Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Một phần của tài liệu Tính sáng tạo của sinh viên trường đại học hà nội (Trang 41 - 42)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.3.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Bảng hỏi được thiết kế dành cho sinh viên nhằm tìm hiểu ba thành tố trong tính sáng tạo của sinh viên: Những kỹ năng lĩnh vực phù hợp; những kỹ năng sáng tạo phù hợp và động cơ nội sinh-động cơ sáng tạo của sinh viên. Ngoài ra các câu hỏi còn được thiết kế để tìm hiểu môi trường giáo dục có ảnh hưởng như thế nào đến tính sáng tạo của sinh viên, các yếu tố thúc đẩy, phát huy tính sáng tạo của sinh viên. Cấu trúc của bảng như sau:

+ Hệ thống câu hỏi để đo Kỹ năng lĩnh lực phù hợp (gồm các câu: 13,14,15,16,17,18,19).

+ Hệ thống câu hỏi để đo Kỹ năng sáng tạo phù hợp (gồm các câu: 24,25,26,27).

+ Hệ thống câu hỏi để đo Động cơ nội sinh (gồm các câu: 4,20,21,22,23,28,29,30).

+ Hệ thống câu hỏi để đo môi trường ủng hộ, khuyến khích tính sáng tạo (gồm các câu: 7,8,9,10,11,12)

- Các phương án trả lời trong bảng hỏi được đánh giá theo thang điểm 5, mỗi Item cho điểm 5-4-3-2-1 tương ứng với 5 mức độ:

+ 5 điểm với các câu trả lời: Rất thường xuyên, hoàn toàn đúng… + 4 điểm với các câu trả lời: Thường xuyên, có phần đúng…

+ 3 điểm với các câu trả lời: Trung bình, nửa đúng, nửa sai, thỉnh thoảng…

+ 2 điểm với các câu trả lời: rất hiếm khi, cơ bản không đúng… + 1 điểm với các câu trả lời: Không bao giờ, hoàn toàn sai…

Như vậy, mỗi item có điểm thấp nhất là 1 và cao nhất là 5. Sau đó tính điểm trung bình (ĐTB) cho từng item và tổng hợp chung của các nội dung. Căn cứ vào số điểm đạt được, phân loại theo 5 mức độ:

Thang đánh giá: (n – 1/n)

+ Mức rất quan trọng, hoàn toàn đúng...: ĐTB > 4.2 ÷ 5 điểm; + Mức quan trọng, cơ bản đúng… : ĐTB > 3.4 ÷ 4.2 điểm; + Mức trung bình, bình thường…: ĐTB > 2.6 ÷ 3.4 điểm;

+ Mức không quan trọng, không cần thiết…: ĐTB > 1.8 ÷ 2.6 điểm; + Mức hoàn toàn không quan trọng, hoàn toàn sai…ĐTB >1.0 ÷ 1.8 điểm.

Kết quả điểu tra được tổng hợp xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 16.0 theo chuẩn đánh giá đã xác định (thống kê tần suất, tính điểm trung bình (ĐTB), độ lệch chuẩn, hệ số tương quan giữa các item, đánh giá theo thứ bậc…).

Một phần của tài liệu Tính sáng tạo của sinh viên trường đại học hà nội (Trang 41 - 42)