Chất lượng thống kê Trồng trọt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thống kê nông nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 48 - 58)

Căn cứ để làm báo cáo TKTT,theo Quyết định số 329/QĐ-TCTK ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Tổng cục Trưởng TCTK về việc Ban hành Phương án điều tra TKNN và thủy sản gồm có 6 phương án điều tra. Trong đó có liên quan tới TKTT cụ thể là:

- Phương án điều tra diện tích gieo trồng cây nông nghiệp - Phương án điều tra năng suất, sản lượng lúa

- Phương án điều tra năng suất, sản lượng cây lâu năm

Để đánh giá chất lượng số liệu TKNN nói chung và TKTT nói riêng là một công việc hết sức khó khăn, tuy nhiên hiện nay để đánh giá chất lượng số liệu thống kê người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Tính đầy đủ; Tính phù hợp; tính chính xác; tính kịp thời; Dễ tiếp cận. Đối với diện tích, năng suất, sản lượng của thống kê trồng trọt.

4.1.2.1 Thống kê về diện tích

+ Diện tích canh tác

Bảng 4.1 Số liệu về diện tích đất canh tác nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Đơn vị tính: ha Loại đất Có đến ngày 31/12/2014 Có đến ngày 31/12/2015 Có đến ngày 31/12/2016 Có đến ngày 31/12/2017 Đất Nông nghiệp 49.686,3 49.615,4 49.375,9 49.375,9 1. Đất sản xuất nông nghiệp 43.856,8 43.790,7 43.534,6 43.534,6 1.1. Đất trồng cây hàng năm 43.218,1 43.154,1 42.899,0 42.899,0 1.1.1. Đất trồng lúa 40.014,5 39.952,3 39.716,9 39.716,9 1.1.2. Đất trồng cây hàng năm khác 3.203,6 3.201,7 3.182,1 3.182,1 1.2. Đất trồng cây lâu năm 638,7 636,6 635,7 635,7 2. Đất lâm nghiệp 590,9 588,5 586,3 586,3 3. Đất nuôi trồng thủy sản 5.081,3 5.079 5.060,4 5.060,4 4. Đất nông nghiệp khác

157,4 157,3 194,7 194,7 Nguồn số liệu: Sở Tài Nguyên và Môi Trường (2016,2017)

Nhìn vào bảng số liệu thống kê trên do Sở Tài Nguyên và Môi Trường cung cấp cho Ngành thống kê ta thấy, số liệu thống kê về diện tích đất canh tác nông nghiệp không thay đổi gì, trong khi đó trên thực tế diện tích đất nông nghiệp trong 1 năm thay đổi rất nhiều như: Đất cây hàng năm chuyển sang làm khu công nghiệp, làm đường giao thông, đất ở,... Nguyên nhân là do thay đổi của người làm công tác thống kê, do trình độ của người làm báo cáo,...

+ Thống kê về diện tích gieo trồng

Nhìn vào bảng 4.2 ta có thể thấy số liệu thống kê điều tra thường xuyên lớn hơn số liệu Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 điều đó cho thấy số liệu thống kê có sự khác nhau rất lớn khi thống kê cùng một sự vật hiện tượng, Nguyên nhân là do đối tượng trả lời khác nhau, điều tra viên khác nhau, phương án khác nhau.

Bảng 4.2 So sánh số liệu diện tích gieo trồng cây hàng năm và cây lâu năm giữa điều tra thường xuyên và TĐT NT,NN & TS năm 2016.

Đơn vị tích: Ha

Loại cây Thường xuyên

TĐT nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 Tăng,giảm (thường xuyên/TĐT) I. Cây hàng năm 85.581,0 81.302,0 +4.219 1. Lúa 70.781,6 65.119,1 +5.662,5 2. Ngô 3.052,6 2.954,7 +457,9 3. Khoai lang 288,6 291,5 -2,9 4. Sắn 7,4 7,5 -0,1 5. Mía 20,0 18,0 +2,0 6. Đậu tương 748,2 710,8 +37,7 7. Lạc 755,8 650,2 +105,6 8. Rau các loại 9.030,2 8.128,5 +901,1

II. Cây lâu năm 2.161,6 1.561,2 +600,4

1. Xoài 77,9 18,5 +59,4

2. Chuối 1.197,4 1.034,5 +162,9

3. Cam 48,1 22,3 +25,8

4. Nhãn 311,0 243,0 +68,0 5. Bưởi 121,1 60,0 +61,1 Nguồn số liệu: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2016)

Ngoài ra để đo thống kê chất lương về diện tích người ta dùng tiêu thức: Tính đầy đủ; Tính phù hợp; Tính chính xác; Tính kịp thời; Dễ tiếp cận.

Đồ thị 4.1. Khảo sát 153 đối tượng được hỏi thống kê diện tích về tính đầy đủ, tính phù hợp.

+ Về tính đầy đủ của thống kê diện tích (hay còn gọi là tính đầy đủ của thông tin): Theo đồ thị 4.1 có 23,5% số người trả lời là đầy đủ; 66,0% người trả lời tương đối đầy đủ; 9,2% số người trả lời chưa đầy đủ, còn lại 1,3% số người không trả lời. Tính chung lại về cơ bản đa số ý kiến cho rằng thống kê diện tích tương đối đầy đủ. Nguyên nhân của chưa đầy đủ là do diện tích gieo trồng là của nhiều hộ gia đình, trong khi đó đối tượng trả lời thông tin về diện tích là cán bộ VP-TK đối với vụ đông, vụ xuân, vụ mùa là trưởng thôn hoặc chủ nhiệm HTX nông nghiệp

+ Về số liệu thống kê diện tích có phù hợp (tính phù hợp của số liệu): Tính phù hợp của số liệu thống kê được thể hiện qua mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin của người sử dụng. Đánh giá mức độ phù hợp của số liệu thống kê phụ thuộc vào nhu cầu khác nhau và hay thay đổi của người dùng tin. Theo đồ thị 4.1 cho thấy, Số liệu thống kê diện tích đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng ở mức phù hợp là 40,5% ý kiến, mức độ đáp ứng tương đối phù hợp 51,7% ý kiến, mức độ ít phù hợp 3,9% ý kiến, còn lại 3,9% số người không có ý kiến. Như vậy, về cơ bản đa số ý kiến cho rằng thống kê diện tích ở mức tương đối phù hợp (hay còn gọi là mức trung bình) đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thông tin thống kê trồng trọt.

Đồ thị 4.2. Khảo sát 153 đối tượng được hỏi thống kê diện tích về tính chính xác, tính kịp thời, tính dễ tiếp cận

+ Số liệu thống kê diện tích chính xác (tính chính xác của thông tin): Tính chính xác ở đây được hiểu là số liệu thống kê diện tích phản ánh sát với tình hình thực tế ở địa phương. Theo đồ thị 4.2 có 37,9% số người ý kiến đánh giá số liệu đạt độ chính xác, có 52,3% số người ý kiến đánh giá chất lượng số liệu ở mức tương đối chính xác, có 3,9% số người ý kiến đánh giá chưa chính xác, có 5,9% số người không ý kiến. Tính chung thì tính chính xác của số liệu diện tích đạt mức tương đối chính xác (mức trung bình). Nguyên nhân chưa chính xác là do các đối tượng trả lời nhiều khi còn thiếu, thêm vào đó điều tra viên làm lướt làm ẩu dẫn tới hỏi sót, không hết.

+ Số liệu thống kê diện tích kịp thời (tính kịp thời): Theo đồ thị 4.2 có 32,0% số người trả lời là rất kịp thời; 51% số người trả lời tương đối kịp thời; 13% số người trả lời chưa kịp thời; 4% số người không ý kiến. Tóm tại số liệu trên cho ta thấy tính kịp thời của số liệu thống kê diện tích đạt ở mức tương đối kịp thời (còn gọi là mức trung bình).

+ Số liệu thống kê diện tích có dễ tiêp cận không: Nếu xét về một khía cạnh nào đó thì số liệu thống kê diện tích dễ tiếp cận khi người sử dụng có khả

năng và dễ dạng tiếp cận bằng nhiều phương tiện thông dụng. Theo đồ thị 4.2 thì có 39,9% số người trả lời dễ dàng; 47,7% số người trả lời tương đối dễ dàng; 9,8% số người trả lời khó khăn và còn 2,6% số người không ý kiến.

Đánh giá chung lại thì chất lượng thống kê diện tích đạt ở mức trung bình.

4.1.2.2. Thống kê về năng suất cây trồng

Bảng 4.3. Ý kiến đánh giá chất lượng thống kê về Năng suất cây trồng Tiêu chí Số người được hỏi ý kiến (Người) Tỷ lệ (%)

1. Về tính đầy đủ TK năng suất 153 100

- Đầy đủ 26 17,0

- Tương đối đầy đủ 80 52,3

- Chưa đầy đủ 30 19,6

- Không ý kiến 17 11,1

2. Về tính phù hợp của TK năng suất 153 100

- Phù hợp 50 32,7

- Tương đối phù hợp 85 55,6

- ít phù hợp 15 9,8

- Không ý kiến 3 2,0

3. Về tính chính xác của TK năng suất 153 100

- Chính xác 45 29,4

- Tương đối chính xác 82 53,6 - Chưa chính xác 18 11,8

- Không ý kiến 8 5,2

4. Về tính kịp thời của TK năng suất 153 100

- Kịp thời 45 29,4

- Tương đối kịp thời 81 52,9 - Chưa kịp thời 22 14,4

- Không ý kiến 5 3,3

5. Về tính dễ tiếp cận của TK năng suất 153 100

- Dễ dàng 48 31,4

- Tương đối dễ dàng 78 51,0

- Khó khăn 22 14,4

+ Về tính đủ của năng suất cây trồng (còn gọi là tính đầy đủ của thông tin): Theo bảng 4.3 có 26 người trả lời là đầy đủ (chiếm 17%); 80 người trả lời tương đối đầy đủ (chiếm 52,3%); 30 người trả lời chưa đầy đủ (chiếm 19,6%) còn lại 17 người không trả lời (chiếm 11,1%). Tính chung lại về cơ bản đa số ý kiến cho rằng thống kê năng suất tương đối đầy đủ. Nguyên nhân của chưa đầy đủ là do điều tra mẫu nên một số loại cây trồng không điều tra mẫu được do cây này không nằm trong các hộ mẫu.

+ Về số liệu thống kê năng suất có phù hợp (tính phù hợp của số liệu): Trong số 153 đối tượng tham gia khảo sát có ý kiến cho thấy, Số liệu thống kê năng suất đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng ở phù hợp có 50 người (chiếm 32,7%), mức độ đáp ứng tương đối phù hợp 85 người (chiếm 55,6%), mức độ ít phù hợp 15 người (chiếm 9,8%), có 3 người không có ý kiến (chiếm 2%). Nhìn chung về cơ bản đa số ý kiến cho rằng thống kê năng suất cây trồng ở mức tương đối phù hợp (mức trung bình) đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thông tin thống kê trồng trọt.

+ Số liệu thống kê năng suất cây trồng chính xác (tính chính xác của thông tin): Trong số 153 người được hỏi có ý kiến thì có 45 người (chiếm 29,4%) ý kiến đánh giá số liệu đạt độ chính xác, có 82 người (chiếm 53,6%) ý kiến đánh giá chất lượng số liệu ở mức tương đối chính xác, có 18 người (chiếm 11,8%) ý kiến đánh giá chưa chính xác, có 8 người (chiếm 5,2%) không có ý kiến. Như vậy, tính chính xác của số liệu năng suất đạt ở mức tương đối chính xác (mức trung bình). Nguyên nhân của việc chưa chính xác là năng suất của một số cây trồng không điều tra mẫu được.

+ Số liệu thống kê năng suất cây trồng kịp thời (tính kịp thời): Theo bảng 4.3 trong số 153 người được hỏi ý kiến có 45 người trả lời là rất kịp thời (chiếm 29,4%); 81 người trả lời tương đối kịp thời (chiếm 52,9%); 22 người tra lời chưa kịp thời (chiếm 14,4%), 5 người không ý kiến (chiếm 3,3%). Dựa vào số liệu trên cho ta thấy tính kịp thời của số liệu thống kê năng suất đạt ở mức tương đối kịp thời (còn gọi là mức trung bình).

+ Số liệu thống kê năng suất cây trồng có dễ tiêp cận không: Theo kết quả khảo sát của 153 người được hỏi ý kiến thì có 48 người trả lời dễ dàng (chiếm 31,4%); 78 người trả lời tương đối dễ dàng (chiếm 51%); 22 người trả lời khó khăn (chiếm 14,4%) và còn 5 người không trả lời (chiếm 3,2%).

Như vậy tính chung lại thì chất lượng thống kê năng suất cây trồng đạt mức trung bình.

4.1.2.3. Thống kê về sản lượng cây trồng (thống kê về sản lượng)

+ Về tính đủ của thống kê sản lượng (còn gọi là tính đầy đủ của thông tin): Qua khảo sát mẫu 153 người có 35 người trả lời là đầy đủ (chiếm 22,9%); 89 người trả lời tương đối đầy đủ (chiếm 58,2%); 15 người trả lời chưa đầy đủ (chiếm 9,8%) còn lại 14 người không trả lời (chiếm 9,1%). Nhìn chung, cơ bản đa số ý kiến cho rằng thống kê sản lượng là tương đối đầy đủ.

Đồ thị 4.3. Đánh giá về chất lượng thống kê sản lượng cây trồng về tính đầy đủ, phù hợp, chính xác

+ Về số liệu thống kê sản lượng có phù hợp (tính phù hợp của số liệu): Có 153 đối tượng tham gia khảo sát có ý kiến cho rằng, Số liệu thống kê sản lượng đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng ở phù hợp có 45 người (chiếm 29,4%), mức độ đáp ứng tương đối phù hợp 86 người (chiếm 56,2%), mức độ ít phù hợp 20 người (chiếm 13,1%), có 2 người không có ý kiến (chiếm 1,3%). Như vậy, về cơ bản đa số ý kiến cho rằng thống kê sản lượng ở mức tương đối phù hợp (hay còn gọi là mức trung bình) đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thông tin thống kê.

+ Số liệu thống kê sản lượng chính xác (tính chính xác của thông tin): Trong số 153 người được khảo sát thì có 51 người (chiếm 33,3%) ý kiến đánh giá số liệu đạt độ chính xác, có 73 người (chiếm 48%) ý kiến đánh giá chất lượng số liệu ở mức tương đối chính xác, có 20 người (chiếm 9,8%) ý kiến đánh giá chưa chính xác, có 9 người (chiếm 5,9%) không có ý kiến. Như vậy, tính chính xác của số liệu sản lượng đạt ở mức tương đối chính xác (mức trung bình).

Bảng 4.4. Ý kiến đánh giá của cơ quan thống kê và người sử dụng số liệu thống kê về chất lượng thống kê về sản lượng

Tiêu chí Số người được hỏi ý kiến

(Người)

Tỷ lệ (%)

1. Về tính kịp thời của thống kê sản lượng 153 100

- Kịp thời 41 26,8

- Tương đối kịp thời 89 58,2

- Chưa kịp thời 15 9,8

- Không ý kiến 8 5,2

2. Về tính dễ tiếp cận của thống kê sản lượng 153 100

- Dễ dàng 50 32,6

- Tương đối dễ dàng 88 57,5

- Khó khăn 10 6,5

- Không ý kiến 5 3,4

+ Số liệu thống kê sản lượng kịp thời (tính kịp thời): Theo bảng 4.3 trong số 153 người được hỏi ý kiến có 41 người trả lời là rất kịp thời (chiếm 26,8%); 89 người trả lời tương đối kịp thời (chiếm 58,2%); 15 người trả lời chưa kịp thời (chiếm 9,8%), 8 người không ý kiến (chiếm 5,2%). Nhìn vào số liệu trên cho ta thấy tính kịp thời của số liệu thống kê sản lượng đạt ở mức tương đối kịp thời (còn gọi là mức trung bình).

+ Số liệu thống kê sản lượng có dễ tiêp cận không: Qua khảo sát của 153 người được hỏi ý kiến thì có 50 người trả lời dễ dàng (chiếm 32,6%); 88 người

trả lời tương đối dễ dàng (chiếm 57,5%); 10 người trả lời khó khăn (chiếm 6,5%) và còn 5 người không trả lời (chiếm 3,4%).

Tính chung lại thì chất lượng thống kê sản lượng cây trồng đạt mức trung bình.

Đánh giá chung về chất lượng TKTT:

Thống kê chất lượng trồng trọt trong những năm qua cơ bản đáp ứng được đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các các chính quyền từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn và đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của người dùng tin.

Tuy nhiên TKTT vẫn còn một số hạn chế đó là:

- Về chất lượng thống kê diện tích: Trong phương án điều tra diện tích thì vụ Đông người cung cấp thông tin là cán bộ VP-TK cấp xã. Cán bộ VP-TK xã thường không nắm được diện tích gieo trồng thêm vào đó lại bận nhiều việc do đó số liệu cung cấp cho ngành thống kê không sát thực tế, làm cho chất lượng số liệu thống kê diện tích các loại cây trồng không đầy đủ, không phù hợp,…

- Về chất lượng thống kê năng suất:

+ Trong phương án điều tra năng suất lúa mới chỉ có điều tra năng suất lúa chung chứ không có năng suất lúa chia theo từng loại giống lúa do đó làm cho số liệu thống kê trồng trọt cũng chưa sát thực tế. Bên cạnh đó điều tra năng suất lúa mẫu mới chỉ đại diện cho cấp huyện nhưng thực tế đòi hỏi phải thông báo kết quả cho từng xã mà không có.

+ Phương án điều tra năng suất sản lượng cây hàng năm khác, việc chọn mẫu theo phương pháp chuyên gia do vậy một số loại rau màu không điều tra được năng suất nên phải ước tính để đưa vào báo cáo, do đó làm cho chất lượng số liệu báo cáo cũng bị ảnh hưởng.

- Về chất lượng thống kê sản lượng, do ảnh hưởng của hai yếu tố diện tích và năng suất trên làm cho chất lượng số liệu thống kê sản lương cũng không sát thực tế, không phù hợp.

Ngoài ra số liệu TKTT còn khác với số liệu của Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật như: về diện tích thì cao, về năng suất, về sản lượng thường thấp hơn số liệu của Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Bắc Ninh, cụ thể:

Bảng 4.5. Kết quả sản xuất lúa năm 2017

Số

TT Chỉ tiêu ĐVT Số liệu ngành thống kê

Số liệu của Chi cục Trồng trọt và BVTV Tăng giảm (ngành TK so với Chi cục TT và BVTV) 1 Tổng số Diện tích Ha 69.089,1 68.879,9 +209,2 Năng suất Tạ/ha 60,1 60,5 -0,4 Sản lượng Tấn 414.950,3 416.843,7 -1.893,4

1.1 Vụ xuân

Diện tích Ha 34.850 34.664,4 +185,6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thống kê nông nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 48 - 58)