Chất lượng thống kê Lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thống kê nông nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 69 - 74)

Căn cứ để làm báo cáo TKLN theo Phương án điều tra Lâm nghiệp ban hành theo Quyết định số 1181/QĐ-TCTK ngày 02 tháng 8 năm 2017 của Tổng cục Trưởng TCTK và Kế hoạch công tác thống kê NLN & TS của CTK tỉnh Bắc Ninh.

Để đánh giá chất lượng số liệu thống kê người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Tính đầy đủ; Tính phù hợp; Tính chính xác; Tính kịp thời; Dễ tiếp cận. Đối với thống kê Diện tích lâm nghiệp (gồm Diện tích rừng hiện có; diện tích rừng trồng mới; diện tích rừng được chăm sóc bảo vệ; diện tích trồng cây lâm nghiệp phân tán,..), Sản lượng lâm nghiệp (gồm Khai thác, thu nhặt gỗ và lâm sản khác) trong thống kê lâm nghiệp.

4.1.5.1. Về thống kê diện tích Lâm nghiệp

+ Về tính đầy đủ của thống kê diện tích lâm nghiệp (hay còn gọi là tính đầy đủ của thông tin): Có 153 người được hỏi ý kiến thì có 52 người trả lời là đầy đủ (chiếm 34,0%); 85 người trả lời tương đối đầy đủ (chiếm 55,6%); 8 người trả lời chưa đầy đủ (chiếm 5,2%) còn lại 8 người không trả lời (chiếm 5,2%). Tính chung lại về cơ bản đa số ý kiến cho rằng thống kê diện tích lâm nghiệp tương đối đầy đủ.

Bảng 4.10. Ý kiến đánh giá của người làm công tác thống kê và người sử dụng số liệu thống kê về chất lượng thống kê diện tích lâm nghiệp

Tiêu chí Số người được hỏi ý kiến (Người) Tỷ lệ (%)

1. Tính đầy đủ của thống kê diện tích lâm nghiệp 153 100

- Đầy đủ 52 34,0

- Tương đối đầy đủ 85 55,6

- Chưa đầy đủ 8 5,2

- Không ý kiến 8 5,2

2. Tính phù hợp của thống kê diện tích lâm nghiệp 153 100

- Phù hợp 55 35,9

- Tương đối phù hợp 87 56,6

- ít phù hợp 6 3,9

- Không ý kiến 5 3,3

3. Tính chính xác của thống kê diện tích lâm nghiệp 153 100

- Chính xác 50 32,7

- Tương đối chính xác 79 51,4 - Chưa chính xác 22 14,6

- Không ý kiến 2 1,3

4. Tính kịp thời của thống kê diện tích lâm nghiệp 153 100

- Kịp thời 42 27,5

- Tương đối kịp thời 87 56,9

- Chưa kịp thời 15 9,8

- Không ý kiến 9 5,8

5. Tính dễ tiếp cận của thống kê diện tích lâm

nghiệp 153 100

- Dễ dàng 51 33,3

- Tương đối dễ dàng 80 52,3

- Khó khăn 16 10,5

+ Về số liệu thống kê diện tích lâm nghiệp có phù hợp (tính phù hợp của số liệu): Trong số 153 đối tượng tham gia khảo sát có ý kiến cho thấy, số liệu thống kê diện tích lâm nghiệp đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng ở mức phù hợp có 55 người (chiếm 35,9%), mức độ đáp ứng tương đối phù hợp 87 người (chiếm 56,9%), mức độ ít phù hợp 6 người (chiếm 3,9%), có 5 người không có ý kiến (chiếm 3,3%). Nhìn vào số liệu trên cho ta thấy về cơ bản đa số ý kiến cho rằng thống kê diện tích lâm nghiệp ở mức tương đối phù hợp (hay còn gọi là mức trung bình) đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thông tin thống kê.

+ Số liệu thống kê diện tích lâm nghiệp chính xác (tính chính xác của thông tin): Chính xác ở đây được hiểu là số liệu thống kê diện tích lâm nghiệp phản ánh sát với tình hình thực tế ở địa phương. Có 153 người được hỏi có 32,7% ý kiến đánh giá số liệu đạt độ chính xác, 51,4% số người ý kiến đánh giá chất lượng số liệu ở mức tương đối chính xác, 14,6% số người ý kiến đánh giá chưa chính xác, 1,3% số người không có ý kiến. Nhìn chung thì tính chính xác của số liệu diện tích lâm nghiệp đạt mức tương đối chính xác (mức trung bình).

+ Số liệu thống kê diện tích lâm nghiệp kịp thời (tính kịp thời): Theo kết quả khảo sát trong số 153 người được hỏi ý kiến có 42 người trả lời là rất kịp thời (chiếm 27,5%); 87 người trả lời tương đối kịp thời (chiếm 56,9%); 15 người trả lời chưa kịp thời (chiếm 9,8%), 9 người không ý kiến (chiếm 5,8%). Số liệu trên cho ta thấy tính kịp thời của số liệu thống kê diện tích lâm nghiệp đạt ở mức tương đối kịp thời (còn gọi là mức trung bình).

+ Số liệu thống kê diện tích lâm nghiệp có dễ tiếp cận không: Theo kết quả khảo sát của 153 người được hỏi ý kiến thì có 51 người trả lời dễ dàng (chiếm 33,3%); 80 người trả lời tương đối dễ dàng (chiếm 52,3%); 16 người trả lời khó khăn (chiếm 10,5%) và còn 6 người không ý kiến (chiếm 3,9%).

Nhìn chung lại thì chất lượng thống kê diện tích lâm nghiệp đạt ở mức trung bình.

4.1.5.2. Thống kê về sản lượng lâm nghiệp

+ Về tính đầy đủ của thống kê sản lượng lâm nghiệp (hay còn gọi là tính đầy đủ của thông tin): Trong số 153 người được hỏi ý kiến thì có 48 người trả lời là đầy đủ (chiếm 31,4%); 91 người trả lời tương đối đầy đủ (chiếm 59,5%); 10 người trả lời chưa đầy đủ (chiếm 6,5%) còn lại 4 người không trả lời (chiếm 2,6%). Đánh giá chung lại về cơ bản đa số ý kiến cho rằng thống kê sản lượng lâm nghiệp tương đối đầy đủ.

Bảng 4.11. Ý kiến đánh giá chất lượng của người làm công tác thống kê và người sử dụng số liệu thống kê về thống kê sản lượng lâm nghiệp

Tiêu chí Số người được hỏi ý kiến (Người) Tỷ lệ

(%)

1. Tính đầy đủ của thống kê sản lượng lâm nghiệp 153 100

- Đầy đủ 48 31,4

- Tương đối đầy đủ 91 59,5

- Chưa đầy đủ 10 6,5

- Không ý kiến 4 2,6

2. Tính phù hợp của TK sản lượng lâm nghiệp 153 100

- Phù hợp 44 28,8

- Tương đối phù hợp 82 53,6

- ít phù hợp 16 10,5

- Không ý kiến 11 7,1

3. Tính chính xác của TK sản lượng lâm nghiệp 153 100

- Chính xác 48 31,4

- Tương đối chính xác 89 58,2 - Chưa chính xác 10 6,5

- Không ý kiến 6 3,9

4. Tính kịp thời của TK sản lượng lâm nghiệp 153 100

- Kịp thời 52 34,0

- Tương đối kịp thời 78 51,0 - Chưa kịp thời 20 13,1

- Không ý kiến 3 1,9

5. Về tính dễ tiếp cận của thống kê sản lượng 153 100

- Dễ dàng 60 39,2

- Tương đối dễ dàng 80 52,9

- Khó khăn 6 3,9

- Không ý kiến 7 4,0

+ Về số liệu thống kê sản lượng lâm nghiệp có phù hợp (tính phù hợp của số liệu): Trong số 153 đối tượng tham gia khảo sát có ý kiến cho thấy, số liệu thống kê sản lượng lâm nghiệp đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng ở phù

hợp có 44 người (chiếm 28,8%), mức độ đáp ứng tương đối phù hợp 82 người (chiếm 53,6%), mức độ ít phù hợp 16 người (chiếm 10,5%), có 11 người không có ý kiến (chiếm 7,1%). Nhìn vào số liệu trên cho ta thấy về cơ bản đa số ý kiến cho rằng thống kê sản lượng lâm nghiệp ở mức tương đối phù hợp (hay còn gọi là mức trung bình) đáp ứng nhu cầu của người SD TTTK.

+ Số liệu thống kê sản lượng lâm nghiệp chính xác (tính chính xác của thông tin): Chính xác ở đây được hiểu là số liệu thống kê sản lượng lâm nghiệp phản ánh sát với tình hình thực tế ở địa phương. Có 153 người được hỏi có ý kiến thì có 48 người (chiếm 31,4%) ý kiến đánh giá số liệu đạt độ chính xác, có 89 người (chiếm 58,2%) ý kiến đánh giá chất lượng số liệu ở mức tương đối chính xác, có 10 người (chiếm 6,5%) ý kiến đánh giá chưa chính xác, có 6 người (chiếm 3,9%) không có ý kiến. Nhìn chung thì tính chính xác của số liệu sản lượng lâm nghiệp đạt mức tương đối chính xác (mức trung bình).

+ Số liệu thống kê sản lượng lâm nghiệp kịp thời (tính kịp thời): Kết quả khảo sát trong số 153 người được hỏi ý kiến có 52 người trả lời là rất kịp thời (chiếm 34%); 78 người trả lời tương đối kịp thời (chiếm 51%); 20 người trả lời chưa kịp thời (chiếm 13,1%), 3 người không ý kiến (chiếm 1,9%). Số liệu trên cho ta thấy tính kịp thời của số liệu thống kê sản lượng lâm nghiệp đạt ở mức tương đối kịp thời (còn gọi là mức trung bình).

+ Số liệu thống kê diện tích lâm nghiệp có dễ tiếp cận không: Theo kết quả khảo sát của 153 người được hỏi ý kiến thì có 60 người trả lời dễ dàng (chiếm 39,2%); 81 người trả lời tương đối dễ dàng (chiếm 52,9%); 6 người trả lời khó khăn (chiếm 3,9%) và còn 7 người không ý kiến (chiếm 4%).

Đánh giá chung lại thì chất lượng thống kê sản lượng lâm nghiệp đạt ở mức trung bình.

Đánh giá chung về chất lượng TKLN:

Với diện tích đất lâm nghiệp ít chỉ chiếm 0,8% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, đồi núi ít (4/8 huyện, thành phố, thị xã có rừng trồng là TP Bắc Ninh, Quế Võ, Tiên Du và Gia Bình), diện tích lại phân tán nên tiềm năng để phát triển kinh tế lâm nghiệp hạn chế. Rừng của Bắc Ninh chủ yếu là rừng trồng, phần lớn là rừng có trữ lượng nhỏ, giá trị kinh tế thấp. Các loài cây chủ yếu là thông, bạch đàn, keo và chức năng chính là rừng phòng hộ và cảnh quan môi

trường gắn liền với khu di tích lịch sử, văn hoá, tôn giáo tín ngưỡng. Thông tin thống kê lâm nghiệp trong những năm qua cơ bản đáp ứng được đầy đủ, phù hợp, kịp thời, đảm bảo chất lượng, phản ánh được xu hướng, diễn biến tình hình thực tế, đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các các chính quyền từ tỉnh đến xã và đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của người dùng tin.

Tuy nhiên TKLN vẫn còn một số hạn chế đó là:

- Số liệu thông tin thống kê về trồng cây lâm nghiệp phân tán không có trong phương án mà lấy nguồn thông tin từ cơ sở không kiểm chứng được. ví dụ theo báo cáo của Chi cục kiểm lâm năm 2016 trồng được 300 nghìn cây phân tán; năm 2017 cũng trồng được 300 nghìn cây phân tán như vậy số liệu phản ánh không sát thực.

- Trong phương án chưa có thông tin về các sản phẩm lâm sản khai thác, thu nhặt ngoài gỗ của hộ gia đình, vì không có mẫu điều tra trong phương án. Các số này nếu có thì đều phải ước tính, do vậy ảnh hưởng tới chất lượng số liệu TKLN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thống kê nông nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 69 - 74)