Phần 4 Kết quả nghiên cứu thảo luận
4.1. Kết quả điều tra thực trạng vệ sinh thú y tại các hộ kinh doanh thịt bò,
4.1.2. Thực trạng quản lý
4.1.2.1. Thực trạng văn bản quản lý
- Quá trình điều tra khảo sát về thực trạng công tác quản lý hoạt động kinh doanh buôn bán thịt gia súc, gia cầm của các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố còn gặp nhiều khó khăn, kết quả điều tra chúng tôi đánh giá được thực trạng vệ sinh thú y tại các quầy kinh doanh thịt bò, lợn, gà. Sự yếu kém của Ban quản lý chợ, chính quyền địa phương trong công tác quản lý, không có ban chỉ đạo không có sự phối kết hợp của đoàn kiểm tra liên ngành các cấp, kết quả được cụ thể ở các bảng phân tích phiếu điều tra như sau:
Bảng 4.9. Thực trạng văn bản quản lý các cấp TT Danh mục TT Danh mục điều tra Số phiếu điều tra Phiếu xác nhận Phiếu không xác nhận SL % SL % 1 Hệ thống văn bản quản lý 350 306 87,43 44 12,57 2 Đề nghị đưa Luật Thú y để xử lý công tác KSGM, kiểm tra VSTY tại các chợ
350 330 94,29 20 5,71
3
Đề nghị thành lập BCĐ và Đoàn kiểm tra liên ngành thường xuyên kiểm tra tại các chợ
350 320 91,43 30 8,57
Bảng 4.9 cho thấy: 94,29 % ý kiến đề nghị đưa Luật Thú y vào các hệ thống văn bản, các cuộc họp chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương.
- Thành lập BCĐ các cấp từ thành phố tới xã, phường, về vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm do đồng chí Phó chủ tịch UBND làm trưởng ban, Trưởng ban Quản lý chợ làm phó ban thường trực.
- Quy hoạch tổng thể và chi tiết hệ thống các quầy, cửa hàng kinh doanh thịt gia súc, gia cầm sống và sản phẩm gia súc gia cầm chín.
4.1.2.2. Thực trạng nhân lực
- Ban hành văn bản chỉ đạo các cấp chính quyền, các ban ngành cùng cơ quan chuyên môn thường xuyên hợp tác trong việc thanh, kiểm tra các quầy, cửa hàng kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố.
- Thành lập ban chỉ đạo và đoàn kiểm tra Liên ngành các cấp, quản lý các hộ kinh doanh buôn bán, thịt gia súc, gia cầm tại địa phương; các cấp, các ngành có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện đúng thẩm quyền được giao.
Bảng 4.10. Thực trạng nhân lực quản lý
TT Danh mục điều tra Số phiếu
điều tra Phiếu xác nhận Phiếu không xác nhận SL % SL %
1 Đã được tập huấn Luật Thú y 350 89 25,43 261 74,57
2 Trình độ quản lý: - Trên Đại học 350 30 8,57 - - - Đại học 350 65 18,57 - - - Trung cấp 350 195 55,71 - - 3 Cán bộ quản lý ở xã, phường 350 86 24,57 264 75,43 4 Thành lập Ban chỉ đạo, công tác
quy hoạch 350 68 19,43 282 80,57 5 Sự phối kết hợp của các ban
ngành trong công tác triển khai 350 - - 350 100 * Nhân lực quản lý:
- Thực trạng vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố rất phức tạp, các cơ sở kinh doanh, buôn bán thịt gia súc, gia cầm nhỏ lẻ phân tán trên địa bàn còn nhiều, công tác quản lý của các cấp các ngành còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là nhân lực Thú y cơ sở còn thiếu và yếu về mọi mặt.
- Kết quả điều tra 350 cán bộ, hộ kinh doanh tham gia công tác quản lý, kinh doanh buôn bán thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố.
- 261/350 cán bộ quản lý các cấp chưa được tập huấn về Luật Thú y, chiếm 74,57% số phiếu điều tra, 89/350 cán bộ được tập huấn về Luật Thú y chiếm 25,43%, số cán bộ chưa được tập huấn về Pháp lệnh thú y đa số là ở tuyến xã, phường, do không nắm vững pháp luật trong lĩnh vực quản lý, dẫn đến tình trạng quản lý chồng chéo và bị buông lỏng. Nhân lực quản lý còn thiếu trầm trọng, không có cán bộ chuyên trách, hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm, kiêm nhiều việc nên dẫn đến tình trạng buông lỏng quản lý.
- 195/350 cán bộ quản lý các cấp có trình độ từ trung cấp trở lên, chiếm 55,71%. Cán bộ quản lý các cấp có trình độ đại học 65/350 phiếu chiếm 18,57%. Trên Đại học chỉ có 30/350 phiếu điều tra chiếm 8,57%. Cán bộ có trình độ từ trung cấp trở xuống chủ yếu tập trung ở tuyến xã, phường, đặc biệt là số cán bộ chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ như Ban quản lý chợ, trưởng thôn, tổ trưởng khu dân phố... đây là những lực lượng quản lý trực tiếp mà trình độ hạn chế nên khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ sở. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng quản lý yếu kém trong kinh doanh, buôn bán thịt gia súc, gia cầm tại các chợ.
4.1.2.3. Thực trạng quản lý
Bảng 4.11: Thực trạng quản lý
TT Danh mục điều tra
Số phiếu điều tra Phiếu xác nhận Phiếu không xác nhận SL % SL %
1 Các quầy cửa hàng bán thịt gia súc, gia
cầm có cán bộ Thú y kiểm tra 350 290 82,86 60 17,14 2
Biện pháp xử lý thịt gia súc, gia cầm không đạt yêu cầu VSTY có đúng quy trình kỹ thuật
350 75 21,42 275 78,58
3
Nguyên nhân tình trạng xử lý VSTY kém hiệu quả:
- Chủ cơ sở không chấp hành 350 325 92,86 25 7,14 - Không có sự phối hợp của chính quyền
địa phương 350 276 78,86 74 21,14 - Chưa có sự phối hợp liên ngành trong
quá trình kiểm tra 350 265 75,72 85 24,28
4
Đánh giá thực trạng các quầy, cửa hàng kinh doanh thịt gia súc, gia cầm hiện nay:
- Đạt mức trung bình 350 156 44,58 - - - Còn yếu kém 350 194 55,42 - - 5
Quản lý thu thuế đối với các quầy, cửa hàng kinh doanh, buôn bán thịt gia súc, gia cầm
Kết quả tổng hợp ở bảng 4.11: Có 290/350 quầy có cán bộ Thú y kiểm tra vệ sinh thú y chiếm 82,86%, còn lại 17,14% quầy không có cán bộ Thú y kiểm tra; như vậy hiện nay những quầy kinh doanh thịt gia súc, gia cầm không qua kiểm tra vệ sinh thú y là rất lớn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng những ca ngộ độc thực phẩm, đe dọa sức khoẻ người tiêu dùng.
Kết quả điều tra cho thấy sự phối kết hợp của các Ban, Ngành địa phương còn hạn chế, không đồng bộ dẫn đến tình trạng chủ hộ kinh doanh thịt gia súc, gia cầm không chấp hành kiểm tra, kiểm soát và tiêu hủy những sản phẩm kém chất lượng không đạt yêu cầu vệ sinh thú y. Những hộ đạt mức trung bình về vệ sinh thú y chỉ đạt 44,58% , 156 số phiếu điều tra số còn lại dưới mức trung bình, yếu kém.