Chất lượng thống kê Thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thống kê nông nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 63 - 69)

Căn cứ để làm báo cáo TKTS theo Phương án điều tra thủy sản ban hành theo Quyết định số 235/QĐ-TCTK ngày 02 tháng 4 năm 2015 của Tổng

cục Trưởng TCTK và Kế hoạch công tác thống kê NLN & TS của CTK tỉnh Bắc Ninh.

Để đánh giá chất lượng số liệu thống kê người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Tính đầy đủ; Tính phù hợp; Tính chính xác; Tính kịp thời; Dễ tiếp cận. Đối với Diện tích, sản lượng (gồm nuôi trồng và khai thác) trong TKTS.

4.1.4.1. Về thống kê diện tích nuôi trồng thủy sản

+ Về tính đủ của thống kê diện tích nuôi trồng thủy sản (hay còn gọi là tính đầy đủ của thông tin): Có 136 người được hỏi ý kiến thì có 27,5% số người trả lời là đầy đủ; 42,1% số người trả lời tương đối đầy đủ; 26,5% số người trả lời chưa đầy đủ, còn lại 3,9% số người không ý kiến. Tính chung lại về cơ bản đa số ý kiến cho rằng thống kê diện tích nuôi trồng thủy sản tương đối đầy đủ. Nguyên nhân chưa đầy đủ là thống kê diện tích thủy sản sử dụng thông tin do cán bộ VP- TK cấpxã,phường,thị trấn cung cấp. Trong khi đó, cán bộ VP-TK của các xã, phường, thị trấn thường xuyên thay đổi nhân sự, nhiều người không có chuyên môn về nghiệp vụ thống kê, ít được tập huấn chuyên sâu, công tác văn phòng, quản lý nhà nước chiếm nhiều thời gian nên thời gian cho công tác thống kê bị hạn chế, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng thu thập thông tin, báo cáo thống kê từ đội ngũ này.

+ Về số liệu thống kê diện tích nuôi trồng thủy sản có phù hợp (tính phù hợp của số liệu): Trong số 136 đối tượng tham gia khảo sát có ý kiến cho thấy, số liệu thống kê diện tích nuôi trồng thủy sản đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng ở mức phù hợp có 33,3% số ý kiến, mức độ đáp ứng tương đối phù hợp có 54,9% số người có ý kiên, mức độ ít phù hợp có 5,2% ý kiến, còn lại 6,6% số người không có ý kiến. Nhìn vào số liệu trên cho ta thấy về cơ bản đa số ý kiến cho rằng thống kê diện tích nuôi trồng thủy sản ở mức tương đối phù hợp (hay còn gọi là mức trung bình) đáp ứng nhu cầu của người SD TTTK.

+ Số liệu thống kê diện tích nuôi trồng thủy sản chính xác (tính chính xác của thông tin): Tính chính xác ở đây được hiểu là số liệu thống kê diện tích phản ánh sát với tình hình thực tế ở địa phương. Có 136 người được hỏi có ý kiến thì có 31,4% số người ý kiến đánh giá số liệu đạt độ chính xác, có 40,8% số người ý kiến đánh giá chất lượng số liệu ở mức tương đối chính xác, có 25,9% số người ý kiến đánh giá chưa chính xác, còn lại 1,9% số người không có ý kiến. Tính chung thì tính chính xác của số liệu diện tích nuôi trồng thủy sản đạt mức tương đối chính xác (mức trung bình).

Bảng 4.8. Ý kiến đánh giá của người làm công tác thống kê và người sử dụng thông tin thông kê về chất lượng thống kê diện tích nuôi trồng thủy sản

Tiêu chí hỏi ý kiến (Người) Số người được Tỷ lệ (%)

1. Về tính đầy đủ của thống kê diện tích 136 100

- Đầy đủ 37 27,5

- Tương đối đầy đủ 57 42,1

- Chưa đầy đủ 36 26,5

- Không ý kiến 6 3,9

2. Tính phù hợp của thống kê diện tích 136 100

- Phù hợp 45 33,3

- Tương đối phù hợp 75 54,9

- ít phù hợp 7 5,2

- Không ý kiến 9 6,6

3. Tính chính xác của thống kê diện tích 136 100

- Chính xác 43 31,4

- Tương đối chính xác 55 40,8 - Chưa chính xác 35 25,9

- Không ý kiến 3 1,9

4. Tính kịp thời của thống kê diện tích 136 100

- Kịp thời 35 25,5

- Tương đối kịp thời 72 52,9 - Chưa kịp thời 18 13,1

- Không ý kiến 11 8,5

5. Tính dễ tiếp cận của thống kê diện

tích 136 100

- Dễ dàng 51 37,3

- Tương đối dễ dàng 70 51,6

- Khó khăn 11 7,8

+ Số liệu thống kê diện tích nuôi trồng thủy sản kịp thời (tính kịp thời): Theo kết quả khảo sát trong số 136 người được hỏi ý kiến có 25,5% người trả lời là rất kịp thời; 52,9% số người trả lời tương đối kịp thời; 13,1% số người trả lời chưa kịp thời, còn lại 8,5% số người không ý kiến. Số liệu trên cho ta thấy tính kịp thời của số liệu thống kê diện tích nuôi trồng thủy sản đạt ở mức tương đối kịp thời (còn gọi là mức trung bình).

+ Số liệu thống kê diện tích nuôi trồng thủy sản có dễ tiếp cận không: Theo kết quả khảo sát của 136 người được hỏi ý kiến thì có 37,3% số người trả lời dễ dàng; 51,6% số người trả lời tương đối dễ dàng; 7,8% số người trả lời khó khăn và còn 3,3% người không ý kiến.

Nhìn chung lại thì chất lượng thống kê diện tích nuôi trồng thủy sản đạt ở mức trung bình.

4.1.4.2. Về thống kê sản lượng thủy sản

+ Về tính đầy đủ của thống kê sản lượng thủy sản (hay còn gọi là tính đầy đủ của thông tin): Kết quả khảo sát 136 người được hỏi ý kiến thì có 23,4% số người trả lời là đầy đủ; 21,6% số người trả lời tương đối đầy đủ; 44,4% số người trả lời chưa đầy đủ, còn lại 10,6% số người không ý kiến. Về cơ bản đa số ý kiến cho rằng thống kê sản lượng thủy sản chưa đầy đủ. Nguyên nhân là do phương án điều tra thống kê chỉ suy rộng đến cấp tỉnh, cấp huyện không có số liệu.

Đồ thị 4.6. Đánh giá chất lượng thống kê sản lượng thủy sản về tính đầy đủ, phù hợp, chính xác

+ Về số liệu thống kê sản lượng thủy sản có phù hợp (tính phù hợp của số liệu): Có 136 đối tượng tham gia khảo sát có ý kiến cho thấy, số liệu thống kê sản lượng thủy sản đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng ở mức phù hợp có 31,4% ý kiến, mức độ đáp ứng tương đối phù hợp 26,2% ý kiến, mức độ ít phù hợp 36,5% ý kiến, có 5,9% số người không có ý kiến. Theo số liệu trên cho ta thấy về cơ bản đa số ý kiến cho rằng thống kê sản lượng thủy sản ở mức ít phù hợp. Nguyên nhân là do sản lượng thủy sản không tính đến cấp huyện, cấp xã.

+ Số liệu thống kê sản lượng thủy sản chính xác (tính chính xác của thông tin): Tính chính xác ở đây được hiểu là số liệu thống kê sản lượng phản ánh sát với tình hình thực tế ở địa phương. Trong số 136 người được hỏi có ý kiến thì có 34% số người ý kiến đánh giá số liệu đạt độ chính xác, có 40,6% số người ý kiến đánh giá chất lượng số liệu ở mức tương đối chính xác, 16,5% số người ý kiến đánh giá chưa chính xác, 8,9% số người không có ý kiến. Tính chung thì tính chính xác của số liệu thống kê sản lượng thủy sản đạt mức tương đối chính xác (mức trung bình).

Đồ thị 4.7. Đánh giá chất lượng thống kê sản lượng thủy sản về tính kịp thời, dễ tiếp cận

+ Số liệu thống kê sản lượng thủy sản kịp thời (tính kịp thời): Theo kết quả khảo sát trong số 136 người được hỏi ý kiến có 27,5% số người trả lời là rất kịp thời; 48,2% số người trả lời tương đối kịp thời; 19,8% số người trả lời chưa kịp thời, còn lại 4,5% số người không ý kiến. Số liệu trên cho ta thấy tính kịp thời của số liệu thống kê sản lượng thủy sản đạt ở mức tương đối kịp thời (còn gọi là mức trung bình).

+ Số liệu thống kê sản lượng thủy sản có dễ tiếp cận không: Qua khảo sát của 136 người được hỏi ý kiến thì có 30,7% số người trả lời dễ dàng ; 50,3% số người trả lời tương đối dễ dàng; 14,4% số người trả lời khó khăn và còn 4,6% số người không ý kiến.

Đánh giá chung thì chất lượng thống kê sản lượng thủy sản đạt ở mức trung bình.

Đánh giá chung về chất lượng TKTS: Thông tin TKTS trong những

năm qua cơ bản đáp ứng được đầy đủ, phù hợp, kịp thời, đảm bảo chất lượng, phản ánh được xu hướng, diễn biến tình hình thực tế, đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các các chính quyền từ tỉnh, huyện và đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của người dùng tin.

Tuy nhiên TKTS vẫn còn một số hạn chế đó là:

- Chất lượng số liệu TKTS nhìn chung còn ở mức trung bình, mức độ chính xác chưa cao. Điển hình về sự mâu thuẫn về số diện tích sản lượng giữa số liệu của ngành thống kê với số liệu của Chi cục Thủy sản tỉnh Bắc Ninh cụ thể (biểu 4.9):

Biểu 4.9. Diện tích, sản lượng thủy sản của ngành thống kê tỉnh Bắc Ninh với Chi cục Thủy sản tỉnh Bắc Ninh năm 2017

Số thứ tự Chỉ tiêu Đơn vị tính Số liệu của ngành thống kê Số liệu của Chi cục thủy sản So sánh (Thống kê so với Chi cục thủy sản)

1 Diện tích nuôi trồng thủy sản Ha 5.235 5.250 -15 2 Số lồng nuôi thủy sản Lồng 1.615 1.628 -13 3 Sản lượng thủy sản Tấn 37.015 37.515 -500 3.1. Sản lượng nuôi trồng Tấn 35.765 36.265 -500 3.2. Sản lượng khai thác Tấn 1.250 1.250 3.2.1 Sản lượng cá Tấn 465 577 -112 3.2.2 Sản lượng tôm Tấn 150 153 -3 3.2.3 Sản lượng thủy sản khác Tấn 635 520 -115 Nguồn: CTK tỉnh Bắc Ninh (2017); Chi cục thủy sản Bắc Ninh (2017)

- Việc điều tra diện tích nuôi trồng thủy sản do cán bộ VP-TK cung cấp, trong khi đó thời gian giành cho làm thống kê ít, thêm vào đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ thống kê không có, do vậy phần nào đã ảnh hưởng tới chất lượng thông tin TKTS.

- Theo phương án điều tra thì số liệu điều tra sản lượng mới suy rộng cho cấp tỉnh, không suy rộng cho cấp huyện và cấp xã vì mẫu điều tra chỉ đại diện cho cấp tỉnh do vậy cấp huyện, cấp xã không có số liệu, trong khi đó thực tế đòi hỏi phải có số liệu cấp huyện và cấp xã, do vậy muốn có số liệu cấp huyện, cấp xã ngành thống kê phải ước tính. Bên cạnh đó số liệu phần khai thác thủy sản thì cũng không có trong phương án, do đó ngành thống kê phải dựa vào những số liệu có liên quan để ước do vậy số liệu phản ánh không sát thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thống kê nông nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 63 - 69)