9. Cấu trúc của luận văn
2.2.4. Phương pháp trắc nghiệm
Luận văn sử dụng trắc nghiệm sáng tạo hữu ngôn TST của tác giả người Đức K.J.Schoppe, được Nguyễn Huy Tú Việt hóa năm 1998. Đây là bộ test đo trí sáng tạo của khách thể là những người từ 15 tuổi trở lên (được coi là có năng lực ngôn ngữ phát triển đầy đủ). Đây là một trong 5 bộ test sáng tạo được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này khuyên dùng ở Cộng hòa Liên bang Đức những năm 2000. Tuy sử dụng vật liệu ngôn ngữ nhưng Test TST là một bộ test đo tiềm năng sáng tạo nói chung chứ không phải chỉ dùng để đo tính sáng tạo trong hoạt động ngôn ngữ [22,
tr16 ]. Test phù hợp cho việc đo đạc tính sáng tạo của các nghiệm thể khác nhau trong độ tuổi nói trên.
Bộ Test sáng tạo hữu ngôn TST của Schoppe được cấu tạo bởi 9 tiểu test, như được trình bày ở bảng 2.1.
Test TST có 11 tờ giấy khổ A4. Tờ bìa đồng thời là nơi ghi các thông tin về nghiệm thể và các số liệu đánh giá kết quả test của chỉ số sáng tạo CQ. Tờ thứ hai ghi lời hướng dẫn cách làm test. Chín tờ còn lại của quyển test là dành cho nội dung của 9 tiểu test. Với mỗi tiểu test, trang trước có ghi lời hướng dẫn cách làm và yêu cầu của test đó, còn trang sau là nơi ghi bài test và các các câu trả lời viết của nghiệm thể. Các câu trả lời được ghi theo thứ tự được đánh số sẵn theo cột. Có những tiểu test có hai cột trả lời.
Bảng 2.1 dưới đây mô tả cấu trúc của test:
Bảng 2.1. Cấu trúc của Test TST
STT Tiểu test Số Items Thời gian thực hiện mỗi Item (giây) TG thực hiện mỗi tiểu test (phút) Tên viết tắt của tiểu test • Vĩ từ 2 90 3 VT • Đầu từ 2 90 3 ĐT • Câu bốn từ 2 150 5 CBT • Tìm đặt tên 10 5 TĐT • Tính chất giống nhau 2 90 3 GN • Tính tương tự 1 120 2 TT • Cách sử dụng không quen thuộc (lạ) 2 12 4 SDL
• Tình huống không tưởng 2 240 8 KT
• Tìm tên nhạo đùa 10 4 TĐN
Về mặt kỹ thuật: Test TST là một hệ thống câu hỏi hay bài tập có khả năng kích thích tính sáng tạo của nghiệm thể. Tại mỗi bài tập không đòi hỏi nghiệm thể chọn trả lời theo kiểu “đúng – sai” như test trí tuệ truyền thống, mà đòi hỏi nghiệm thể đưa ra càng nhiều ý t ưởng, giải pháp, phương pháp, cách thức cũng như các giải pháp độc đáo, hiếm lạ, gây ngạc nhiên cho người khác thì càng tốt. Như vậy, test TST có đặc điểm của một test sáng tạo như:
1. Các Items của test có hiệu quả gây ngạc nhiên cho nghiệm thể, nhưng người hướng dẫn làm test không để cho nghiệm thể nhận ra trước về điều ngạc nhiên ấy.
2. Giới hạn thời gian của test là tương đối ngắn sao cho giây phút lóe sáng của trí tuệ do kích thích của sự ngạc nhiên đủ để nghiệm thể đề xuất được càng nhiều giải pháp mới, hiếm lạ, độc đáo càng tốt và ghi được lên phần trả lời trên giấy rõ ràng, đúng luật.
3. Nghiệm thể phải tự ghi trả lời của mình (chứ không phải đánh dấu vào các trả lời cho sẵn). Các trả lời của test TST phải được ghi trên các dòng tương ứng theo một thứ tự đã định.
Việc đánh giá test TST được tiến hành theo quan điểm lượng hóa. Mỗi câu trả lời hợp lý và khác với các câu trả lời khác thì được chấp nhận và được cho 1 điểm. Các câu trả lời không hợp lý hặc trùng lặp với các câu trả lời khác thì được 0 điểm. Điểm của một tiểu test có được là nhờ cộng tất cả các điểm của tùng Item theo cột dọc thành một tổng số. Nếu tiểu test nào có hai cột Items thì điểm ở mỗi cột được cộng riêng, sau đó lấy tổng chung của hai cột này là điểm thô của tiểu test.
Các điểm thô của 9 tiểu test được tổng hợp và ghi vào bảng số liệu test của nghiệm thể ở trang bìa. Làm tất cả những việc này mất 5 phút. Từ các điểm
thô của 9 tiểu test, do việc cộng các cặp tiểu test tương đương 1và 2, 3 và 4, 5 và 6, ta chuyển thành các điểm thô của 6 hợp tiểu test. Tra cứu từ các bảng chuẩn đã được tác giả test TST tính toán sẵn, ta sẽ có GTC tương ứng với từng hợp tiểu test I đến VI. Từ đây, ta có tổng của 6GTC từ I đến VI được viết là ∑GTCI-VI. Chia tổng này cho 6. Ta có chỉ số CQ, nghĩa là: CQ = ∑GTCI-VI /6.
Chỉ số CQ theo test TST là một số dương nằm trong khoảng từ 70- 130, nghĩa là 70 ≤ CQ ≤ 130. Thời gian hoàn thành việc tính toán xác định CQ của một nghiệm thể là khoảng 5 phút. Tính sáng tạo theo test TST được phân loại mức độ theo bảng 2.2 sau đây:
Bảng 2.2. Phân loại mức độ tính sáng tạo dựa trên CQ của test TST Mức độ tính sáng tạo Giá trị CQ E Cao 126 - 130 D Khá 111 - 125 C Trung bình 91 - 110 B Kém 76 - 90 A Thấp 70 - 75
Test TST được đánh giá là có tính khách quan ở mức giữa các test khách quan và test phóng chiếu. Mức độ khách quan của test TST phụ thuộc vào tiêu chuẩn phân định tính hợp lý hay đúng – sai của từng trả lời. Tính khách quan đánh giá của test còn được kiểm tra nhờ việc đánh giá test bởi hai hoặc nhiều người (nhà tâm lý học, giáo viên, phụ tá trắc nghiệm). Những nghiên cứu thử nghiệm của tác giả trong quá trình xây dựng test TST cho thấy sự tương hợp của 3 người đánh giá test này nằm trong khoảng 0.82 - 0.93 và có thể tăng lên 0.93 - 0.97. Như vậy, mỗi người đánh giá chỉ có tác động chủ quan không đáng kể đến tính hiệu lực của test.