Xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thống kê nông nghiệp tại tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thống kê nông nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 92 - 111)

NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BẮC NINH

4.3.1. Giải pháp chung

4.3.1.1. Đổi mới hệ thống tổ chức thống kê

Đổi mới cơ cấu tổ chức của cơ quan thống kê trung ương thuộc Hệ thống thống kê tập trung theo hướng chuyên môn hóa các khâu của quá trình thống kê và đổi mới tổ chức của cơ quan thống kê địa phương thuộc Hệ thống thống kê tập trung theo hướng chuyên môn hóa các khâu của quá trình thống kê. Bên cạnh đó hệ thống thống kê các cấp cần đổi mới để khắc phụ những hạn chế như: Hệ thống tổ chức thống kê tập trung mới từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Cấp xã thì do UBND xã quản lý về mặt nhân sự, CTK tỉnh chỉ quản lý về mặt chuyên môn do vậy, công tác thống kê cấp xã gặp phải khó khăn là: Bộ phận VP-TK xã là nơi tập trung nhiều đầu mối công việc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thường trực Ủy ban mà đứng đầu là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch xã, phường, thị trấn. Từ việc trực tiếp xử lý hoặc chuyển tiếp các loại công văn, giấy tờ đến việc tổng hợp thông tin, chuẩn bị nội dung phục vụ cho sự chỉ đạo điều hành của thường trực UBND... nên công tác Thống kê chưa được quan tâm thường xuyên, mang nặng tính kiêm nhiệm, việc thu thập thông tin từ cơ sở không được chu đáo theo đúng quy trình; không được đầu tư đúng mức về mặt thời gian. Từ đó, khi tổng hợp số liệu thống kê cấp xã sẽ thiếu chính xác, không cân đối và chưa đạt độ tin cậy cao. Thêm vào đó phần lớn cán bộ Thống kê xã chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ thống kê, hiểu chưa thật sự đầy đủ các khái niệm về các chỉ tiêu thống kê. Do đó, việc tổng hợp các thông tin phục vụ cho lãnh đạo, chỉ đạo cấp xã còn nhiều lúng túng, không theo đúng biểu mẫu, chỉ tiêu và phương pháp tính toán, tổng hợp. Mỗi địa phương việc đánh giá tình hình kinh tế - xã hội không đảm bảo tính đồng nhất trong phương pháp tính toán,

so sánh và đối chiếu với các kỳ báo cáo trước đó đã dẫn đến sự đánh giá một cách phiến diện, thiếu đồng bộ làm hạn chế kết quả hoạt động công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền địa phương cấp xã. Tiếp theo Lãnh đạo các xã, phường, thị trấn thường xem nhẹ công tác thống kê. Đánh giá kết quả hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội còn mang tính định tính, không được lượng hoá cụ thể bằng số liệu thống kê, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng thu thập thông tin, báo cáo thống kê từ đội ngũ này. Trong khi đó Thống kê nông nghiệp sử dụng khá nhiều thông tin do cán bộ VP-TK cung cấp làm ảnh hưởng tới chất lượng số liệu thống kê, nên cần phải đổi mới không những quản lý về mặt chuyên môn mà còn quản lý cả về mặt nhân sự đối với VP-TK xã cụ thể theo mô hình sau:

Đối với thống kê cấp huyện phần việc thống kê nông nghiệp tương đối nhiều nên phân mỗi người một mảng công việc nông nghiệp ví dụ: Một người làm thống kê trồng trọt, Một người làm thống kê chăn nuôi, một người làm phần việc thống kê lâm nghiệp và thủy sản. Tránh để một người làm công tác thống kê nông nghiệp.

4.3.1.2. Nâng cao năng lực của cơ quan thống kê

- Nhân lực thống kê là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới chất lượng thông tin thống kê, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ chính trị về việc tinh giảm biên chế và cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Để nâng cao chất lượng nhân lực ngành Thống kê nói chung và ngành Thống kê Bắc Ninh nói riêng, nhằm thực hiện việc nâng cao chất lượng thống kê và nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 thì công tác đào tạo và đào tạo lại Công chức, viên chức (CCVC) là rất cần thiết phải có tầm nhìn dài hạn, có bước đi thích hợp theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn. Đặc biệt, phát triển nhân lực phải có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành. Trên quan điểm đó ngành Thống kê tỉnh Bắc Ninh luôn chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng CCVC thông qua việc nâng cao chất lượng tuyển dụng, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức,

Thống kê Trung Ương Cục Thống kê tỉnh Chi cục Thống kê huyện Thống kê cấp xã

viên chức giai đoạn 2015-2020; hàng năm Tổng cục Thống kê cũng ban hành Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Cụ thể, thực hiện công tác đào tạo và đào tạo lại trong nước, thông qua thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm với các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngành, chương trình bồi dưỡng cập nhật theo vị trí việc làm và các khóa tập huấn, hội thảo cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, nghiệp vụ chuyên sâu. Bên cạnh đó còn đào tạo các khóa ngoại ngữ tin học. Đối với công chức tập sự, cũng phải trải qua các lớp đào tạo về quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên, bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê (nếu tốt nghiệp cao đẳng, đại học không đúng chuyên ngành thống kê), bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thống kê trình độ thống kê viên. Đối với cán bộ đang giữ ngạch, Tổng cục thực hiện đào tạo, bồi dưỡng thi nâng ngạch. Ngành thống kê cũng thường xuyên động viên, tạo điều kiện để cán bộ học đại học văn bằng 2, học nâng cao trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, đặc biệt khuyết khích với chuyên ngành thống kê và có chính sách hỗ trợ khi tốt nghiệp, cụ thể:

+ Tuyển dụng đội ngũ cán bộ thống kê đúng ngành đào tạo, có trình độ từ đại học trở lên.

+ Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ thống kê từ cấp xã, cấp huyện đến cấp tỉnh.

- Trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cán bộ TKNN còn thiếu. Công nghệ thông tin hiện nay ngày càng phổ biến vì vậy trang bị cơ sở vật chất đặc biệt là internet là công việc hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng TKNN. Trong điều tra TKNN có thể áp dụng thêm những công nghệ hiện đại như công nghệ ảnh vệ tinh và giải toán ảnh nhằm tăng chất lượng và giảm thời gian điều tra nghiệp. Như vậy rất cần cơ sở vật chất hiện đại hơn, máy tính cần tốt hơn, phần mềm có bản quyền.

- Cung cấp đủ nguồnlực tài chính cho hoạt TKNN

Để đảm bảo chất lượng của hoạt động thống kê thì cần phải tính đủ và cung cấp đủ nguồn chi phí là hết sức cần thiết.

+ Đảm bảo nguồn lực tài chính cho điều tra TKNN. Hiện nay nguồn lực tài chính cho điều tra TKNN rất thấp so với nguồn lực giành cho thống kê phi nông nghiệp, bên cạnh đó phiếu cho điều tra TKNN rất nhiều chỉ tiêu, thêm vào đó ngày công lao động ở địa phương ngày càng cao, cao hơn rất nhiều so với

công điều tra TKNN, do đó khi tuyển chọn điều tra viên theo đúng phương án điều tra là rất khó khăn, nhiều địa phương không tuyển chọn được điều tra viên có trình độ chuyên môn để điều tra mà chỉ chọn được người có trình độ thấp hoặc người già do vậy đã ảnh hưởng tới chất lượng số liệu thống kê nông nghiệp:

+ Hỗ trợ/có phụ cấp cho người làm công tác thống kê và đảm bảo nguồn tài chính đáp ứng phương tiện hỗ trợ cho cán bộ công tác TKNN.

4.3.1.3. Đề nghị sửa đổi và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu

- Xây dựng quy trình chi tiết về hoạt động TKNN tiến tới quản lý chất lượng TKNN

+ Xây dựng quy trình cấp trên cùng và các cấp dưới cho cuộc điều tra TKNN, TCTK cần hoàn thiện những quy trình cấp dưới trong điều tra thống kê để hướng tới kiểm soát được chất lượng điều tra TKNN.

+ Xây dựng dựng quy trình báo cáo thống kê trên cơ sở đó xây dựng hệ thống thu thập số liệu thống nhất khoa học nhằm giảm sự trùng chéo của hệ thống thu thập số liệu TKNN.

- Phương pháp thu thập thông tin phải sửa đổi cho nó phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay.

4.3.1.4. Đảm bảo về tính độc lập về chuyên môn

Độc lập khách quan về chuyên môn, nghiệp vụ được hiểu là “Người làm công tác thống kê có quyền và trách nhiệm độc lập, thực hiện đúng đắn và đầy đủ những quy định về chuyên môn, nghiệp vụ. Không một tổ chức, cá nhân nào vì bất cứ lý do gì mà ép buộc tổ chức và người làm công tác thống kê vi phạm các phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Đây là vấn đề hết sức nan giải vì thành tích thì lãnh đạo nào cũng muốn, trong khi đó đối với cấp xã thì cán bộ VP-TK do UBND xã quản lý về mặt nhân sự trong khi đó nguồn thông tin TKNN chiếm khoảng 90% thông tin do xã cung cấp, thông tin cán bộ VP-TK báo cáo lên cấp trên đều do Lãnh đạo xã ký xác nhận do đó đôi khi số liệu đó là do thành tích. Đối với thống kê cấp huyện thì một số Lãnh đạo cấp huyện cũng vì thành tích của địa phương mình lấy lý do phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương gây sức ép với CCTK làm cho chất lượng số liệu thống kê bị méo mó phản ánh không đúng thực tế.

môn thì số liệu thống kê cũng không khách quan. Cho nên phải thực hiện đúng nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê là bảo đảm độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ (khoản b, mục 1, điều 5 Luật thống kê 2015).

4.3.2. Giải pháp cụ thể

4.3.2.1. Đối với chất lượng thống kê trồng trọt

Chất lượng TKTT cơ bản bảo đảm được sự đầy đủ, tính phù hợp, tính chính xác, tính kịp thời, dễ tiếp cận. Tuy nhiên để chất lượng thống kê trồng trọt được nâng lên cần thực hiện một số nội dung sau:

- Đối với diện tích canh tác nông nghiệp, thống kê cập nhật những diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng sang mục đích phi nông nghiệp trong năm. Để tính diện tích đất canh tác nông nghiệp đúng hiện trạng tại thời điểm báo cáo.

- Hoàn thiện Phương án điều tra diện tích, trong đó điều tra diện tích gieo trồng cây vụ đông, theo phương án điều tra thì đối tượng cung cấp thông tin vào phiếu điều tra diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ đông là VP-TK cấp xã, tuy nhiên cán bộ VP-TK cấp xã giành thời gian nhiều cho công tác văn phòng trong khi đó thời gian giành cho nhiệm vụ thống kê rất ít, ngoài ra diện tích trồng cây vụ đông do bà con nông dân trồng, diện tích lại manh mún nhỏ lẻ nên cán bộ VP- TK không thể nắm được diện tích gieo trồng vụ đông của các thôn được. Do vậy cần phải sửa đổi phương án điều tra diện tích gieo trồng cây hàng năm, đối tượng cung cấp thông tin là Trưởng thôn hoặc chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp mới nắm rõ được.

- Theo phương án điều tra diện tích gieo trồng thì điều tra viên cũng là đối tượng cung cấp thông tin thống kê (Điều tra viên, đối tượng cung cấp thông tin là: VP-TK cung cấp thông tin diện tích gieo trồng vụ Đông; Trưởng thôn, chủ nhiệm HTX cung cấp thông tin diện tích gieo trồng vụ Xuân, vụ Mùa) nhưng do trình độ chuyên môn của cán bộ VP-TK, Trưởng thôn, chủ nhiệm HTX thường là thấp hoặc không có trình độ chuyên môn, lại hay biến động về nhân sự, bên cạnh đó biểu mẫu thống kê diện tích lại dài nhiều chỉ tiêu loại cây con khác nhau, trồng ở thời vụ khác nhau, một số cây có giá trị cao lại mới đưa vào trồng. Do vậy trước khi điều tra từng vụ cần phải tập huấn nghiệp vụ về khái niệm, chỉ tiêu, phương pháp tính, đơn vị tính cho cán bộ VP-TK, Trưởng thôn, chủ nhiệm HTX để từ đó mới nâng cao được chất lượng TKTT.

- Đối với năng suất sản lượng cây trồng nên mở rộng cỡ mẫu và chọn mẫu theo tỷ trọng diện tích giống cây trồng chứ không nên chọn theo phương án là mẫu theo phương pháp chuyên gia từ đó khắc phục được năng suất của một số cây trồng không nằm trong mẫu điều tra.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về mục đích ý nghĩa của Cuộc điều tra năng suất, sản lượng lúa và năng suất sản lượng cây hàng năm để người dân, cũng như người sử dụng thông tin hiểu rõ từ đó có cái nhìn khách quan và cung cấp số liệu cho ngành thống kê sát thực tế hơn.

- Hoàn thiện hoạt động xử lý và tổng hợp số liệu thống kê trồng trọt: + Đối với số liệu thống kê qua điều tra, công việc này cần phải bảo đảm tính chính xác đầy đủ, kịp thời của hoạt động số liệu. Đây là vẫn đề không dễ, tuy nhiên, việc xác định các bước và thực hiện đầy đủ các bước công việc là có thể thực hiện được.

+ Đối với số liệu tổng hợp qua báo cáo cần kiểm tra tính logic của số liệu để hiệu chỉnh số liệu là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng số liệu thống kê.

- Hoàn thiện hoạt động phân tích số liệu TKTT, cần hoàn thiện hoạt động phân tích số liệu TKTT qua điều tra cũng như báo cáo thống kê phải xác định được các bước của phân tích số liệu, lựa chọn mô hình và phương pháp phân tích cho phù hợp, việc phân tích cần nói rõ về nguyên nhân cụ thể và kết quả đạt được.

- Đảm bảo công khai thông tin TKTT: Công khai về phương án điều tra diện tích; điều tra năng suất, sản lượng các loại cây trồng, cách thức thu thập tổng hợp và suy rộng số liệu.

- Đảm bảo sự kịp thời trong công bố thông tin TKTT như: Diện tích gieo trồng; diện tích thu hoạch; Năng suất, sản lượng của từng loại cây trồng, theo từng giống,....

- Đảm bảo tính dễ tiếp cận của thông tin TKTT của nhà quản lý cũng như đối với người sử dụng thông tin thống kê.

4.3.2.2. Đối với chất lượng thống kê chăn nuôi

Chất lượng TKCN cơ bản bảo đảm được sự đầy đủ, tính phù hợp, tính chính xác, tính kịp thời, dễ tiếp cận. Tuy nhiên để chất lượng TKCN được nâng lên cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Thống kê chăn nuôi lợn và gia cầm thường là điều tra chọn mẫu do vậy công tác lập bảng cần coi trọng bởi vì kết quả lập bảng kê có ý nghĩa quan trọng đến chọn mẫu và suy rộng kết quả điều tra, do đó phải tìm được người lập bảng kê ở địa bàn mẫu là người nhiệt tình và tận tụy với công việc lập bảng kê.

- Đối với thống kê số liệu chăn nuôi trâu bò và vật nuôi khác (ngoài lợn và gia cầm). Nguồn thông tin do trưởng thôn, khu phố cung cấp nhiều người không có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ thống kê, ít được tập huấn chuyên sâu, công tác quản lý nhà nước chiếm nhiều thời gian, thời gian cho công tác thống kê bị hạn chế do vậy ảnh hưởng đến chất lượng thu thập thông tin về số đầu con và sản lượng báo cáo thống kê từ đội ngũ này. Cần tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho các đối tượng này và tuyên truyền mục đích ý nghĩa của cuộc điều tra cho mọi người hiểu trước khi điều tra thì chất lượng số liệu TKCN mới được nâng nên.

- Hoàn thiện phương án điều tra chăn nuôi, trong đó có phần chọn mẫu nên chọn mẫu theo tỷ trọng số lượng vật nuôi chứ không phải chọn theo phương pháp ngẫu nhiên của phương án thì suy rộng số lượng, sản lượng vật nuôi mới sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thống kê nông nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 92 - 111)