Phương pháp thống kê toán học

Một phần của tài liệu Tính sáng tạo của sinh viên trường đại học hà nội (Trang 45 - 48)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.6.Phương pháp thống kê toán học

Các kết quả khảo sát dùng bảng hỏi sẽ được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản16.0 dành cho các nghiên cứu khoa học xã hội.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, luận văn đã xác định được những vấn đề cơ bản sau: Xây dựng được quy trình nghiên cứu của luận văn theo 3 bước cơ bản: Xác định được cơ sở lý luận của đề tài; trên cơ sở lý luận đó tác giả triển khai xây dựng bảng hỏi, tiến hành làm trắc nghiệm, thu thập và xử lý số liệu; phân tích số liệu thu được và rút ra kết luận.

Luận văn đã xây dựng quy trình nghiên cứu cụ thể trên cơ sở kết hợp các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học để nghiên cứu tính sáng tạo của sinh viên Trường Đại học Hà Nội. Các phương pháp trên được triển khai cụ thể theo mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của luận văn. Trong đó chủ yếu là thông qua phương pháp trắc nghiệm khách quan và phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÍNH SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

Trường Đại học Hà Nội có lịch sử trên 50 nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, hiện là một trong những trường đào tạo về ngoại ngữ hàng đầu của cả nước. Trường hiện có khoảng gần 8000 sinh viên hệ chính quy đang theo học tại 14 khoa với các thứ tiếng và các chuyên ngành đào tạo bằng tiếng Anh. Trong số 14 khoa có:

- 03 khoa đào tạo chuyên ngành bằng tiếng Anh - Khoa Quản trị kinh doanh -Du lịch, Khoa Quốc tế học, Khoa Công nghệ thông tin;

- 01 Khoa đào tạo Đại cương - Khoa chuyên đào tạo tiếng anh cho khối sinh viên học chuyên ngành bằng tiếng anh;

- 10 khoa đào tạo về các thứ tiếng (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung, Nhật, Hàn, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha).

Trong số các khoa đào tạo ngôn ngữ, khoa Tiếng Anh là một khoa có số lượng sinh viên đông nhất với trên 1000 sinh viên theo học. Và tác giả luận văn chọn khách thể nghiên cứu chính là sinh viên khoa Tiếng Anh - Trường Đại học Hà Nội.

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu lý luận về các thành tố tâm lý cơ bản cấu thành nên tính sáng tạo của sinh viên gắn với việc đánh giá mức độ sáng tạo của sinh viên cho thấy: mức độ hình thành và phát triển tính sáng tạo của sinh viên được quy định bởi ba thành tố cấu thành tính sáng tạo là kỹ năng lĩnh vực phù hợp, kỹ năng sáng tạo phù hợp, động cơ nội sinh. Tác giả luận văn sẽ phân tích từng thành tố cấu thành tính sáng tạo của sinh viên, sau đó lấy kết quả đo tính sáng tạo theo Test Sáng tạo hữu ngôn TST của K.J.Schoppe làm cơ sở so sánh đối chiếu. Tiếp theo đó, tác giả sẽ tập trung phân tích các yếu tố ảnh

hưởng tới tính sáng tạo của sinh viên. Kết quả nghiên cứu thực tiễn sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về ba thành tố cấu thành tính sáng tạo của sinh viên Trường Đại học Hà Nội đồng thời là cơ sở đề xuất các biện pháp để phát triển tính sáng tạo cho sinh viên. Từ quan niệm như vậy, tác giả tiến hành phân tích kết quả nghiên cứu Tính sáng tạo của sinh viên Trường Đại học Hà Nội:

Một phần của tài liệu Tính sáng tạo của sinh viên trường đại học hà nội (Trang 45 - 48)