe và lợn bệnh Thân nhiệt (0C) 38,27 0,32 39,55 0,58 1,28 Tần số hô hấp (lần/ phút) 14,5 1,15 34,95 3,0 20,45 Dịch rỉ viêm Màu Mùi Trong, lỏng -Không có -Không có Có dịch rỉ viêm -Trắng, xám hoặc hồng -Mùi tanh
Phản ứng đau Không đau Có phản ứng đau
Qua kết quả theo dõi ở bảng 4.3 chúng tôi có nhận xét sau: Lợn nái ở
trạng thái bình thường thì thân nhiệt trung bình là 38,27 0,32 và tần số hô hấp
trung bình là 14,5 1,15 lần/ phút. Theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ
(2004) cho biết nhiệt độ và tần số hô hấp của lợn khoẻ bình thường là 37,5 – 38
0C và 8 – 18 lần/ phút. So với các chỉ tiêu trên thì kết quả theo dõi trên nái bình
thường của chúng tôi là hoàn toàn phù hợp.
Lợn mắc hội chứng M.M.A. Các chỉ tiêu sinh lý lâm sàng có sự thay đổi rõ rệt: Thân nhiệt và tần số hô hấp đều tăng lên so với bình thường. Cụ thể thân
nhiệt trung bình là 39,55 0C tăng 1,28 ; tần số hô hấp trung bình là 34,95 3 lần/ phút, tăng 20,45 lần so với tần số hô hấp của nái bình thường.
Ở lợn khoẻ, sau đẻ sản dịch chảy ra rất ít, kéo dài trong vòng 2 – 4 ngày là hết, còn khi lợn mắc viêm tử cung, viêm vú, mất sữa dịch viêm từ tử cung chảy ra đục và kéo dài. Màu sắc của dịch viêm chảy ra ở tử cung có màu xám hoặc màu trắng xám, dịch có mùi tanh. Dịch viêm chảy ra nhiều hơn khi con vật nằm xuống, lợn mẹ thở mạnh, há mồm ra thở, lười cho con bú, uống nước liên tục, ăn kém hoặc bỏ ăn, lợn con yếu, có lợn con nôn ra sữa, trong đàn lác đác có lợn con tiêu chảy.
4.4. ẢNH HƯỞNG CỦA HỘI CHỨNG M.M.A ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI
Tiến hành theo dõi 2 lô thí nghiệm trong 3 tháng
Lô 1: Gồm 20 nái khỏe mạnh, không mắc hội chứng M.M.A.
Lô 2: Gồm 20 nái mắc hội chứng M.M.A.(ở thể viêm tử cung + viêm vú). Đánh giá ảnh hưởng của hội chứng M.M.A đến năng suất sinh sản chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu: Thời gian động dục lại sau cai sữa (ngày), số động dục lại (con); Tỷ lệ động dục lại (%); Số đậu thai sau 1 chu kỳ (con); Số lợn sinh ra (con); Trọng lượng lợn con cai sữa ở 21 ngày tuổi (kg/con).
Các chỉ tiêu liên quan đến năng suất sinh sản của lợn nái giữa nhóm lợn không mắc hội chứng M.M.A so với nhóm lợn nái mắc bệnh được trình bày ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của hội chứng M.M.A đến năng suất sinh sản của lợn nái
Chỉ tiêu khảo sát Nái mắc hội chứng
M.M.A (n=20)
Nái bình thường (n= 20)
Thời gian động dục trở lại sau cai sữa (ngày) 6,67 1,24 5,8 1,15
Số động dục lại (con) 15 19
Tỷ lệ động dục lại (%) 75,00 95,00
Số đậu thai ở lứa sau (con) 14 19
Tỷ lệ đậu thai ở lứa sau (%) 70,00 95,00
Số lợn sinh ra (con) 158 224
Trọng lượng 21 ngày tuổi (kg) 5,440,15 6,670,13
Qua bảng 4.4 cho thấy:
trung bình 6,67 1,24, số lợn con sinh ra thấp, còn lô nái không mắc hội chứng
M.M.A số lợn con sinh ra cao hơn, thời gian động dục lại ngắn ngày hơn 5,8
1,15. Như vậy lô mắc hội chứng M.M.A đã ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất sinh sản của lợn nái. Ngoài ra lô nái mắc hội chứng M.M.A đã làm giảm tỷ lệ động dục, tỷ lệ đậu thai lứa sau thấp hơn và làm giảm trọng lượng lợn con cai sữa sau 21 ngày tuổi.
4.5. KẾT QUẢ PHÂN LẬP VÀ GIÁM ĐỊNH THÀNH PHẦN VI KHUẨN TRONG DỊCH TỬ CUNG, ÂM ĐẠO LỢN NÁI KHỎE VÀ LỢN MẮC HỘI CHỨNG M.M.A
Kết quả xét nghiệm 10 mẫu dịch tử cung âm đạo của lợn nái bình thường sau đẻ 12 – 24 h và 10 mẫu dịch tử cung âm đạo của nái bị viêm được trình bày ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Thành phần vi khuẩn trong dịch tử cung, âm đạo lợn nái khỏe và lợn mắc hội chứng M.M.A
Loại dịch
Loại vi khuẩn
Dịch âm đạo, tử cung lợn bình thường sau đẻ
Dịch âm đạo, tử cung lợn mắc hội chứng M.M.A sau đẻ Số mẫu kiểm tra Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) Số mẫu kiểm tra Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) Escherichia. coli 10 8 80,00 10 10 100 Staphylococcus aureus 10 8 80,00 10 10 100 Streptococcus 10 7 70,00 10 8 80,00 Salmonella 10 3 30,00 10 3 30,00 Pseudomonas 10 0 - 10 2 20,00
Qua kết quả bảng 4.5. Có nhận xét sau: Các loại vi khuẩn thường gặp
trong dịch tử cung, âm đạo lợn nái khoẻ mạnh sau đẻ như E. Coli,
Staphylococcus aureus, Streptococcus, Salmonella. Trong đó số mẫu bệnh phẩm
phát hiện thấy 80% E. Coli; 80% có Staphylococcus aureus; 70% có
Streptococcus và 30% thấy Salmonella.
Khi tử cung âm đạo bị viêm, tất cả các mẫu bệnh phẩm đều xuất hiện các vi khuẩn kể trên. Đặc biệt trong dịch viêm xuất hiện thêm loại vi khuẩn Pseudomonas với tỷ lệ 20%.
Các loại vi khuẩn cơ hội này luôn có mặt trong chuồng nuôi. Chúng tồn
al. (1983), trong nước tiểu lợn nái sắp sinh thường chứa các vi khuẩn E. Coli, Staphylococcus, Streptococcus, Salmonella.
Trong điều kiện sinh lý bình thường, cổ tử cung luôn khép chặt nên các vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập vào tử cung. Nhưng trong quá trình đẻ cổ tử cung luôn mở và sau khi đẻ cổ tử cung vẫn mở nên tình trạng nhiễm khuẩn là