Năng lực của cơ quan Thống kê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thống kê nông nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 74 - 88)

Năng lực là khả năng làm việc, năng lực tốt thì khả năng làm việc tốt, năng lực không tốt thì khả năng làm việc cũng không tốt. Thống kê cũng vậy năng lực của cơ quan thống kê tốt thì chất lượng số liệu thống kê tốt, ngược lại năng lực của cơ quan thống kê không tốt thì chất lượng số liệu thống kê sẽ kém.

Năng lực của Cơ quan thống kê gồm: Nhân lực, trình độ, phân công; Cơ sở vật chất kỹ thuật; nguồn lực tài chính, cụ thể:

4.2.1.1. Nhân lực, trình độ, phân công

- Nhân lực

Nhân lực thống kê là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới chất lượng thông tin thống kê, nhân lực thống kê tốt thì chất lượng thông tin thống kê tốt, ngược lại nhân lực thống kê yếu thì chất lượng thông tin thống kê kém.

Trong những năm gần đây, công tác thống kê luôn được các cơ quan Đảng, Quốc hội và Chính phủ đặc biệt quan tâm. Điều này cho thấy, số liệu thống kê có vai trò rất quan trọng trong công tác đánh giá tình hình quản lý, điều hành của các cơ quan Nhà nước, cũng như của các đối tượng dùng tin khác. Theo số liệu báo cáo của Cục Thống kê tính Tính đến ngày 01/9/2017 tổng số Nhân lực (NL) của CTK Bắc Ninh là 239 người (biểu 4.1), trong đó: CBCC-NLĐ của CTK Bắc Ninh là 79 người chiếm 33,19%; cán bộ VP-TK là 126 người chiếm 52,52%; CTV thống kê là 34 người chiếm 14,29%. Trong tổng số nhân lực làm công tác Thống kê của CTK Bắc Ninh, bộ phận quan trọng nhất đó là công chức làm công tác thống kê ở Cục, tiếp đến là cán bộ làm công tác thống kê xã, phường. Đây chính là hai lực lượng nằm trong biên chế hành chính nhà nước, do vậy ít biến động qua các năm. CBCC-NLĐ Cơ quan CTK và các CCTK thuộc biên chế của CTK, cán bộ VP-TK thuộc biên chế của các xã, phường, thị trấn.

Đối với CTV Thống kê số lượng NL có thay đổi nhiều qua các năm do mô hình CTV thống kê đang trong giai đoạn thử nghiệm, các công việc chưa có tính chất thường xuyên mà theo mùa vụ, số lượng tuyển dụng không cố định cho từng đơn vị. Căn cứ theo kế hoạch công tác hàng năm và số lượng các cuộc điều tra thống kê các đơn vị có nhu cầu sẽ đăng ký với Phòng TC-HC để có kế hoạch tuyển dụng. Đến nay tại Cơ quan CTK có 01 đội CTV thống kê và tại mỗi huyện thị xã có 01 đội CTV.

Bảng 4.12. Số lượng, cơ cấu nhân lực thống kê do CTK quản lý phân theo hình thức tổ chức giai đoạn 2015-2017

STT Hình thức tổ

chức

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 HTT-TKTT 80 35,40 80 34,63 79 33,19 2 Cán bộ VP-TK 126 55,31 126 54,11 126 52,52 3 Cộng tác viên 21 9,29 26 11,26 34 14,29 Tổng số 226 100,00 231 100,00 239 100,00 Nguồn: Phòng TC-HC, CTK tỉnh Bắc Ninh(2017)

Tính đến ngày 01/9/2017 CBCC-NLĐ tại CTK tỉnh Bắc Ninh là 79 người, trong đó tại cơ quan Cục là 37 người chiếm 46,84%, các CCTK cấp huyện là 42 người chiếm 53,16%. Qua biểu số liệu bảng 4.47 ta thấy số công chức có mặt qua các năm đều thiếu so với chỉ tiêu biên chế được giao (năm 2015 thiếu 05 người, năm 2016 thiếu 04 người; năm 2017 thiếu 04 người), bên cạnh đó số lượng chỉ tiêu biên chế giảm mỗi năm 01 người cũng gây không ít khó khăn trong công tác bố trí nhân lực cho các đơn vị.

Bảng 4.13. Số lượng, cơ cấu nhân lực của hệ thống thống kê tập trung phân theo cấp hành chính giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: người

TT Cấp hành

chính

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số biên chế được giao Số có mặt Số biên chế được giao Số có mặt Số biên chế được giao Số có mặt Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Cơ quan Cục 39 37 46,25 38 38 47,50 38 37 46,84 2 CCTK cấp huyện 46 43 53,75 46 42 52,50 45 42 53,16 Tổng số 85 80 100 84 80 100 83 79 100 Nguồn: Phòng TC-HC, CTK tỉnh Bắc Ninh(2017)

Nguồn nhân lực nếu xét theo giới tính, độ tuổi: Tính đến 01/9/2017 trong tổng số 238 người làm công tác thống kê trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh do CTK quản lý có 128 nam chiếm 53,78%, nữ 110 chiếm 46,22 %. Nhìn chung về cơ cấu nam nữ trong tổng thể là phù hợp, cơ cấu độ tuổi của nhân lực làm thống kê theo phạm vi nghiên cứu của đề tài là rất tốt, đáng chú ý là số người trong độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi có 111 người chiếm 46,64%, đây là nhóm tuổi mà con người bắt đầu đạt độ chín chắn và ổn định trong tính cách, phẩm chất đạo đức. Ngoài ra, mức độ ổn định về tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức ở nhóm nay cao hơn hẳn so với nhóm dưới 30 tuổi.

Bảng 4.14 Cơ cấu nhân lực làm công tác thống kê do CTK quản lý phân theo giới tính và độ tuổi giai đoạn 2015-2017

TT

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

I Chia theo giới tính 226 100 231 100 239 100

1 Nam 124 54,87 127 54,98 129 53,78 2 Nữ 102 45,13 104 45,02 110 46,22

II Chia theo độ tuổi 226 100 231 100 239 100

1 Dưới 30 tuổi 30 13,27 28 12,12 38 15,97 2 Từ 30 đến 40 tuổi 113 50,00 116 50,22 111 46,64 3 Từ 41 đến 50 tuổi 45 19,91 45 19,48 48 20,17 4 Trên 50 tuổi 38 16,81 42 18,18 42 17,23 Nguồn: Phòng TC-HC, CTK tỉnh Bắc Ninh(2017)

Tính đến 01/9/2017 trong tổng số 79 CBCBCC-NLĐ trong biên chế CTK Bắc Ninh có 35 nam chiếm 44,30%, nữ có 44 người chiếm 55,70%. Tỷ lệ nữ cao lại tập trung ở các CCTK (tỷ lệ nữ ở các CCTK chiếm 57,76%) đã ảnh hưởng khá nhiều đến công tác chuyên môn, lý do: công việc tại các CCTK đòi hỏi phải thường xuyên xuống địa bàn điều tra trong khoảng thời gian hạn chế, việc di chuyển nhiều lại tập trung vào các ngày từ ngày 10 đến ngày 12 hàng tháng đối với nữ giới là tương đối khó khăn.

Cũng như chung toàn tỉnh, hiện cơ cấu CBCC-NLĐ của CTK tỉnh Bắc Ninh đang trong “cơ cấu vàng”, trong độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi có đến 37 người, chiếm 46,84%; trong độ tuổi từ 41 đến 50 tuổi có 20 người chiếm 25,32%. Đây là hai bộ phận chiếm nhiều nhất trong tổng thể và theo nhiều chuyên gia thì đây cũng chính là hai bộ phận có hiệu suất công việc cao nhất.

Bảng 4.15. Cơ cấu nguồn nhân lực trong hệ thống thống kê tập trung phân theo giới tính và độ tuổi giai đoạn 2015-2017

TT

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng (người)

Tỷ lệ

(%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

I Chia theo giới tính 80 100 80 100 79 100

1 Nam 39 48,75 38 47,50 35 44,30 2 Nữ 41 51,25 42 52,50 44 55,70

II Chia theo độ tuổi 80 100 80 100 79 100

1 Dưới 30 tuổi 10 12,50 08 10,00 09 11,39 2 Từ 30 đến 40 tuổi 42 52,50 41 51,25 37 46,84 3 Từ 41 đến 50 tuổi 15 18,75 17 21,25 20 25,32 4 Trên 50 tuổi 13 16,25 14 17,50 13 16,46 Nguồn: Phòng TC-HC, CTK tỉnh Bắc Ninh(2017)

Những số liệu trên cho thấy, độ tuổi của cán bộ thống kê đang ở độ chín, trong độ tuổi từ 30-50 tuổi chiếm. 87,5%. Đây là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm làm công tác thống kê làm cho chất lượng thống kê ngày càng đảm bảo. Tuy nhiên điều này cũng đang bộc lộ một số hạn chế đáng kể trong công việc phát triển nguồn nhân lực.

Qua nghiên cứu, đánh giá trên cho ta thấy nhân lực của ngành thống kê tỉnh Bắc Ninh ở mức trung bình.

- Trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn có ảnh hưởng tới chất lượng công việc, Người có trình độ nghiệp vụ chuyên môn tốt sẽ làm cho công việc tốt hơn ngược lại người có trình độ chuyên môn kém sẽ làm cho chất lượng công việc kém. Thống kê cũng vậy, người có trình độ chuyên môn thống kê tốt sẽ làm cho chất lượng số liệu thống kê tôt, ngược lại người có trình độ chuyên môn kém sẽ làm cho chất lượng số liệu thống kê kém.

+ Phân theo trình độ chuyên môn

Bảng 4.16.Số lượng, cơ cấu nhân lực do CTK quản lý

phân theo trình độ chuyên môn giai đoạn năm 2015-2017

TT

Trình độ chuyên môn

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Tiến sĩ 2 Thạc sĩ 1 0,44 1 0,43 2 0,84 3 Đại học 146 64,60 151 65,37 165 68,91 4 Cao đẳng 28 12,39 30 12,99 29 11,76 5 Trung cấp 51 22,57 49 21,21 43 18,49 Tổng số 226 100 231 100 239 100 Nguồn: Phòng TC-HC, CTK tỉnh Bắc Ninh(2017)

Theo số liệu bảng trên tính đến 01/9/2017 trong tổng số 239 người thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, chưa có người nào đạt trình độ tiến sỹ, do cấp địa phương chưa đòi hỏi trình độ này. Số người có trình độ thạc sỹ có 02 người chỉ chiếm 0,84%, có thể thấy tỷ trọng của trình độ sau đại học so với tổng số nguồn nhân lực vẫn rất khiêm tốn và đặc biệt trong số người có trình độ thạc sỹ không có ai được đào tạo đúng chuyên ngành Thống kê. Nhóm trình độ đại học chiếm tỷ trọng lớn 68,91% và có xu hướng tăng dần qua các năm, nhóm có trình độ trung cấp có tỷ trọng lớn thứ hai và cũng có xu hướng giảm dần. Nhóm có trình độ trung cấp tập trung nhiều ở cán bộ VP-TK và CTV Thống kê, nguyên nhân giảm chủ yếu là nhóm trình độ trung cấp được cử đi học hoặc tự học để nâng trình độ chuyên môn.

Phân theo chuyên ngành đào tạo

Về trình độ thạc sỹ, toàn tỉnh có 2 người có trình độ thạc sỹ làm công tác thống kê, song cả 2 đều không phải là thạc sỹ thống kê, trong số 2 thạc sỹ này có 1 người công tác tại CTK đã qua đào tạo Đại học Thống kê đúng chuyên ngành còn 01 người đào tạo đại học không đúng chuyên ngành.

Trình độ đào tạo đại học đúng chuyên ngành Thống kê có 57 người, chiếm 23,8%. Như vậy với số lượng NL có trình độ đào tạo chuyên ngành thống kê như

hiện nay về cơ bản mới chỉ đáp ứng được một phần trong công tác thống kê. Do đó cũng ảnh hướng tới chất lượng số liệu thống kê

Trình độ Cao đẳng và trung cấp có 31 người được đào tạo đúng chuyên ngành (chiếm 13% trong nhóm). Như vậy việc không được đào tạo đúng chuyên ngành cũng làm ảnh hưởng tới chất lượng công tác thống kê.

Qua nghiên cứu ở trên cho ta thấy trình độ đào tạo chung học đúng chuyên ngành thống kê mới chiếm 36,8% từ trung cấp trở lên, ở mức dưới trung bình điều này cũng ảnh hướng tới chất lượng thông tin thống kê.

Bảng 4.17.Số lượng, cơ cấu nhân lực do CTK quản lý phân theo hình thức tổ

chức và chuyên ngành đào tạo thống kê Thời điểm 1/9/2017

Đơn vị tính: Người STT Hình thức tổ chức Tổng số Chia ra

Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp

Đúng ngành Khác ngành Đúng ngành Khác ngành Đúng ngành Khác ngành Đúng ngành Khác ngành 1 HTT-TKTT 79 2 32 37 0 2 2 4 2 Cán bộ VP-TK 126 20 61 7 9 10 19 3 Cộng tác viên 34 5 10 8 3 4 4 Tổng số 239 2 57 108 15 14 16 27 Nguồn: Phòng TC-HC, CTK tỉnh Bắc Ninh(2017)

- Phân công chức năng nhiệm vụ

Phân công nhiệm vụ hợp lý, khoa học sẽ giúp cho chất lượng số liệu thống kê được nâng lên, nếu phân công nhiệm vụ không hợp lý, khoa học sẽ làm cho chất lượng số liệu thống kê kém đi.

Theo Quyết định số 244/QĐ-TCTK ngày 02 tháng 4 năm 2014 của Tổng cục Trưởng TCTK về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của CTK Bắc Ninh, trong đó điều 2 có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

(1). Thực hiện báo cáo thống kê tình hình KT-XH, tháng, quý, năm và nhiều năm; đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch phát triển KT-XH

của địa phương và phân tích thống kê chuyên đề theo chương trình, kế hoạch công tác của Tổng cục trưởng TCTK giao; cung cấp thông tin KT-XH phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của lãnh đạo Đảng, Chính quyền tỉnh Bắc Ninh và cho các cơ quan,tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

(2). Tổ chức thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin từ báo cáo thống kê cơ sở và các cuộc điều tra, TĐT thống kê theo phương án và hướng dẫn của TCTK. Thực hiện các cuộc điều tra thông kê do Chủ tịch UBND tỉnh giao và sử dụng ngân sách địa phương sau khi có thẩm định về chuyên môn của TCTK.

(3). Tổng hợp các báo cáo thống kê và báo cáo kết quả điều tra thống kê do các Sở, Ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn tỉnh cung cấp.

(4). Biên soạn, xuất bản Niên giám Thống kê và các sản phẩm thống kê khác. (5). Quản lý và thực hiện công bố, cung cấp thông tin thống kê KT-XH thuộc HTCTTK tỉnh, huyện, xã cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng cục trưởng TCTK.

(6). Truy cập, khai thác, sao lưu, ghi chép các cơ sở dữ liệu thống kê ban đầu và hồ sơ đăng ký hành chính của các Sở, Ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để sử dụng cho mục đích thống kê theo quy định của pháp luật. Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu thống kê kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

(7). Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thống kê; thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt.

(8). Thẩm định chuyên môn, nghiệp vụ thống kê theo phân cấp của Tổng cục trưởng TCTK. Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ thống kê đối với thống kê sở, ngành; thống kê doanh nghiệp và thống kê xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh.

(9). Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo việc chấp hành Luật Thống kê của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

(10). Thực hiện công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học tiên tiến vào hoạt động thống kê, ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích, dự báo, phổ biến, lưu trữ thông tin thống kê và hoạt động quản lý hành chính theo chương trình, kế hoạch của TCTK.

(11). Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, CTV thống kê, thực hiện chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp ưu đãi theo ngành thống kê và các chế độ, chính sách đãi ngộ khác; thi đua, khen thưởng, kỷ luật; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức thống kê thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng cục trưởng TCTK.

(12). Lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán kinh phí hàng năm theo hướng dẫn của TCTK; quản lý tài chính, tài sản và các dự án đầu tư xây dựng được giao theo quy định của pháp luật.

(13). Thực hiện cải cách hành chính; phòng chống tham nhũng và lãng phí; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

(14). Thực hiện cung cấp dịch vụ công về thống kê theo quy định của pháp luật.

(15). Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trường TCTK giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thống kê nông nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 74 - 88)