2.1.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
a. Môi trường pháp lý
* Khung pháp lý về kế toán: Luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, nghị định, thông tư hướng dẫn, các văn bản pháp luật chung về thuế
- Luật kế toán: Luật quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán.
Luật kế toán ban hành lần đầu năm 2003, số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003 có hiệu lực từ 01/01/2004;
Theo sau luật kế toán số 03 là nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ Về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh và nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 của Chính phủ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.
Ngày 26/5/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.
Thông tư số 169/2011/TT-BTC ngày 24/11/2011 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2014 và Nghị định số 39/2011/NĐ-CP ngày 26/05/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 185/2004/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kế toán.
Năm 2015, quốc hội ban hành luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 có hiệu lực từ 01/01/2017 thay thế luật số 3/2003/QH11 ngày 17/06/2003;
- Chuẩn mực kế toán: Chuẩn mực kế toán gồm những nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam bao gồm 26 chuẩn mực kế toán:
Bảng 2.1. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
Chuẩn
mực số Nội dung chuẩn mực
Chuẩn
mực số Nội dung chuẩn mực
1 Chuẩn mực chung 18 Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
2 Hàng tồn kho 19 Hợp đồng bảo hiểm
3 Tài sản cố định hữu hình 21 Trình bày báo cáo tài chính
4 Tài sản cố định vô hình 22
Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự
5 Bất động sản đầu tư 23 Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
6 Thuê tài sản 24 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
7 Các khoản đầu tư vào công
ty liên kết 25
Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con
8 Thông tin tài chính về những
khoản vốn góp liên doanh 26 Thông tin về các bên liên quan 10 Ảnh hưởng của việc thay đổi
tỷ giá hối đoái 26 Chi phí đi vay
11 Hợp nhất kinh doanh 27 Báo cáo tài chính giữa niên độ 14 Doanh thu và thu nhập khác 28 Báo cáo bộ phận
15 Hợp đồng xây dựng 29 Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót 17 Thuế thu nhập doanh nghiệp 30 Lãi trên cổ phiếu
- Chế độ kế toán:
Ngày 20/03/2006 bộ tài chính ban hành quyết định 15/2006/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước.
Ngày 14/09/2006 bộ tài chính ban hành quyết định 48/2006/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ngày 22/12/2014 bộ tài chính ban hành thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp thay thế quyết định số 15/2006/QĐ-BTC.
Ngày 26/8/2016 bộ tài chính ban hành thông tư số 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ thay thế quyết định số 48/2006/QĐ-BTC.
Chế độ kế toán qui định hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống báo cáo tài chính, chế độ chứng từ kế toán, chế độ sổ kế toán.
- Các văn bản pháp luật chung về thuế: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất, nhập khẩu, thuế nhà thầu, thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế khác, phí và lệ phí. Ở Việt Nam, công việc ghi nhận và đo lường kế toán thường dựa trên cơ sở qui định của thuế, dẫn đến không có sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và thuế. Nhận thức đó đã ăn sâu và tác động rất lớn và hành vi của người làm kế toán, dù những cải cách gần đây đã thay đổi tác động của thuế với kế toán
b. Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh
Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức công tác kế toán. Ở mỗi doanh nghiệp có đặc điểm hoạt động riêng, kinh doanh riêng, có tổ chức công tác kế toán riêng, hình thức kế toán riêng, đặc điểm kế toán riêng….
c. Mức độ hội nhập của doanh nghiệp
Với những doanh nghiệp mà mức độ hội nhập lớn hơn, báo cáo tài chính được niêm yết công khai và được kiểm toán bởi các đơn vị kiểm toán lớn thì mức độ tuân thủ và vận dụng các chuẩn mực kế toán sẽ cao hơn những doanh nghiệp không bắt buộc bị kiểm toán.
2.1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
a. Nguồn lực tài chính của đơn vị
Nguồn lực tài chính ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức công tác kế toán tại đơn vị. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng lao động, chất lượng lao động được tuyển dụng, cơ sở vật chất, trang thiết bị tin học…
b. Quy mô, đặc điểm doanh nghiệp
hưởng đến tổ chức công tác kế toán các doanh nghiệp như:
- Ảnh hưởng đến lựa chọn hình thức tổ chức công tác bộ máy kế toán: bộ máy kế toán tập trung, hay phân tán hoặc vừa tập trung vừa phân tán;
- Ảnh hưởng tới việc tổ chức hạch toán nội bộ doanh nghiệp như việc tổ chức phân công công việc cho các nhân viên kế toán, nhân viên hạch toán ban đầu, cũng như việc hạch toán ban đầu;
- Ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các bộ phận, các phòng ban trong doanh nghiệp, như Phòng Kế toán, Phòng Kế hoạch, Phòng Tổ chức Cán bộ….
Nền tảng công nghệ thông tin: Việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin phụ thuộc rất nhiều vào trình độ khoa học kỹ thuật và việc tổ chức ứng dụng các trang bị khoa học kỹ thuật thông tin.