Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thống kê nông nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 39)

3.2.1. Phương pháp tiếp cận

- Tiếp cận theo nội dung thống kê gồm hệ thống chỉ tiêu thống kê, hoạt động thống kê bao gồm điều tra, báo cáo thống kê ; Xử lý và tổng hợp số liệu thống kê; Phân tích số liệu thống kê và cuối cùng là công bố, phổ biến thông tin thống kê

- Tiếp cận theo lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp - Tiếp cận theo cấp: Bao gồm cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã

- Tiếp cận theo các đối tượng:

+ Đối tượng làm công tác thống kê: cấp tỉnh phòng Thống kê nông nghiệp, chuyên viên hoặc trưởng phòng nghiệp vụ Cục thống kê được chọn mẫu. Cấp huyện Chi cục trưởng hoặc thống kê viên các huyện được chọn mẫu, Văn Phòng – Thống kê cấp xã được chọn mẫu.

+ Đối tượng sử dụng thông tin thống kê: Chuyên viên phòng Tổng hợp UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp, Báo, Đài phát thanh,Sở Tài nguyên và Môi

Trường, Phòng Nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố, sinh viên các trường Đại học, cao đẳng.

3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu

Đề tài chọn điểm nghiên cứu bao gồm Hệ thống TKNN từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã.

Ở cấp tỉnh là phòng TKNN chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp. Tại cấp huyện, thành phố, thị xã là CCTK cấp huyện chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp. Tại cấp xã, Thống kê xã chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp.

Tỉnh có 8 huyện/thị xã/thành phố và 126 xã/phường/thị trấn. Ở mỗi huyện, thành phố, thị xã chọn tất cả các xã, phường, thị trấn có đặc trưng về sản xuất nông nghiệp. Còn một số Phường không có sản xuất nông nghiệp thì không chọn mẫu.

Ngoài ra có chọn mẫu thêm các đơn vị, cá nhân sử dụng thông tin thống kê.

3.2.3. Thu thập số liệu

3.2.3.1. Thu thập số liệu đã công bố

Nghiên cứu sử dụng các tài liệu và thông tin thứ cấp gồm các niên giám thống kê hàng năm, các báo cáo thống kê trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp năm 2016 và 2017, báo cáo của Sở Tài Nguyên và Môi Trường, báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các báo cáo về công tác tổ chức cán bộ đã được ngành thống kê tỉnh Bắc Ninh công bố để phân tích nhằm đưa ra những những quan điểm về phương pháp luận về chất lượng TKNN.

3.2.3.2. Thu thập số liệu mới

- Xác định loại mẫu và lượng mẫu

Nghiên cứu thực hiện điều tra chọn mẫu để từ đó thu thập thông tin sơ cấp nhằm đánh giá chất lượng thống kê nông nghiệp.

Đối với phương pháp chọn mẫu sơ cấp đề tài thực hiện chọn mẫu phân tổ với phương pháp chuyên gia có trọng tâm, trọng điểm. Cụ thể là đề tài tiến hành phân loại thành 2 nhóm đối tượng để khảo sát.

+ Nhóm I: Về cơ quan thống kê

+ Nhóm II: Cơ quan sử dụng, người sử dụng thông tin thống kê Cụ thể số mẫu được phân bổ như sau:

Bảng 3.1. Phân bổ mẫu điều tra khảo sát

Diễn giải Số lượng

Nhóm- I. Cơ Quan Thống kê 116

I Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh 7

2.1 Phòng Thống kê Nông nghiệp 4 2.2 Phòng Thống kê Tổng hợp 1 2.3 Phòng Tổ chức hành chính (Tài chính) 1 2.4 Phòng Thanh tra, Phương pháp chế độ công nghệ thông 1

II Chi Cục Thống kê 8

3.1 Chi Cục Thống kê thành phố Bắc Ninh 1 3.2 Chi Cục Thống kê thị xã Từ Sơn 1 3.3 Chi Cục Thống kê huyện Yên Phong 1 3.4 Chi Cục Thống kê huyện Quế Võ 1 3.5 Chi Cục Thống kê huyện Tiên Du 1 3.6 Chi Cục Thống kê huyện Thuận Thành 1 3.7 Chi Cục Thống kê huyện Gia Bình 1 3.8 Chi Cục Thống kê huyện Lương Tài 1

III Văn phòng – Thống kê cấp xã 101

Văn Phòng – Thống kê xã, phường, thị trấn 101

Nhóm- II. Cơ Quan (Người) Sử dụng số liệu thống kê 37

1 Ủy Ban nhân dân tỉnh (phòng tổng hợp) 1

2 Sở nông nghiệp 4

3 Trường cao đẳng Thống kê 3

4 Báo Bắc Ninh 2

5 Đài phát thanh và truyền hình tỉnh 2 6 Trường trung cấp chính trị nguyễn văn cừ 2 7 Sinh viên trường đại học mở 2 8 Sinh viên trường cao đẳng thống kê 2 9 Sở tài nguyên và môi trường 2 10 Phòng nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố 16 11 Sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền 1

- Nội dung thu thập số liệu liên quan

+ Về thống kê lĩnh vực trồng trọt thì thu thập số liệu liên quan đến nội dung diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng.

+ Thống kê lĩnh vực chăn nuôi thì thu thập số liệu liên quan đến nội dung số đầu con vật nuôi và sản lượng vật nuôi.

+ Thống kê lĩnh vực thủy sản thì thu thập số liệu liên quan đến nội dung diện tích nuôi trồng thủy sản và sản lượng thủy sản.

+ Thống kê lĩnh vực lâm nghiệp thu thập số liệu liên quan đến diện tích lâm nghiệp và sản lượng lâm nghiệp.

+ Nguồn lực tài chính cho hoạt động TKNN.

+ Các văn bản chính sách hỗ trợ cho hoạt động TKNN. + HTCTTK

+ Quy trình hoạt động TKNN.

+ Phương pháp thu thập thông tin thống kê.

3.2.4. Chỉ tiêu phân tích

- Hệ thống tổ chức TKNN.

Hệ thống tổ chức TKNN Là hệ thống những người làm công tác thống kê nông nghiệp từ cấp tỉnh, cấp huyện và đến cấp xã, phường thị trấn.

- Chất lượng TKTT gồm diện tích, năng suất, sản lượng

+ Thống kê diện tích gồm diện tích canh tác và diện tích gieo trồng của từng loại cây trồng, nhóm cây trồng.

+ Thống kê năng suất là thống kê năng suất của từng loại cây trồng, nhóm cây trồng.

+ Thống kê sản lượng là thống kê sản lượng của từng loại cây trồng, nhóm cây trồng.

- Chất lượng TKCN gồm số đầu con vật nuôi, sản lượng vật nuôi.

+ Thống kê số đầu con vật nuôi của từng loại vật nuôi vào một thời điểm nào đó (ví dụ như: Số liệu điều tra chăn nuôi ¼; điều tra chăn nuôi 1/10 hàng năm).

+ Thống kê sản lượng vật nuôi là sản lượng vật nuôi được thu hoạch trong kỳ. - Chất lượng TKTS gồm diện tích nuôi trồng thủy sản, sản lượng thủy sản.

+ Thống kê diện tích nuôi trồng thủy sản là diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản nhân với số vụ nuôi.

+ Thống kê sản lượng thủy sản là sản lượng nuôi trồng thủy sản thu hoạch trong kỳ.

- Chất lượng TKLN gồm diện tích lâm nghiệp và sản lượng lâm nghiệp. + Thống kê diện tích lâm nghiệp là diện tích đất dùng vào sản xuất lâm nghiệp gồm đất rừng tự nhiên, đất rừng trồng.

+ Thống kê sản lượng lâm nghiệp là sản lượng lâm nghiệp được thu hoạch trong kỳ.

- Năng lực của Cơ quan thống kê. + Nhân lực, trình độ, phân công + Cơ sở vật chất kỹ thuật + Tài chính

- HTCTTK, Quy trình và phương pháp thu thập

+ HTCTTK. Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp những chỉ tiêu thống kê phản ánh các đặc điểm của hiện tượng kinh tế- xã hội.

+ Quy trình là trình tự (thứ tự, cách thức) thực hiện hoạt động thống kê. + Phương pháp thống kê là cách thức tổ chức thống kê.

- Các chính sách liên quan đến TKNN

Luật thống kê 2015 và các văn bản dưới luật quy định, hỗ trợ hoạt động công tác thống kê.

- Quan điểm của lãnh đạo địa phương

Quan điểm chính là cách nhìn nhận của người lãnh đạo địa phương vì thành tích chung của địa phương cũng như của cá nhân.

3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

- Nghiên cứu thực hiện làm sạch phiếu trước khi nhập số liệu vào phần mềm excel sau đó xử dụng các thuật toán để kiểm tra tính logic để kiểm tra.

- Chức năng Pivotable trong phần mềm excel được nghiên cứu sử dụng để chuyển đổi số liệu thành các bảng đầu ra nhằm phục vụ cho phân tích.

3.2.6. Phương pháp phân tích

Để phân tích chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để thống kê số tuyệt đối, số tương đối của các chỉ tiêu đánh giá để mô tả thực trạng, đặc điểm liên quan đến chất lượng TKNN

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng sau khi số liệu đã được tổng hợp, phân tích tác giả sử dụng phương pháp này để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng, lượng hoá thông qua hệ thống chỉ tiêu.

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Trên cơ sở ý kiến đánh giá của những người đại diện trong lĩnh vực TKNN... từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THỐNG KÊ NÔNG NGHIỆP Ở BẮC NINH BẮC NINH

4.1.1. Hệ thống tổ chức thống kê nông nghiệp

CTK tỉnh Bắc Ninh là cơ quan trực thuộc TCTK, giúp TCTK thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thống kê trên địa bàn tỉnh; tổ chức các hoạt động thống kê theo chương trình công tác của Tổng cục trưởng TCTK giao; cung cấp thông tin KT-XH phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của lãnh đạo Đảng, Chính quyền tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

CTK tỉnh Bắc Ninh thực hiện theo mô hình 07 phòng (gồm Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Dân số - Văn xã; Phòng Thanh tra; Phòng Công nghiệp - Xây dựng; Phòng Thương mại; Phòng Nông nghiệp; Phòng Tổng hợp) ở cơ quan Cục, 08 Chi cục Thống kê cấp huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là: các Chi cục) theo Quyết định số 244/QĐ-TCTK ngày 02 tháng 4 năm 2014 của Tổng cục Trưởng TCTK về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của CTK tỉnh.

CTK tỉnh Bắc Ninh gồm có 01 Cục trưởng và 02 Phó Cục trưởng; Cục trưởng và Phó Cục trưởng do Tổng cục trưởng TCTK bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.

- Cục trưởng phụ trách chung và trực tiếp phụ trách một số công việc khác. - 1 Cục Phó phụ trách phần việc nông, lâm nghiệp, thủy sản và trực tiếp phụ trách phòng TKNN.

- Phòng TKNN được giao theo dõi, quản lý thực hiện nhiệm vụ công tác thống kê NLN & TS trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

(1). Tổ chức thực hiện thu thập thông tin thống kê NLN & TS theo quy định của pháp luật.

(2). Tổng hợp số liệu thống kê, phân tích, dự báo và làm các báo cáo tổng hợp tháng, quý, năm, báo cáo chuyên đề về lĩnh vực NLN & TS.

(3). Hướng dẫn nghiệp vụ thống kê NLN & TS đối với CCTK cấp huyện, thống kê Sở, Ngành, xã, phường, thị trấn và thống kê doanh nhiệp, HTX hoạt động trong lĩnh vực NLN & TS.

Sơ đồ 4.1. Tổ chức bộ máy Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2017)

Phòng TKNN có 4 người (1 trưởng phòng và 3 nhân viên). Trưởng phòng phụ trách chung; 1 nhân viên phụ trách TKTT và TKLN; 1 nhân viên phụ trách TKCN; 1 nhân viên phụ trách TKTS. Chi cục Thống kê TP. Bắc Ninh Chi cục Thống kê TX. Từ Sơn Chi cục Thống kê huyện Yên Phong Chi cục Thống kê huyện Quế Võ Chi cục Thống kê huyện Tiên Du Chi cục Thống kê huyện Thuận Thành Chi cục Thống kê huyện Gia Bình Chi cục Thống kê huyện Lương Tài Phòng Thống kê Tổng hợp Phòng Thống kê Nông nghiệp Phòng Thống kê Công nghiệp - Xây dựng Phòng Thống kê Thương mại Phòng Thống kê Dân số- Văn xã Phòng Thanh tra thống kê Phòng Tổ chức - Hành chính CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG VP-TK cấp xã (19 xã,P) VP-TK cấp xã (12 xã,P) VP-TK cấp xã (14 xã,TT) VP-TK cấp xã (21 xã,TT) VP-TK cấp xã (14 xã,TT) VP-TK cấp xã (18 xã,TT) VP-TK cấp xã (14 xã,TT) VP-TK cấp xã (14 xã,TT)

Về trình độ đều tốt nghiệp đại học; 1 người có bằng thạc sỹ, 2 người hiện đang theo học thạc sỹ.

- CCTK kê cấp huyện ngoài thực hiện nhiệm vụ chung thì thực hiện nhiệm vụ công tác thống kê NLN & TS như sau:

(1). Thực hiện báo cáo tháng, quý, năm về lĩnh vực thống kê NLN & TS. (2). Tổ chức thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin báo cáo thống kê từ cơ sở, các cuộc điều tra, TĐT theo phương án của TCTK về lĩnh vực thống kê NLN & TS trên địa bàn mình phụ trách.

CCTK cấp huyện thường có 5 người, tùy từng Chi cục phân công, có Chi cục giao cho 1 người phụ trách thống kê lĩnh vực NLN & TS, có Chi cục lại chia phần thống kê NLN & TS cho 2 người hoặc 3 người phụ trách.

- VP-TK cấp xã

Tại điều 5, mục 2, chương 1, thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nội Vụ hướng dẫn về chức trách, nhiệm vụ cụ thể của công chức VP-TK như sau:

Tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống kê, tổ chức, nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc và thanh niên trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Trong đó: Tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động KT-XH trên địa bàn cấp xã.

Nhìn chung đối với cấp xã của tỉnh Bắc Ninh có 126 người, mỗi xã có 1 người làm văn phòng kiêm công tác thống kê.

Đánh giá chung: Ngành Thống kê hoạt động theo tổ chức ngành dọc từ

Trung ương đến cấp huyện, thị xã, thành phố. Thống kê cấp xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã) là bộ phận của VP-TK chịu sự quản lý điều hành của UBND cùng cấp. Số liệu thống kê cấp xã thu thập được chủ yếu thông qua điều tra từ cơ sở do điều tra viên thực hiện, trong đó nòng cốt là lực lượng cán bộ VP- TK cấp xã. Hệ thống tổ chức thống kê trong những năm qua cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của công tác thống kê trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Tuy nhiên, Hệ thống tổ chức thống kê vẫn còn hạn chế đó là:

- Đối với chi Cục Thống kê cấp huyện: Công tác TKNN chiếm tới 45% Tổng số công việc chung, trong khi đó 7/8 CCTK cấp huyện giao cho 1 cán bộ làm TKNN, do đó phần nào cũng ảnh hưởng tới công tác TKNN.

- Công tác thống kê cấp xã gặp phải những khó khăn như sau:

Thứ nhất: Bộ phận VP-TK xã là nơi tập trung nhiều đầu mối công việc

thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thường trực Ủy ban mà đứng đầu là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch xã, phường, thị trấn. Từ việc trực tiếp xử lý hoặc chuyển tiếp các loại công văn, giấy tờ đến việc tổng hợp thông tin, chuẩn bị nội dung phục vụ cho sự chỉ đạo điều hành của thường trực UBND... nên công tác Thống kê chưa được quan tâm thường xuyên, mang nặng tính kiêm nhiệm, việc thu thập thông tin từ cơ sở không được chu đáo theo đúng quy trình; không được đầu tư đúng mức về mặt thời gian. Từ đó, khi tổng hợp số liệu thống kê cấp xã sẽ thiếu chính xác, không cân đối và chưa đạt độ tin cậy cao.

Thứ hai:Phần lớn cán bộ Thống kê xã chưa được đào tạo chuyên sâu về

nghiệp vụ thống kê, hiểu chưa thật sự đầy đủ các khái niệm về các chỉ tiêu thống kê. Do đó, việc tổng hợp các thông tin phục vụ cho lãnh đạo, chỉ đạo cấp xã còn nhiều lúng túng, không theo đúng biểu mẫu, chỉ tiêu và phương pháp tính toán, tổng hợp. Mỗi địa phương việc đánh giá tình hình KT-XH không đảm bảo tính đồng nhất trong phương pháp tính toán, so sánh và đối chiếu với các kỳ báo cáo trước đó đã dẫn đến sự đánh giá một cách phiến diện, thiếu đồng bộ làm hạn chế kết quả hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thống kê nông nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 39)