Thành tố thứ nhất: Kỹ năng lĩnh vực phù hợp

Một phần của tài liệu Tính sáng tạo của sinh viên trường đại học hà nội (Trang 48 - 58)

9. Cấu trúc của luận văn

3.1.Thành tố thứ nhất: Kỹ năng lĩnh vực phù hợp

Nhằm chính xác hóa nội dung đánh giá thành tố Kỹ năng lĩnh vực phù hợp – thành tố thứ nhất cấu thành tính sáng tạo, tác giả tiến hành khảo sát 150 sinh viên. Điểm đánh giá theo thang điểm 5. Các ý kiến đánh giá về nội dung Kỹ năng lĩnh vực phù hợp được thể hiện trong 7 item (Phụ lục 02).

Thành tố Kỹ năng lĩnh vực phù hợp là tập hợp con đường nhận thức để giải quyết một vấn đề, nó bao gồm sự hiểu biết chung về những kiến thức, sự kiện về một lĩnh vực, khả năng nhận thức bẩm sinh, trình độ đào tạo, các kiến thức và kỹ năng chuyên ngành được trang bị. Thành tố Kỹ năng lĩnh vực phù hợp được đánh giá dựa trên sự phù hợp về chuyên ngành cũng như trình độ được đào tạo. Để đo được thành tố này, tác giả căn cứ vào những chỉ báo đã nêu để xây dựng trong bảng hỏi các câu hỏi từ câu 13 đến câu 19 (Phụ lục 02). Kết quả thu được được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Điểm trung bình các kỹ năng lĩnh vực phù hợp

STT Nội dung Điểm Thứ bậc

1 Kiến thức liên quan đến nghề nghiệp của bản thân vững

3,11 3

2 Được trang bị kiến thức về kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh tốt

3,38 1

3 Có khả năng thực hành và thể hiện tốt các kỹ năng của tiếng Anh

3,05 5

4 Có kỹ năng nghe tiếng anh rất tốt 3,06 4

5 Có thể nói tiếng anh thành thạo, trôi chảy 3,01 6

7 Có kỹ năng đọc hiểu tiếng anh rất tốt 3,13 2

Điểm trung bình 3.09

Kết quả nghiên cứu cho thấy xếp thứ hạng 1 là item “Tôi được trang bị kiến thức về kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh tốt” với điểm trung bình 3.38, đạt mức độ trung bình. Xếp thứ hạng 2 là item “Tôi có kỹ năng đọc hiểu tiếng anh rất tốt” với 3.13 điểm, đạt mức độ trung bình. Xếp thứ 3 là item “Tôi có kiến thức liên quan đến nghề nghiệp của bản thân vững” với 3.11 điểm, đạt mức độ trung bình. Các item tiếp theo được phản ánh trong bảng 3.1. Tổng hợp điểm trung bình cho thành tố Kỹ năng lĩnh vực phù hợp là 3.09, đạt mức độ trung bình.

Bảng 3.1 cho thấy điểm của từng thành tố trong Kỹ năng lĩnh vực phù hợp còn chưa cao, các kiến thức kỹ năng chuyên ngành của các bạn sinh viên còn ở mức trung bình, kết quả này cũng phù hợp và phản ánh đúng thực trạng kỹ năng lĩnh vực của khách thể nghiên cứu. Bởi lẽ, trong số 150 khách thể, chỉ có 21 khách thể là sinh viên năm cuối, còn lại 129 khách thể là sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ ba, do đó, các bạn vẫn đang trong quá trình học tập để trang bị, trau dồi và tích lũy kiến thức.

Qua phỏng vấn và trò chuyện với một số sinh viên năm thứ hai, để tìm hiểu thêm về kỹ năng lĩnh vực mà các em được trang bị, tác giả nhận được những chia sẻ: “Khi học cấp ba, em chủ yếu được học và luyện ngữ pháp, kỹ năng đọc hiểu để làm bài thi, còn những kỹ năng như nghe, nói thì ít được luyện hơn và do đó khi vào trường đại học thì chúng em mới được các thày cô dạy và luyện tập nhiều hơn rất nhiều về những kỹ năng này” Bạn N.X.H.G – Lớp 10A11 – Khoa Tiếng Anh chia sẻ.

Nhằm làm rõ hơn về những kiến thức và kỹ năng chuyên ngành được trang bị, qua phỏng vấn trao đổi với một giảng viên khoa Tiếng

Anh, thày H.V.H cho biết: “Trên lớp, ngoài việc trang bị những kiến thức chuyên ngành cho các em theo khung chương trình đào tạo thì bản thân các em sinh viên cũng phải tự đọc, tìm hiểu thêm sách vở liên quan đến môn học để tích lũy kiến thức chứ nếu sinh viên chỉ thụ động với những kiến thức trong giáo trình mà không tự học, tự tìm hiểu thì các em không thể có được kiến thức sâu về môn học được. Chính vì thế, riêng bài tập về nhà cho sinh viên mình luôn quan tâm đến việc đưa ra những yêu cầu đòi hỏi sinh viên phải tự đọc thêm, tự trang bị trau dồi cho bản thân, tất nhiên là mình sẽ cung cấp nguồn tài liệu để các em tham khảo nhưng quan trọng nhất vẫn là ở các em sinh viên, ở ý thức tự học, tự trau dồi và chiếm lĩnh kiến thức của mỗi em”.

Qua đây có thể thấy kiến thức chuyên ngành lĩnh vực mà các thày cô trang bị cho sinh viên luôn được quan tâm, tuy nhiên kiến thức đó có thực sự trở thành kiến thức của mỗi sinh viên hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào chính bản thân sinh viên ở sự tự học, tự ý thức trau dồi kiến thức cho bản thân.

Tìm hiểu thêm về tương quan giữa thành tố Kỹ năng lĩnh vực phù hợp

với kết quả học tập của sinh viên (Phụ lục 13) thì thấy không có tương quan giữa hai thành tố này. Mặc dù trong số 150 sinh viên có đến 75.4% sinh viên đạt kết quả học tập khá và giỏi (Phụ lục 13), điểu này chứng tỏ sinh viên vẫn thụ động tiếp thu bài giảng, chưa chiếm lĩnh được kiến thức đã học để biến nó thành kiến thức của bản thân, và cũng phần nào cho ta thấy được kết quả học tập của sinh viên mới phản ánh được sự chăm chỉ, nỗ lực cố gắng trong học tập mà chưa phản ánh được việc sinh viên biến kết quả học tâp đó thành vốn kiến thức, kỹ năng lĩnh vực thực sự của bản thân.

Biểu đồ 3.1 dưới đây sẽ mô tả cụ thể về thành tố đầu tiên của tính sáng tạo, thành tố Kỹ năng lĩnh vực phù hợp.

Biểu đồ 3.1: Kỹ năng lĩnh vực phù hợp

Kết quả khảo sát phản ánh trong biểu đồ 3.1 cho thấy: thành tố thứ nhất – Kỹ năng lĩnh vực phù hợp trong cấu thành tính sáng tạo được đánh giá ở mức điểm trung bình là 3,09/5 điểm, đạt mức trung bình. Thành tố này được coi là tập hợp con đường nhận thức để giải quyết một vấn đề, nó bao gồm sự hiểu biết chung về những kiến thức, sự kiện về một lĩnh vực, khả năng nhận thức bẩm sinh, trình độ đào tạo. Thành tố này được đánh giá dựa trên sự phù hợp về chuyên ngành cũng như trình độ được đào tạo. Với điểm 3,09 thành tố kỹ năng lĩnh vực phù hợp chỉ đạt ở mức độ trung bình, điều này cho thấy kiến thức chung cũng như kiến thức chuyên ngành (ngôn ngữ Anh) của các bạn sinh viên cần được trang bị và trau dồi nhiều hơn nữa.

Phỏng vấn sinh viên Đ.H.T – một sinh viên năm cuối, đã có thời gian học tập 4 năm tại trường, bạn T cho biết: “Trong quá trình học tại trường, em luôn dành nhiều thời gian cho việc lên Thư viện Trường để học, đọc sách và tìm hiểu thêm thông tin không chỉ trong lĩnh vực chuyên ngành đào tạo của em. Em thấy mình đã có được rất nhiều kiến thức quý báu từ những trang sách, báo, tạp chí… mà mình đọc được. Em nghĩ là sinh viên đại học, đặc biệt lại là sinh viên ngoại ngữ thì càng đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn tốt, có hiểu biết rộng, có kỹ năng tốt. Có như vậy chúng em mới đáp ứng được với những yêu cầu công việc sau này”.

Như vậy, có thể thấy thành tố đầu tiên cấu thành tính sáng tạo của sinh viên là kỹ năng lĩnh vực phù hợp, nó phụ thuộc vào khả năng nhận thức của mỗi người và quá trình giáo dục, đào tạo, rèn luyện. Vì vậy, để tăng tính sáng tạo trong sinh viên thì việc trang bị những kiến thức chung, kiến thức chuyên môn cho sinh viên cần được quan tâm đầu tư hơn nữa từ chính sinh viên và giảng viên. Đối với giảng viên ngoài việc cung cấp, trang bị kiến thức cho sinh viên cần trang bị cho các em phương pháp tự học, tự nghiên cứu, giáo dục ý thức tự học và chủ động tích lũy kiến thức cho sinh viên. Về phía sinh viên cũng cần có nhận thức tốt đối với việc học tập và quá trình học tập, cần chủ động tích lũy kiến thức để biến kiến thức được học, được trang bị thành kiến thức nền tảng vững chắc cho mọi hoạt động của bản thân.

3.2.Thành tố thứ hai: Kỹ năng sáng tạo phù hợp.

Kỹ năng sáng tạo phù hợp là thành tố thứ hai trong cấu thành của tính sáng tạo. Kỹ năng sáng tạo phù hợp được đánh giá theo thói quen ra quyết định dựa trên trực giác, linh cảm; biểu đạt ý kiến sinh động hay số lượng ý tưởng xuất hiện trong một thời gian nhất định, thường thích đưa

ra những giải pháp mới. Căn cứ vào những chỉ báo trên, hệ thống các câu hỏi được đưa vào bảng hỏi (Phụ lục 02) để tìm hiểu kỹ năng sáng tạo phù hợp, kết quả như sau:

Bảng 3.2: Các chỉ báo đánh giá kỹ năng sáng tạo phù hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Nội dung Điểm Thứ bậc

1 Tôi thường tin và quyết định dựa và trực giác, linh cảm

3,36 3

2 Tôi thường biết cách biểu đạt ý kiến một cách sinh động

3,17 4

3 Trong đầu tôi luôn đầy ắp ý tưởng chờ thực hiện

3,41 2

4 Tôi thích đưa ra nhiều ý tưởng, giải pháp mới cho công việc đang thực hiện

3,44 1

Điểm trung bình kỹ năng sáng tạo 3,34

Kết quả khảo sát cho thấy thành tố kỹ năng sáng tạo phù hợp được đánh giá điểm trung bình 3,34/5 điểm vẫn đạt ở mức trung bình, có thể nói ở mức trung bình nghiên về trung bình khá. So với với kỹ năng lĩnh vực phù hợp thì Kỹ năng sáng tạo phù hợp cao hơn.

Phân tích cụ thể các yếu tố trong Kỹ năng sáng tạo phù hợp, kết quả khảo sát cho thấy item có thứ hạng cao nhất là “Tôi thích đưa ra nhiều ý tưởng, giải pháp mới cho công việc đang thực hiện” với điểm trung bình là 3.44, đạt mức khá; Item xếp thứ hai là “Trong đầu tôi luôn đầy ắp ý tưởng chờ thực hiện” với điểm trung bình là 3.41, cũng đạt mức khá; thứ ba là item “Tôi thường tin và quyết định dựa và trực giác, linh cảm” với điểm trung bình là 3.36, đạt mức trung bình; và cuối cùng là item “Tôi thường biết cách biểu đạt ý kiến một cách sinh động” với 3.17, đạt mức trung bình.

Kết quả của Kỹ năng sáng tạo phù hợp đã cho thấy sinh viên có kỹ năng sáng tạo phù hợp ở mức trung bình nghiêng về phía khá. Tìm hiểu thêm về việc trang bị kỹ năng cho sinh viên tại trường Đại học Hà

Nội, trao đổi với đồng chí Bí thư Đoàn Thanh niên Trường, tác giả luận văn được biết tại trường Đại học Hà Nội, hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên Trường và các câu lạc bộ rất mạnh. Các tổ chức này thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn về kỹ năng mềm cho sinh viên như: Phương pháp tư duy hiệu quả; hội thảo trao đổi kỹ năng và phương pháp học tập cho sinh viên mới vào trường; kỹ năng trả lời phỏng vấn khi xin việc, kỹ năng viết CV; kỹ năng lãnh đạo hiệu quả; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng giao tiếp…Thông qua những buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên đề sinh viên tích lũy được kỹ năng cho bản thân và do đó kỹ năng sáng tạo phù hợp cũng từ đó được hình thành, củng cố và phát triển.

Phỏng vấn Thày N.X.H – Trưởng phòng Công tác Sinh viên Trường đại học Hà Nội, thày cho biết: “Phòng Công tác sinh viên Trường Đại học Hà Nội đã và đang phối hợp với Đoàn Thanh niên – Hội sinh viên và hệ thống các Câu lạc bộ của sinh viên trong trường tổ chức dạy và trang bị thêm về kỹ năng cho sinh viên, bởi mục tiêu của trường là đào tạo những sinh viên giỏi về chuyên môn, có tính sáng tạo, có bản lĩnh vững vàng, và kỹ năng thành thạo”. Như vậy trong quá trình đào tạo của Trường cũng như các hoạt động hỗ trợ sinh viên về kỹ năng của các đơn vị trong Trường Đại học Hà Nội đã được quan tâm đầu tư.

Có thể nói yếu tố Kỹ năng lĩnh vực phù hợp khảo sát trên sinh viên Trường đại học Hà Nội cho thấy việc tích lũy những kỹ năng lĩnh vực phù hợp cần thiết hầu hết phụ thuộc vào chính mức độ tham gia trau dồi kỹ năng của chính các bạn sinh viên.

ơ

Biểu đồ 3.2: Kỹ năng sáng tạo phù hợp

Theo Amabile, khi đã có kỹ năng lĩnh vực phù hợp ở mức độ cao thì một cá nhân sẽ không thể tạo được sản phẩm sáng tạo khi không có kỹ năng sáng tạo phù hợp, do đó, kỹ năng sáng tạo phù hợp là vô cùng quan trọng để một cá nhân có thể tạo ra được sản phẩm sáng tạo. Trong số các chỉ báo để đánh giá kỹ năng sáng tạo phù hợp, thì chỉ báo “Tôi thích đưa ra nhiều ý tưởng, giải pháp mới cho công việc đang thực hiện” đạt 3,44/5 điểm, cao nhất so với các chỉ báo khác. Có đến 84,70% số sinh viên được hỏi trả lời từ đúng một phần, đúng và rất đúng với câu hỏi hỏi này và như vậy là sinh viên đã có tư duy theo chiều ngang để giải quyết vấn đề sáng tạo.

Edward de Bono tác giả của cuốn Tư duy chiều ngang, phân biệt tư duy theo chiều dọc và tư duy theo chiều ngang. Tư duy theo chiều dọc tức là những thao tác tâm lý dịch chuyển theo đường thẳng tiến lên và lùi lại giữa các cặp phạm trù thấp hơn và cao hơn. Tư duy theo chiều ngang là tìm kiếm nhiều phương án xác định và giải thích vấn đề. De Bono ví:

“Tư duy theo chiều dọc chỉ đào sâu một cái hố để nó sâu hơn; tư duy theo chiều ngang liên quan đến đào những cái hố ở những chỗ khác nhau” và ông đã đưa ra được những minh chứng để chứng minh rằng tư duy theo chiều ngang đóng vai trò chính yếu trong tư duy sáng tạo. Chính vì thế ông cho rằng “tư duy theo chiều dọc dường như có thể cung cấp câu trả lời tốt nhưng chúng ta cũng cần tư duy theo chiều ngang để có câu trả lời vĩ đại” [16, tr109, 110].

Phỏng vấn sâu sinh viên N.T.T.H – Lớp 2A10 – sinh viên năm thứ 3- người có kết quả Test sáng tạo hữu ngôn TST đạt mức khá, với câu hỏi:

Khi gặp một vấn đề mới hoặc khó, bạn thưởng giải quyết theo cách nào?

Nguyễn N.T.T.H trả lời: “Đầu tiên là em luôn suy nghĩ về vấn đề đó ở bất cứ nơi đâu, em suy nghĩ xem vấn đề này sẽ có những cách nào để giải quyết. Khi đưa ra được vài phương án em thường tin theo linh cảm của mình để chọn một phương án mà em cho là tối ưu. Và đã rất nhiều lần em có được kết quả tốt với những quyết định dựa theo linh cảm của em. Tất nhiên, linh cảm thì em vẫn phải dựa vào những kiến thức, kinh nghiệm mà em có chứ không phải linh cảm bất kỳ”. Có thể nói, kỹ năng sáng tạo phù hợp không chỉ là biết đưa ra quyết định dựa trên trực giác, linh cảm; biết biểu đạt ý kiến sinh động hay đưa ra số lượng nhiều ý tưởng xuất hiện trong một thời gian nhất định một cách ngẫu nhiên, chung chung mà còn phải dựa trên kiến thức nền, kiến thức chung và kiến thức chuyên môn cộng với kinh nghiệm của bản thân.

Bên cạnh việc đưa ra nhiều ý tưởng giải pháp cho công việc đang thực hiện, với câu hỏi trong đầu tôi luôn đầy ắp ý tưởng chờ thực hiện, sinh viên cũng trả lời đạt điểm trung bình là 3,41/5 điểm, điều này cho thấy kỹ năng sáng tạo của sinh viên là đã có. Điểm trung bình cho câu hỏi tôi thường tin

và quyết định dựa vào trực giác, linh cảm là 3,36/5 điểm. Như vậy, với tổng điểm trung bình trong kỹ năng sáng tạo phù hợp là 3,34/5, có thể nói sinh viên đã có kỹ năng sáng tạo phù hợp đạt mức trung bình nghiên về khá, và

Một phần của tài liệu Tính sáng tạo của sinh viên trường đại học hà nội (Trang 48 - 58)