Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước hoàn kiếm (Trang 48)

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.1.1. Thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, là những thông tin đã có sẵn, được các cơ quan, đơn vị tổng hợp từ trước và đã được công bố.

+ Qua báo chí, trên các trang mạng về chủ trương, chính sách của Đảng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về đầu tư xây dựng cơ bản và kiểm soát chi đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước.

+ Các báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của KBNN Hoàn Kiếm trong giai đoạn 2014 -2016.

Thông tin thứ cấp được sắp xếp theo từng nội dung nghiên cứu và phân thành 3 nhóm: Những tài liệu về lý luận; Những tài liệu tổng quan về cơ sở thực tiễn; Những tài liệu tổng kết, kết quả nghiên cứu thực tiễn qua đó chọn lọc, khảo sát, kế thừa.

3.2.1.2. Thông tin sơ cấp

Các dữ liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu. Nó còn được gọi là các dữ liệu gốc, chưa được xử lý. Vì vậy, các dữ liệu sơ cấp giúp người nghiên cứu đi sâu vào đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu động cơ của khách hàng, phát hiện các quan hệ trong đối tượng nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp nên độ chính xác khá cao, đảm bảo tính cập nhật nhưng

lại mất thời gian và tốn kém chi phí để thu thập. Dữ liệu sơ cấp có thể thu thập từ việc quan sát, ghi chép hoặc tiếp xúc trực tiếp với đối tượng điều tra để thu thập dữ liệu sơ cấp.

Trong công trình luận văn này, nguồn thông tin sơ cấp được thu thập qua phiếu điều tra được phát trực tiếp đến kế toán trưởng và cán bộ giao dịch với kho bạc thuộc 20 Chủ đầu tư, Ban quản lý mở tài khoản đầu tư XDCB tại KBNN Hoàn Kiếm.

Bảng 3.3: Số mẫu điều tra đối tượng trực tiếp tham gia thực hiện kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN

Đơn vị tính: người

Đối tượng điều tra Số mẫu điều tra

Chủ đầu tư thuộc khối TW 3

Chủ đầu tư thuộc khối Thành phố 8

Chủ đầu tư thuộc khối Quận 9

Tổng 20

Nguồn: Chọn mẫu của tác giả

Phiếu khảo sát được thiết kế dưới dạng các câu hỏi với những nội dung cơ bản như: trình độ của cán bộ kiểm soát chi, thời gian xử lý, quy trình thanh toán,... của các đơn vị sử dụng NSNN và những ý kiến nhận xét đánh giá về công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Hoàn Kiếm.

Thông tin sơ cấp thu được trong quá trình điều tra được xử lý bằng phần mềm Excel. Thông tin sau khi được phân tích là cơ sở đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Hoàn Kiếm (Có mẫu phiếu khảo sát kèm phần phụ lục).

3.2.2. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế để xác định xu hướng biến động các chỉ tiêu các hiện tượng kinh tế được lượng hóa có cùng chỉ tiêu tính chất như nhau.

Căn cứ vào tình hình thực hiện chi đầu tư bằng NSNN hàng năm, ta so sánh với dự toán đã được duyệt. Để tiến hành so sánh ta tính tỷ lệ phần trăm thực hiện so với dự toán.

Phân tích tình hình thực hiện chi đầu tư XDCB bằng vốn NSNN so với dự toán giúp chúng ta đánh giá quá trình thực hiện, tiến độ thực hiện, quá trình quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN để từ đó phát hiện những tồn tại và vướng mắc, đây là cơ sở cho việc thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN.

3.2.3. Phương pháp phân tích

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng dữ liệu là các báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của KBNN Hoàn Kiếm trong giai đoạn 2014 -2016 bao gồm: Kế hoạch đầu tư hàng năm của các dự án, tên dự án, số vốn thanh toán, tình hình giải ngân vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN, tình hình kiểm soát hồ sơ để mô tả, đánh giá thực trạng, phân tích biến động và mối liên hệ... tìm ra quy luật biến thiên của các chủ thể nghiên cứu, nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến các quy luật này. Mục đích là thông qua các hiện tượng bên ngoài phân tích, nhận xét, đánh giá nhiều chiều để tìm được ra bản chất của vấn đề, cuối cùng là đưa ra các hướng tác động, khắc phục sao cho đạt được yêu cầu đặt ra.

3.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau sau đó đem kết quả so sánh với quy định trong việc tổ chức, lập kế hoạch, thực hiện qui trình, nội dung kiểm soát, kết quả đề ra trong công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại địa điểm nghiên cứu.

3.2.3.3. Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp phân tích SWOT nhằm mục đích tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của tổ chức, tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định, thay đổi cách thức quản lý.

Phương pháp phân tích SWOT là phương pháp phân tích các điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats).

Điểm mạnh và điểm yếu là những yếu tố nội bộ tạo nên (hoặc làm giảm) giá trị. Các yếu tố này có thể là tài sản, kỹ năng hoặc những nguồn lực nào đó của tổ chức này so với tổ chức khác cùng lĩnh vực.

Cơ hội và thách thức là các yếu tố bên ngoài tạo nên (hoặc làm giảm) giá trị của tổ chức, nằm ngoài tầm kiểm soát của tổ chức. Cơ hội và thách thức nảy sinh từ môi trường kinh doanh cạnh tranh, yếu tố địa lý, kinh tế, chính trị, công nghệ, xã hội, luật pháp hay văn hóa.

Để phát triển chiến lược dựa trên bản phân tích SWOT, các tổ chức cần phải thiết kế một ma trận các nhân tố, được gọi là ma trận SWOT như sau:

- Chiến lược S-O nhằm theo đuổi những cơ hội phù hợp với các điểm mạnh của tổ chức;

- Chiến lược W-O nhằm khắc phục các điểm yếu để theo đuổi và nắm bắt cơ hội;

- Chiến lược S-T xác định những cách thức mà tổ chức có thể sử dụng điểm mạnh của mình để giảm khả năng bị thiệt hại vì các nguy cơ từ bên ngoài;

- Chiến lược W-T nhằm hình thành một kế hoạch phòng thủ để ngăn không cho các điểm yếu của tổ chức bị tổn thương trước các nguy cơ từ bên ngoài.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HOÀN KIẾM NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HOÀN KIẾM 4.1.1. Thực trạng chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm giai đoạn 2014-2016

Chi đầu tư XDCB qua KBNN Hoàn Kiếm tăng đều qua các năm bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Vốn NSNN tập trung đầu tư XDCB trong giai đoạn này nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, y tế, văn hóa, giáo dục đã góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và tạo điều kiện đảm bảo an sinh xã hội cho đời sống người dân.

Bảng 4.1. Chi đầu tư XDCB theo ngành qua KBNN Hoàn Kiếm Nội dung chi

2014 (tỷ đồng) 2015 (tỷ đồng) 2016 (tỷ đồng) 2015/2014 (%) 2016/2015 (%) Bình quân (%) Giao thông 152,84 183,76 235,72 120,23 128,27 124,1 Giáo dục 164,76 218,86 264,09 130,46 120,66 125,4 Văn hóa 89,46 92,83 96,45 103,76 103,89 103,8 Y tế 87,06 89,68 100,36 103 111,9 107,3 Quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng 190,01 230,43 285,63 121,27 136,8 128,8 Khác 66,02 64,55 77,9 97,77 107,4 102,4 Tổng chi 750,15 880,11 1060,15 117,32 120,45 118,8

Nguồn: Báo cáo quyết toán chi NSNN tại KBNN Hoàn Kiếm

Qua số liệu bảng 4.1, cho thấy từ năm 2014 đến năm 2016 tổng mức chi bình quân tăng 18,8%/năm, riêng năm 2016 tăng 20,45 % so với năm 2015. Trong đó, chi đầu tư cho giáo dục có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất 24,4% chứng tỏ quận Hoàn Kiếm rất quan tâm đến đầu tư cho giáo dục. Chi đầu tư cho quản lý Nhà nước và an ninh quốc phòng chiếm tỷ trọng cao nhất.

4.1.2. Thực trạng tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ ban đầu

Số lượng hồ sơ giao dịch tại KBNN Hoàn Kiếm tương đối lớn, tuy nhiên với nỗ lực hết mình, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc cán bộ kiểm

soát chi đã phát hiện và từ chối thanh toán những hồ sơ chưa đủ điều kiện thanh toán.

Bảng 4.2. Số lượng hồ sơ chưa đủ điều kiện, trả lại khách hàng tại KBNN Hoàn Kiếm

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 (%) 2016/2015 (%) Bình quân (%) Số lượng hồ sơ nhận 1870 1380 1245 73,8 90,2 81,5 Số lượng hồ sơ bị trả về 402 258 187 64,2 72,4 68,1 Trong đó: Do không đầy đủ 130 82 51 63 62,1 62,5 Do sai pháp lý 35 20 15 57,1 75 65,4 Do không thống nhất 98 58 38 59,1 65,5 62,2 Lý do khác 139 98 83 70,5 84,7 77,2 Nguồn: Phòng Tổng hợp – Hành chính KBNN Hoàn Kiếm

Theo số liệu bảng 4.2, tỷ lệ số lượng hồ sơ trả về qua các năm giảm dần do cấp chính quyền và chủ đầu tư có trách nhiệm hơn đối với vốn đầu tư thuộc NSNN. Nguyên nhân hồ sơ bị trả về do không đầy đủ chiếm tỷ lệ lớn nhất khoảng 30% tổng số hồ sơ nhận.

Hồ sơ chưa đủ điều kiện thanh toán do các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Hồ sơ không đầy đủ như thiếu quyết định chỉ định thầu, quyết định phê duyệt dự toán gói thầu hoặc thiếu 1 liên giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, giấy rút vốn đầu tư, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (nếu có) so với quy định cần 3 liên.

- Hồ sơ sai pháp lý như sai cấp thẩm quyền phê duyệt dự án, tổng dự toán; sai căn cứ pháp lý trong hợp đồng; sai trong việc phân định giữa dự án và báo cáo kinh tế kỹ thuật, có nhưng dự án quy mô nhỏ chỉ cần làm báo cáo kinh tế kỹ thuật lại duyệt theo hình thức dự án. Việc sai hình thức dự án như này thường xảy ra ở các đơn vị sử dụng ngân sách quận, phòng Tài chính kế hoạch quận thẩm định sai.

- Hồ sơ không thống nhất như ngày ký phê duyệt dự án sau ngày ký phê duyệt dự toán, ngày ký hợp đồng trước ngày ký quyết định chỉ định thầu, ..do có nhiều Chủ đầu tư chưa đủ năng lực nên khi được giao quyền hạn và nhiệm vụ rộng dễ dẫn đến tình trạng Chủ đầu tư không có khả năng tổ chức thực hiện một số công việc của dự án như lập dự án, thẩm định dự án, phê duyệt thiết kế … mà giao cho nhà thầu thực hiện làm hộ.

- Ngoài ra, chứng từ còn bị sai số tiền bằng số, bằng chữ; sai mẫu do đơn vị không thường xuyên cập nhật thông tư, nghị định mới.

4.1.3. Thực trạng kiểm soát cam kết chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước, từ ngày 1/6/2013, Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước, từ ngày 1/6/2013, toàn bộ hệ thống KBNN triển khai việc thực hiện, quản lý, kiểm soát cam kết chi. Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm đã được tham gia tập huấn về cơ chế và quy trình kiểm soát cam kết chi cho tất cả các cán bộ làm công tác kế toán, kiểm soát chi trên toàn địa bàn, sẵn sàng cho việc triển khai thực hiện quản lý cam kết chi.

Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm đã có văn bản hướng dẫn chi tiết, công văn Liên ngành (Kho bạc, Tài chính và Sở Kế hoạch đầu tư) gửi các đơn vị dự toán, chủ đầu tư về quy trình thực hiện quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN; đồng thời nêu rõ mục đích, ý nghĩa của việc quản lý và thực hiện cam kết chi để các đơn vị hiểu rõ và thực hiện.

Bảng 4.3. Số lượng hợp đồng cam kết chi muộn tại KBNN Hoàn Kiếm Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 (%) 2016/2015 (%) Bình quân (%) Số lượng hợp đồng chậm CKC dưới 30 ngày 35 33 26 94,2 78,7 86,1 Số lượng hợp đồng chậm CKC trên 30 ngày 12 10 8 83,3 80 81,6 Số lượng hợp đồng chậm CKC trên 1 năm 15 5 1 33,3 20 25,8 Tổng số hợp đồng CKC muộn 62 48 35 77,4 72,9 75,11

Dù đã thực hiện cam kết chi được 4 năm, nhưng các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án vẫn còn chưa chủ động trong việc thực hiện cam kết chi. Theo bảng 4.3, số hợp đồng CKC muộn có chiều hướng giảm nhưng chưa giảm đáng kể, bình quân giảm được 24,89%/năm. Đặc biệt, số hợp đồng CKC chậm dưới 30 ngày vẫn còn cao, giảm có 14,9%/năm.

Việc cam kết chi muộn do đơn vị quên không làm hoặc làm muộn so với thời gian quy định hoặc do chờ cấp dự toán mới đem hợp đồng ra để làm cam kết chi. Trong 1 năm trở lại đây, KBNN đã làm rất gắt gao việc CKC muộn. Khi đơn vị cam kết chi muộn sẽ phải làm biên bản xử phạt hành chính và có công văn giải trình lý do nộp cam kết chi muộn với kho bạc. Định kỳ 6 tháng, KBNN Hoàn Kiếm phải nộp báo cáo tình hình xử phạt hành chính trong đó có nội dung cam kết chi muộn gửi lên KBNN Hà Nội để KBNN Hà Nội ra quyết định về mức phạt cho đơn vị. Mức phạt từ 500.000 đồng - 1.000.000 đồng.

Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, luôn sát sao với các đơn vị sử dụng ngân sách mà số lượng cam kết chi muộn đã giảm rõ rệt đặc biệt số lượng cam kết chi chậm trên 1 năm.

Việc cam kết chi muộn do đơn vị quên không làm hoặc làm muộn so với thời gian quy định hoặc do chờ cấp dự toán mới đem hợp đồng ra để làm cam kết chi. Trong 1 năm trở lại đây, KBNN đã làm rất gắt gao việc CKC muộn. Khi đơn vị cam kết chi muộn sẽ phải làm biên bản xử phạt hành chính và có công văn giải trình lý do nộp cam kết chi muộn với kho bạc. Định kỳ 6 tháng, KBNN Hoàn Kiếm phải nộp báo cáo tình hình xử phạt hành chính trong đó có nội dung cam kết chi muộn gửi lên KBNN Hà Nội để KBNN Hà Nội ra quyết định về mức phạt cho đơn vị. Mức phạt từ 500.000 đ- 1.000.000 đ.

Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, luôn sát sao với các đơn vị sử dụng ngân sách mà số lượng cam kết chi muộn đã giảm rõ rệt đặc biệt số lượng cam kết chi chậm trên 1 năm.

4.1.4. Thực trạng kiểm soát tạm ứng vốn đầu tư

Giai đoạn trước năm 2011, thông tư 130/2007/TT-BTC ngày 01/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc sửa đổi bổ sung một số điểm của thông tư 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính không quy định mức tạm ứng tối đa mà chỉ quy định mức tạm ứng tối thiểu. Do vậy, thời điểm này các chủ đầu tư thường tạm ứng vốn cho các dự án khoảng 30% - 40% giá trị hợp đồng, thậm chí một số chủ đầu tư vì những lý do chủ quan đã tạm ứng cho nhà thầu

70% - 80% giá trị hợp đồng. Việc tạm ứng với mức cao nhằm tạo điều kiện cho đơn vị nhận thầu chủ động hơn trong việc dự trữ nguyên vật liệu xây dựng, chi trả nhân công …thúc đẩy nhanh tiến độ thi công nhưng trên thực tế không đưa lại kết quả mong muốn. Ngược lại, mức tạm ứng cao đã tạo cơ hội cho một số nhà thầu lợi dụng số vốn được tạm ứng để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác kiếm lời hoặc gửi ngân hàng thương mại để hưởng lãi suất trong khi khối lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước hoàn kiếm (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)