Các yếu tố ảnh hưởng đến tính sáng tạo của sinh viên

Một phần của tài liệu Tính sáng tạo của sinh viên trường đại học hà nội (Trang 78 - 86)

9. Cấu trúc của luận văn

3.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến tính sáng tạo của sinh viên

Có thể nói có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính sáng tạo của sinh viên, tuy nhiên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường môi trường giáo dục đến tính sáng tạo của sinh viên, cụ thể ở đây là nghiên cứu những yếu tố nào trong môi trường giáo dục khuyến khích tính sáng tạo của sinh viên. Môi trường thuận lợi cho tính sáng tạo phát triển ở sinh viên là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Do đó, muốn

phát triển tính sáng tạo cho sinh viên thì cần phải quan tâm tới nhóm yếu tố này, tạo mọi điều kiện thuận lợi về môi trường cho sinh viên phát huy tối đa tính sáng tạo của mình.

Phỏng vấn cô N.T.K.T - giảng viên khoa Tiếng Anh - Trường đại học Hà Nội với câu hỏi: “Xin cô cho biết cô thường tổ chức lớp học hoặc dạy học như thế nào để phát huy tính sáng tạo trong học tập cho sinh viên? ”. Cô N.T.K.T trả lời: “ Theo cá nhân mình, tính sáng tạo rất quan trọng, sáng tạo không chỉ quan trọng trong quá trình học tập mà còn quan trọng trong cả công việc và trong cuộc sống hàng ngày. Hiện tại, trong quá trình dạy học, mình luôn chia theo nhóm để các em làm việc thực sự và phát huy tối đa tư duy sáng tạo của các bạn sinh viên. Mình luôn khuyến khích sinh viên phát biểu và trình bày ý tưởng của sinh viên cho dù ý tưởng là như thế nào. Kết quả làm việc của nhóm luôn phải thuyết trình trước lớp, mình vẫn thường dành 1/10 điểm để tính vào thang điểm cho những nhóm làm việc sáng tạo”

Thầy N.Q.H - giảng viên khoa Tiếng Anh chia sẻ: “Trên lớp mình vẫn thường khuyến khích sinh viên sáng tạo và để tạo điều kiện cho sinh viên phát huy hết được khả năng sáng tạo, mình luôn nêu vấn đề và chia về các nhóm để các nhóm trình bày. Ngoài việc được cộng điểm thì có thể với những nhóm làm tốt, mình sẽ mời nhóm đó sang làm mẫu cho những lớp khác để học tập. Tuy nhiên trong khoa và với mỗi giảng viên lại có cách thức riêng để khuyến khích sinh viên sáng tạo nhưng thực sự chưa có một quy định chung nào cụ thể về việc khuyến khích sáng tạo cho sinh viên. Theo mình nên quy định về việc đổi mới phương pháp dạy học, lấy người học làm trung tâm, đổi mới cách thức ra đề thi, kiểm tra

đánh giá theo hướng khuyến khích học viên sáng tạo, luôn có phần liên hệ và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.”

Khi phỏng vấn sinh viên với câu hỏi: “Trên lớp bạn, thày/ cô thường có khuyến khích các bạn sáng tạo bằng cách nào?”. Bạn N.T.L lớp 5A-11 cho biết: “Trên lớp, các thày cô chia nhóm học tập, khuyến khích chúng em sáng tạo, nêu vấn đề để chúng em cùng thảo luận, đánh giá cao những ý tưởng sáng tạo của sinh viên... Em thì nghĩ rằng các thày/cô nên cộng điểm cho sự sáng tạo, thực tế là với một số môn học chúng em có được cộng điểm cho tính sáng tạo nhưng chưa nhiều. Có những thày cô thì ghi nhận, đánh giá cao về ý tưởng sáng tạo của chúng em và cộng điểm, hoặc tuyên dương nhưng hầu như chúng em chỉ được thày cô đánh giá là có sáng tạo hoặc khá là sáng tạo, còn cũng không biết là có được cộng thêm điểm hay không nữa”.

Với tâm sự của N.T.L như trên cho thấy một số sinh viên còn chưa thực sự nhận thấy sáng tạo cần xuất phát từ nội lực, từ động cơ bên trong thì lúc đó kết quả sáng tạo mới thực sự sáng tạo. Việc giáo viên chia nhóm để học tập, dạy học nêu vấn đề chính là tập trung vào khuyến khích sáng tạo bằng cách khơi gợi hứng thú, say mê của người học, đó chính là tập trung vào thúc đẩy động cơ nội sinh của sáng tạo. Còn với việc cộng điểm, hay điểm thưởng chỉ là động cơ bên ngoài, động cơ ngoại sinh. Nếu sinh viên chuyển được từ động cơ bên ngoài thành động cơ bên trong của chính bản thân mình thì lúc đó sáng tạo đã trở thành mục đích tự thân của họ và khi đó, tính sáng tạo đã được phát huy.

Vậy cơ chế động viên, khuyến khích sinh viên học tập và khuyến khích sáng tạo được đánh giá ở mức độ nào? Kết quả điều tra cho thấy:

STT Nội dung Điểm Thứ bậc

1 Ở lớp học anh chị được khuyến khích sáng tạo ở mức độ nào

3,50 3

2 Chia nhóm học tập để đưa ra ý tưởng sáng tạo 3,70 1

3 Ý tưởng sáng tạo ở lớp được đánh giá như

thế nào

3,61 2

4 Việc tổ chức Hội thi sáng tạo trong học tập 2,40 6

5 Phát động phong trào học tập áp dụng sáng kiến

2,63 4

6 Chế độ khen thưởng cho cá nhân có ý tưởng

sáng tạo

2,61 5

Điểm trung bình 3,07

Kết quả khảo sát được mô tả chi tiết tại Bảng 3.9 và Biểu đồ 3.8 cho thấy điểm trung bình của cơ chế ủng hộ, môi trường tin tưởng khuyến khích tính sáng tạo chỉ đạt ở điểm trung bình 3,07/5 điểm. Phân tích từng thành phần trong nhân tố này, ta thấy điểm trung bình cao nhất rơi vào mục ở lớp các thày, cô thường chia nhóm học tập để đưa ra ý tưởng sáng tạo với 3,70 điểm, đạt mức độ thường xuyên. Các điểm số tiếp theo lần lượt là 3,61 cho ý tưởng sáo tạo được đánh giá cao; và lớp các bạn được khuyến khích sáng tạo ở mức độ nào đạt 3,50/5 điểm. Các điểm khác về tổ chức hội thi, có cơ chế khen thưởng cho cá nhân có ý tưởng sáng tạo, phát động phong trào học tập áp dụng ý tưởng sáng tạo đều chỉ đạt ở mức từ 2,40 đến 2,63.

Dựa vào kết quả này cùng với kết quả phỏng vấn cho thấy việc khuyến khích sáng tạo bằng thay đổi phương pháp dạy học, đánh giá cao ý tưởng sáng tạo của sinh viên, luôn khuyến khích sinh viên sáng tạo đã đạt ở

mức độ thường xuyên. Như vậy là giáo viên đã đầu tư vào việc tăng cường động cơ nội sinh để khuyến khích tính sáng tạo cho sinh viên.

Bên cạnh với việc tăng cường động cơ trong, khơi gợi hứng thú, say mê học tập, sáng tạo cho sinh viên thì cơ chế khen thưởng, tuyên dương những cá nhân sáng tạo trong học tập còn thấp. Item về việc tổ chức Hội thi sáng tạo trong học tập chỉ đạt 2.4 điểm, đạt mức dưới trung bình; item về chế độ khen thưởng cho cá nhân có ý tưởng sáng tạo đạt mức trung bình với 2.61 điểm.

Tìm hiểu về tương quan giữa tính sáng tạo và môi trường tin tưởng, ủng hộ, khuyến khích tính sáng tạo, kết quả cho thấy không có sự tương quan cao giữa hai yếu tố này, chỉ với r = 0.21 và p=0.01. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi với sinh viên Trường đại học Hà Nội thì yếu tố động cơ nội sinh là yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ nhất tính sáng tạo của sinh viên. Tuy nhiên, kết quả điều tra lại cho thấy thực tế việc tăng cường động cơ trong của sáng tạo lại chưa được trú trọng mặc dù trên lớp các thày, cô giáo đã có phương pháp dạy học khuyến khích tính sáng tạo (46% sinh viên trả lời các thày cô thường xuyên khuyến khích sáng tạo; 60,7% số sinh viên được hỏi nói nói rằng các thày cô thường xuyên chia nhóm để học tập, 58,7% số sinh viên nói rằng các thày cô đánh giá cao ý tưởng sáng tạo của các bạn - Phụ lục 13).

Bên cạnh việc thúc đẩy động cơ nội sinh thì động cơ ngoài với vai trò là cung cấp bổ trợ cho động cơ trong cũng nên được quan tâm hơn nữa để sinh viên phát huy tối đa tính sáng tạo. Số liệu điều tra cho thấy rất rõ rệt: có 51,40% sinh viên trả lời không bao giờ hoặc hiếm khi các hội thi sáng tạo trong học tập được tổ chức; 41,30% sinh viên trả lời không bao giờ hoặc rất hiếm khi trong lớp phát động phong trào học tập áp dụng sáng kiến; 47,3% sinh viên trả lời không bao giờ hoặc rất hiếm khi có chế độ khen thưởng cho cá nhân có ý tưởng sáng tạo.

Biểu đồ 3.8: Môi trường tin tưởng, khuyến khích tính sáng tạo

Với kết quả thu được có thể nói môi trường ủng hộ, tin tưởng, khuyến khích tính sáng tạo cho sinh viên tại Trường đại học Hà Nội còn chưa được cao, chỉ đạt ở mức trung bình với 3.07 điểm. Điều này một phần lý giải cho kết quả tính sáng tạo của sinh viên chỉ đạt ở mức trung bình. Do đó, chính mỗi giảng viên cần quan tâm tăng cường động cơ nội sinh trong hoạt động học tập, sáng tạo của sinh viên, đồng thời tăng cường hứng thú, đam mê học tập, tạo cho sinh viên tính tích cực, chủ động, giúp sinh viên thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức mới, ý tưởng mới. Có như vậy mới phát huy tối đa tính sáng tạo của sinh viên.

Tiểu kết chương 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ số liệu thu được, thông qua nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trọng tâm là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp trắc nghiệm, với sự hỗ trợ của phần mềm xử lý số liệu SPSS phiên bản 16.0, luận văn đã chính xác hóa được nội dung cấu thành tính sáng tạo của sinh viên

Trường đại học Hà Nội; đưa ra bức tranh về thực trạng tính sáng tạo của sinh viên và lý giải được nguyên nhân của thực trạng; các yếu tố ảnh hưởng đến tính sáng tạo. Đây là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp tâm lý - sư phạm nhằm tăng cường tính sáng tạo cho sinh viên.

Kết thúc chương 3, luận văn đã chỉ ra được:

- Ba thành tố cấu thành tính sáng tạo của sinh viên. Trong số ba thành tố cấu thành tính sáng tạo, thì yếu tố Động cơ nội sinh có vai trò thúc đẩy cao nhất đối với tính sáng tạo của sinh viên, tiếp đến là yếu tố Kỹ năng sáng tạo phù hợp, cuối cùng là yếu tố Kỹ năng lĩnh vực phù hợp.Có sự tương quan thuận và khá chặt giữa các yếu tố cấu thành tính sáng tạo với tính sáng tạo của sinh viên

- Tính sáng tạo của sinh viên Trường đại học Hà Nội đạt ở mức trung bình, nghiêng về trung bình khá.

- Luận văn đã so sánh được kết quả đo tính sáng tạo bằng ba thành tố với kết quả đo tính sáng tạo bằng một trắc nghiệm sáng tạo đã được Việt hóa -Trắc nghiệm sáng tạo hữu ngôn TST của Schoppe. Việc đo tính sáng tạo bằng cả hai phương pháp trên cho kết quả khá trùng hợp với nhau.

- Sinh viên Trường đại học Hà Nội có nhận thức khá tốt về vai trò của tính sáng tạo là trong học tập cũng như trong công việc.

- Luận văn đã chỉ ra được tác động của các yếu tố môi trưởng tin tưởng, ủng hộ, khuyến khích tính sáng tạo của sinh viên.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề tính sáng tạo, thông qua khảo sát thực trạng, có thể rút ra những kết luận như sau:

- Về khái niệm tính sáng tạo: tính sáng tạo là tổ hợp thuộc tính nhân cách, đồng thời là khả năng tạo ra những ý tưởng mới, hữu ích thông qua việc sử dụng, áp dụng những kiến thức, kỹ năng của bản thân người đó.

- Về các yếu tố cấu thành tính sáng tạo: kế thừa mô hình cấu trúc ba thành tố trong tính sáng tạo của tác giả T.M.Amabile, luận văn tiến hành tìm hiểu về tính sáng tạo của sinh viên khoa tiếng Anh, Trường Đại học Hà Nội thông qua ba thành tố, đó là: Kỹ năng lĩnh vực phù hợp, kỹ năng sáng tạo phù hợp và động cơ nội sinh.

- Về nhận thức của sinh viên đối với tính sáng tạo nói chung cũng như tính sáng tạo trong học tập: Hầu hết sinh viên có nhận thức tốt và đánh giá cao về vai trò của tính sáng tạo trong học tập cũng như trong công việc và trong cuộc sống.

- Việc xác định mức độ tính sáng tạo của sinh viên thông qua ba thành tố: (1) Kỹ năng lĩnh vực phù hợp, (2) Kỹ năng sáng tạo phù hợp, (3) Động cơ động cơ nội sinh đạt ở mức trung bình, nghiêng về trung bình khá.

- Về thực trạng tính sáng tạo của sinh viên Khoa Tiếng Anh, Trường đại học Hà Nội, kết quả khảo sát bằng Test Sáng tạo hữu ngôn TST của tác giả người Đức K.J.Schoppe, được Nguyễn Huy Tú việt hóa năm 1998 cho thấy: 76,00% sinh viên đạt mức độ sáng tạo trung bình, 17,30 % sinh viên đạt mức độ khá và 6,70% sinh viên ở mức độ kém, không có sinh viên nào đạt mức độ sáng tạo cao.

- Kết quả khảo sát kiểm chứng việc đo tính sáng tạo bằng ba thành tố và đo tính sáng tạo bằng một trắc nghiệm sáng tạo đã được Việt hóa (Trắc nghiệm sáng tạo hữu ngôn TST của Schoppe) cho thấy có sự tương đồng về kết quả tính sáng tạo của sinh viên.

- Trong số ba thành tố cấu thành tính sáng tạo: (1) Kỹ năng lĩnh vực phù hợp, (2) Kỹ năng sáng tạo phù hợp, (3) Động cơ động cơ nội sinh, thì yếu tố Động cơ nội sinh có vai trò thúc đẩy cao nhất đối với tính sáng tạo của sinh viên. Tiếp đến là yếu tố kỹ năng sáng tạo phù hợp và cuối cùng là yếu tố kỹ năng lĩnh vực phù hợp. Có sự tương quan thuận và khá chặt giữa các yếu tố cấu thành tính sáng tạo với tính sáng tạo của sinh viên.

- Môi trường ủng hộ, tin tưởng, khuyến khích tính sáng tạo cho sinh viên tại Trường đại học Hà Nội còn chưa được cao, chỉ đạt ở mức trung bình với 3.07 điểm. Điều này một phần lý giải cho kết quả tính sáng tạo của sinh viên chỉ đạt ở mức trung bình. Do đó, chính mỗi giảng viên cần quan tâm tăng cường động cơ nội sinh trong hoạt động học tập, sáng tạo của sinh viên, đồng thời tăng cường hứng thú, đam mê học tập, tạo cho sinh viên tính tích cực, chủ động, giúp sinh viên thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức mới, ý tưởng mới. Có như vậy mới phát huy tối đa tính sáng tạo của sinh viên.

KIẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tế và dựa trên những kết luận đã nên trên, tác giả luận văn xin đưa ra những kiến nghị nhằm phát huy tính sáng tạo của sinh viên:

Một phần của tài liệu Tính sáng tạo của sinh viên trường đại học hà nội (Trang 78 - 86)