Phần 4 Kết quả nghiên cứu thảo luận
4.2. Kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu vi sinh vật ở thịt
4.2.4. Tổng hợp kết quả kiểm tra vi khuẩn trong thịt (bò, lợn, gà)
Để đánh giá mức độ ô nhiễm vi khuẩn trong các mẫu thịt kiểm tra, căn cứ vào quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 7046:2002, mẫu đạt yêu cầu các chỉ số xét nghiệm vi khuẩn phải dưới ngưỡng giới hạn cho phép.
Kết quả kiểm tra 03 chỉ tiêu nhiễm khuẩn trong thịt bò, lợn, gà bán ở 04 chợ của TP Móng Cái: Vi khuẩn E.Coli, Salmonella, Staphylococcus aureus,
được trình bày ở bảng 4.16.
Tỷ lệ nhiễm khuẩn cao nhất ở hai chợ Hải Hòa và chợ Ka Long mẫu thịt lợn có 07/08 mẫu chiếm 87,50%, mẫu thịt gà có 05/08 mẫu chiếm 62,50%, mẫu thịt bò có 06/08 mẫu chiếm 75,00%, chợ Hải Hòa mẫu thịt lợn có 06/07 mẫu chiếm 85,71%, mẫu thịt gà có 05/07 mẫu chiếm 71,43%, mẫu thịt bò có 06/07 mẫu chiếm 85,71%. Tỷ lệ này cũng tương ứng với kết quả điều tra về thực trạng vệ sinh thú y tại các quầy, sạp kinh doanh thịt chúng tôi đã tổng hợp ở phần 4 của đề tài. Từ kết quả trên cho thấy sự yếu kém của chính quyền địa phương trong công tác quản lý, vấn đề vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được các địa phương quan tâm không có quy hoạch cụ thể cho từng chợ, công tác kiểm tra giám sát bị buông lỏng, sự phối kết hợp của đoàn kiểm tra liên ngành chưa được triển khai thực hiện.
Hai chợ Hải Đông và chợ Trung Tâm có tỷ lệ nhiễm thấp hơn, thấp nhất là chợ Hải Đông mẫu thịt lợn có 04/07 mẫu chiếm 57,14%, mẫu thịt gà có 03/07 mẫu chiếm 42,86%, mẫu thịt bò có 03/07 mẫu chiếm 42,86%.
Bảng 4.16. Tổng hợp kết quả kiểm tra vi khuẩn ô nhiễm trong thịt (bò, lợn, gà)
Địa điểm lấy mẫu Loại thịt Tổng số mẫu
E. COLI SALMONELLA STA. AUREUS
Đạt các chỉ tiêu Không đạt chỉ tiêu Mẫu không đạt Tỷ lệ % Mẫu không đạt Tỷ lệ % Mẫu không đạt Tỷ lệ % Chợ Hải Đông Lợn 07 02 28,57 03 42,86 04 57,14 42,86 57,14 Gà 07 02 28,57 03 42,86 03 42,86 57,14 42,86 Bò 07 03 42,86 02 28,57 03 42,86 57,14 42,86 Chợ Hải Hòa Lợn 07 05 71,43 04 57,14 06 85,71 14,29 85,71 Gà 07 04 57,14 05 71,43 04 57,14 28,57 71,43 Bò 07 06 85,71 03 42,86 05 71,43 14,29 85,71 Chợ Ka Long Lợn 08 06 75,00 05 62,50 07 87,50 12.50 87,50 Gà 08 05 62,50 04 50,00 05 62,50 37,50 62,50 Bò 08 05 62,50 03 37,50 06 75,00 25,00 75,00 Chợ Trung Tâm Lợn 08 03 37,50 04 50,00 05 62,50 37,50 62,50 Gà 08 02 25,00 03 37,50 02 25,00 62,50 37,50 Bò 08 04 50,00 03 37,50 05 62,50 37,50 62,50 Tổng: 90 47 52,22 42 46,67 55 61,11
Hình 4.7. Biểu diễn sự ô nhiễm vi khuẩn trong thịt bò, lợn, gà ở 04 chợ tại TP Móng Cái
Từ kết quả tổng hợp ở bảng 4.16 và biểu đồ hình 4.7 cho thấy thực trạng kinh doanh và buôn bán thịt gia súc, gia cầm ở 04 chợ có tỷ lệ nhiễm khuẩn cao. Đặc biệt ở 02 chợ Hải Hòa và chợ Ka Long, có tỷ lệ lên đến 85,71% - 87,50% mẫu không đạt chỉ tiêu vi khuẩn, tỷ lệ này cho thấy thực trạng vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm ở các huyện ngoại thành đáng báo động, công tác quản lý còn nhiều yếu kém.
Để hạn chế tình trạng trên các ngành chức năng, cần tăng cường kiểm tra, giám sát, đình chỉ các cơ sở giết mổ chui, các thương lái vận chuyển thịt từ các Tỉnh lân cận vào địa bàn Thành phố, khuyến khích những cơ sở kinh doanh thịt và các sản phẩm từ thịt có đủ điều kiện hoạt động kinh doanh, từng bước chấn chỉnh quy hoạch và phát triển các cửa hàng, cở sở buôn bán kinh doanh thịt gia súc, gia cầm, xây dựng kênh tiêu thụ thịt sạch, nâng cao công tác tuyên truyền về Luật Thú y, về vệ sinh an toàn thực phẩm đến người tiêu dùng, dần thay đổi nhận thức và tập quán của người tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt ngày càng tăng của người dân.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Hải Đông Hải Hòa Ka Long Trung Tâm
Thịt bò Thịt gà
4.2.5. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn ở thịt bày bán giữa các chợ tại TP Móng Cái
Bảng 4.17. cho thấy tỷ lệ nhiễm vi sinh vật ở chợ Hải Hòa và chợ Ka Long cao hơn so với chợ Hải Đông và chợ Trung Tâm.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nhiễm vi sinh vật khác nhau ở 04 chợ.
Do ý thức của người kinh doanh thịt không tuân theo đúng quy định của Luật Thú y và ý thức chấp hành pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh thịt và các sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm.
Do quầy hàng, dụng cụ bán hàng, phương tiện vận chuyển không đảm bảo vệ sinh thú y.
Bàn để bày bán thịt vẫn còn nhiều bàn gỗ, khi thái thịt dùng luôn mặt bàn làm thớt, chiều cao của bàn so với mặt đất không đúng quy định.
Phương tiện vận chuyển thịt từ điểm giết mổ đến nơi tiêu thụ chủ yếu là vận chuyển bằng xe gắn máy.
Thịt bày bán không dõ nguồn gốc xuất xứ, thịt được vận chuyển từ nhiều nguồn khác nhau, từ các chợ lân cận vận chuyển sang, thịt không qua kiểm tra kiểm dịch và kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y.
Phần lớn thịt được lấy từ các điểm giết mổ nhỏ lẻ nằm xen kẽ trong các khu dân cư.
Người bán hàng không đeo bao găng tay khi bán thịt và số người đi khám sức khoẻ định kỳ theo quy định của Bộ y tế không thường xuyên.
Khu vực bán hàng gần khu rác thải, rãnh thoát nước, quầy hàng bán thịt không được tách biệt với các quầy hàng khác, chất thải và rác thải hàng ngày không được thu gom xử lý bằng hệ thống Bioga mà thải trực tiếp xuống cống rãnh thoát nước, quầy hàng không được vệ sinh tiêu độc khử trùng định kỳ theo quy định.
Hai chợ Hải Hòa và Ka Long có tỷ lệ nhiễm khuẩn cao là do không có sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng, không triển khai công tác kiểm soát giết mổ triệt để tại các điểm giết mổ nhỏ lẻ và kiểm tra vệ sinh thu y tại các chợ, thịt không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch, kiểm soát của cơ quan Thú y vẫn được bày bán công khai, đó là những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nhiễm khuẩn ở 02 chợ Hải Hòa và Ka Long cao hơn 02 chợ Hải Đông và Trung Tâm.
Bảng 4.17. Tỷ lệ nhiễm khuẩn ở thịt bày bán giữa chợ Hải Hòa chợ Ka Long và 02 chợ Hải Đông chợ Trung Tâm
TT Loại thịt Tổng số mẫu Chợ Hải Đông và chợ Trung Tâm Chợ Hải Hòa và chợ Ka Long Số mẫu kiểm tra Số mẫu đạt Tỷ lệ % Số mẫu không đạt Tỷ lệ % Số mẫu kiểm tra Số mẫu đạt Tỷ lệ % Số mẫu không đạt Tỷ lệ % 1 Thịt lợn 30 15 6 40 9 60 15 2 13,33 13 86,67 2 Thịt gà 30 15 9 60 6 40 15 5 33,33 10 66,67 3 Thịt bò 30 15 7 46,67 8 53,33 15 3 20 12 80 Tổng 90 45 22 48,89 23 51,11 45 10 22,22 35 77,78
Hai chợ Hải Đông và Trung Tâm có tỷ lệ nhiễm khuẩn ở thịt thấp hơn hai chợ Hải Hòa và Ka Long do công tác tuyên truyền về Luật Thú y và công tác thanh kiểm tra, giám sát của đoàn liên ngành được làm thường xuyên hơn, ý thức của các hộ kinh doanh về vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn.
Thịt bán ở các chợ được cán bộ thú y kiểm tra vệ sinh thú y lần cuối trước khi đến tay người tiêu dùng.
Khu vực bán hàng được định kỳ vệ sinh tiêu độc theo hướng dẫn của cán bộ thú y, chất thải, rác thải được thu gom rồi đưa đi xử lý theo quy định đây là nguyên nhân hai chợ Hải Đông và Trung Tâm có tỷ lệ nhiễm khuẩn thấp hơn so với hai chợ Hải Hòa và Ka Long.
Thực trạng trên cho thấy tình trạng vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố còn nhiều yếu kém, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao, tình trạng mất vệ sinh thú y ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, các chất thải, rác thải hàng ngày xả thẳng xuống cống rãnh thoát nước. Đây chính là nguy cơ làm lây lan những dịch bệnh nguy hiểm, gây thiệt hại kinh tế và sức khỏe cộng đồng.
Hình 4.8. So sánh tỷ lệ nhiễm khuẩn ở thịt bày bán giữa chợ Hải Đông, Trung Tâm và 02 chợ Hải Hòa và Ka Long
4.3. ĐÁNH GIÁ
* Hiện nay trên địa bàn thành phố còn rất nhiều cơ sở kinh doanh thịt gia súc, gia cầm không qua quản lý của các ngành chức năng, thực trạng vệ sinh thú y tại các quầy kinh doanh thịt còn hạn chế, công tác tuyên truyền Luật Thú y không thường xuyên, sự phối kết hợp của các Ban, Ngành trong công tác tổ chức triển khai còn thiếu và yếu kém. Thực trạng công tác quản lý quy hoạch những cơ sở kinh doanh thịt gia súc, gia cầm tại các chợ còn gặp nhiều khó khăn.
- Tại thành phố Móng Cái chưa có quy hoạch tổng thể và chi tiết hệ thống chợ trung tâm, chợ đầu mối. Chưa có hệ thống quầy kinh doanh thịt gia súc, gia cầm quy mô phục vụ cho tiêu dùng nội địa. Do đó không khuyến khích các chủ đầu tư xây dựng hệ thống kênh phân phối và tiêu thụ thịt sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gây khó khăn trở ngại cho các cấp, các ngành trong tổ chức quản lý các cơ sở kinh doanh thịt gia súc gia cầm trên địa bàn.
- Hệ thống các văn bản quản lý từ Trung ương đến các địa phương chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ gây khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.
- Nguồn nhân lực làm công tác quản lý các cơ sở giết mổ của các cấp, các ngành trên địa bàn Thành phố còn thiếu về số lượng đặc biệt là cán bộ Thú y làm
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Hai chợ Hải Đông, Trung Tâm Hai chợ Hải Hòa, Ka Long Thịt bò Thịt gà
công tác kiểm soát giết mổ và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, cũng như về kiến thức pháp luật có liên quan.
- Thực trạng công tác quản lý hoạt động kinh doanh buôn bán thịt gia súc, gia cầm của các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố còn buông lỏng, hầu hết các cơ sở kinh doanh không đủ điều kiện và không được chính quyền cấp giấy phép kinh doanh, hoạt động kinh doanh trái phép, gây thất thu về thuế cho ngân sách các địa phương.
- Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm không có cán bộ Thú y làm công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh Thú y, như vậy hầu hết thịt gia súc, gia cầm lưu thông tiêu thụ trên thị trường thành phố không được kiểm soát giết mổ tận gốc, luôn tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh gia súc, gia cầm và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, quầy sạp sử dụng trong quá trình bán hàng không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Sự phối hợp liên ngành giữa các Trạm Thú y, Chính quyền cơ sở, Công an, Quản lý thị trường... trong tổ chức quản lý, kiểm tra, xử lý các cơ sở kinh doanh thịt gia súc, gia cầm chưa được chặt chẽ và thường xuyên. Ngoài các chiến dịch thanh, kiểm tra liên ngành, các cơ sở giết mổ trái phép tự do hoạt động kinh doanh trái pháp luật không chịu sự quản lý của các cấp các ngành.
- Công tác thông tin tuyên truyền về pháp luật, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Thành phố có liên quan chưa được thường xuyên, liên tục, chưa thực sự làm thay đổi nhận thức của người kinh doanh buôn bán, trên cơ sở đó góp phần làm thay đổi hành vi trong hoạt động kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm và tiêu thụ động vật và sản phẩm gia súc, gia cầm của đại bộ phận nhân dân.
4.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VỆ SINH THÚ Y, GÓP PHẦN ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM PHẦN ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Trước thực trạng trên, để có thực phẩm sạch đến tay người tiêu dùng, chúng ta phải đảm bảo sạch trong suốt quá trình sản xuất: Từ trang trại tới bàn ăn; tức là phải sạch từ khâu chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, đóng gói, kinh doanh thịt và sản phẩm gia súc, gia cầm; muốn vậy trong thời gian tới chúng ta phải triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
4.4.1. Quy hoạch xây dựng vùng chăn nuôi tập trung
Xây dựng quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung trên địa bàn thành phố; xóa bỏ dần hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình, xây dựng các khu chăn nuôi tập trung cấp xã, vùng chăn nuôi tập trung cấp huyện nhằm phát triển sản xuất chăn nuôi hàng hóa theo hướng công nghiệp, cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng sạch phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu của người dân.
4.4.2. Quy hoạch xây dựng cơ sở giết mổ tập trung
Triển khai Nghị Quyết số 12/2016/NQ-HĐND ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh Quảng Ninh. Ban hành chính sách hỗ trợ hộ gia đình, tổ chức cá nhân, đưa gia súc gia cầm vào giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.
Thực hiện Quyết Định số 1287/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2030.
Vị trí quy hoạch khu giết mổ phải cách xa chuồng trại chăn nuôi, xa khu dân cư, khu vực tập trung đông người, khu vệ sinh, cống rãnh, ao hồ có nước đọng. Thuận tiện cho công tác vệ sinh thú y, khử trùng tiêu độc trước và sau khi giết mổ gia súc, gia cầm.
Địa điểm giết mổ đủ điều kiện, diện tích để bố trí các khu thực hiện công đoạn giết mổ riêng biệt như khu chuồng nhốt, khu chuồng cách li, khu tháo tiết, khu cạo lông, khu pha thịt, đặc biệt là khu làm lòng.
Phải có hệ thống xử lí chất thải trong quá trình giết mổ gồm cả chất thải rắn và nước thải.
4.4.3. Quy hoạch xây dựng chợ trung tâm, đầu mối
4.4.3.1. Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030
Quyết tâm xóa bỏ các chợ tạm, chợ cóc, tụ điểm kinh doanh động vật, sản phẩm động vật bán trên lòng lề đường, không đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển chung của tỉnh Quảng Ninh và thành phố. Trên cơ sở thế mạnh của từng địa phương xây dựng chợ đầu mối phù hợp với nhu cầu tiêu dùng mua bán của người dân địa phương và xuất khẩu, xây dựng phát triển chợ phải đảm bảo những yếu tố sau đây.
- Khu giết mổ gia súc gia cầm sạch sẽ, thông thoáng. - Có hệ thống giao thông nội bộ thuận lợi, hợp lý.
- Hệ thống nước sạch đảm bảo hợp vệ sinh, phục vụ cho sinh hoạt, hoạt động kinh doanh thực phẩm.
- Hệ thống cấp điện đảm bảo cho mọi hoạt động và hệ thống thông tin liên lạc...
- Đảm bảo an ninh trận tự trong và ngoài chợ, có hệ thống phòng chống cháy nổ đảm bảo tài sản của các hộ kinh doanh trong chợ.
- Ngay tại cổng vào, cổng ra chợ phải có nội quy của chợ và có những nội dung hình ảnh tuyên truyền đến người tiêu dùng thịt sạch và thịt không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm.