Phần 4 Kết quả nghiên cứu thảo luận
4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý vệ sinh thú y, góp phần đảm bảo vệ sinh
4.4.4. Giải pháp về quản lý
4.4.4.1. Văn bản quản lý
* Thông tư số: 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.
* Thông tư số: 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.
* Nghị định số: 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thú y, gống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.
- Thành phố ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định cấp thành phố và chỉ đạo thành lập ban chỉ đạo cấp, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp, từng ngành trong tổ chức triển khai thực hiện. Địa phương, đơn vị nào không thực hiện triệt để, còn tình trạng giết mổ chui, kinh doanh thực phẩm không đúng quy định, không đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, địa phương đơn vị đó phải chịu trách nhiệm trước Thành ủy, HĐND và UBND thành phố.
- Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo ủy ban nhân dân phường, xã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm.
4.4.4.2. Nhân lực trang thiết bị phục vụ công tác quản lý
- Cán bộ Thú y trực tiếp làm công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các chợ, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông, tổng số cán bộ là 30.
- Mỗi cơ sở giết mổ có phòng thú y, được trang bị máy vi tính có kết nối mạng internet, đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin trực tuyến với cấp trên và đồng
nghiệp; được trang bị một số phương tiện xét nghiệm nhanh phục vụ công tác kiểm soát tại cơ sở.
- Đầu tư trang bị phương tiện xét nghiệm vi sinh, dư lượng hóa chất, thuốc thú y hiện đại cho phòng chẩn đoán, xét nghiệm trung tâm tại Chi cục chăn nuôi và Thú y, đảm bảo phục vụ kịp thời, nâng cao chất lượng và độ chính xác trong kết luận kiểm tra của cán bộ Thú y cơ sở.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn, hoặc cử đi tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thú y làm công tác KSGM, kiểm tra vệ sinh thú y và kiểm dịch động vật.
4.4.4.3. Sự phối hợp liên ngành trong công tác quản lý
- Đoàn Liên ngành phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường kiểm tra phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp giết mổ động vật không đúng nơi quy định, các trường hợp vận chuyển, kinh doanh động vật, thịt và sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, không qua kiểm tra vệ sinh thú y.
- Quản lý về quy hoạch: Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch - Đầu tư chịu trách nhiệm hướng dẫn xây dựng, phê duyệt, thẩm định và giám sát các dự án đầu tư xây dựng CSGM tập trung, đảm bảo đúng quy hoạch, kế hoạch của UBND thành phố.
- Công tác tuyên truyền: Phòng văn hóa - Thông tin, Đài Phát thanh - Truyền hình phối hợp cùng Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, Trung tâm y tế dự phòng tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, Chính phủ tới từng cơ sở, hộ kinh doanh động vật và sản phẩm động vật, người tiêu dùng, nhằm nâng cao nhận thức của mọi người dân trong việc giết mổ, kinh doanh, chế biến và tiêu thụ sản phẩm động vật sạch.
4.4.4.4. Cơ chế chính sách
- Thành phố đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống xử lý chất thải, nước thải cho các Chợ đầu mối và các Chợ được nâng cấp.
Tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh thực phẩm động vật tại chợ ký hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh; được miễn thuế từ 01 tháng đến 02 năm đối với những hộ kinh doanh thịt gia súc, gia cầm tươi sống.