Chất lượng thống kê Chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thống kê nông nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 58 - 63)

Căn cứ để làm báo cáo TKCN theo Phương án điều tra chăn nuôi của TCTK (theo Quyết định 882/QĐ-TCTK ngày 28/8/2013; Công văn số 604/TCTK-NLTS ngày 10/9/2013; Công văn số 249/TCTK-NLTS ngày 17/3/2014) và Kế hoạch công tác thống kê NLN & TS của CTK tỉnh Bắc Ninh.

Để đánh giá chất lượng số liệu thống kê người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Tính đầy đủ; Tính phù hợp; Tính chính xác; Tính kịp thời; Dễ tiếp cận. Đối với số đầu con, sản lượng của TKCN.

4.1.3.1. Thống kê về số đầu con vật nuôi

Bảng 4.6. So sánh số liệu chăn nuôi thường xuyên và số liệu TĐT nông thôn nông nghiệp năm 2016 tại thời điểm 1-7-2016 của hộ

Đơn vị tính: Con

Loại vật nuôi xuyên năm 2016 Điều tra thường

TĐT nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 Tăng giảm (thường xuyên so với TĐT) 1. Trâu 2.368 1.907 +461 2. Bò 32.603 24.071 +8.532 3. Lợn 398.158 289.837 +108.321 4. Gà 3.392.500 3.185.054 +207.446 5. Vịt 786.000 1.196.848 -410.848 6. Ngan, ngỗng 255.900 187.894 +68.006

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2016) Nhìn vào bảng 4.6 ta thấy số liệu thống kê điều tra thường xuyên lớn hơn số liệu TĐT nông thôn, nông nghiệp và thủy sản. Nguyên nhân của sự trênh lệch số liệu thống kê trên là do phương pháp điều tra, tiếp theo là điều tra viên, đối tượng trả lời,..

Ngoài ra qua khảo sát thêm 141 người được hỏi về số đầu con vật nuôi có ý kiến như sau.

+ Về tính đầy đủ của thống kê số đầu con (còn gọi là tính đầy đủ của thông tin): Theo kết quả khảo sát mẫu 141 người có 29,4% trả lời là đầy đủ; 54,2% ý kiến trả lời tương đối đầy đủ; 11,8% ý kiến trả lời chưa đầy đủ còn lại 4,6% không ý kiến. Tính chung về cơ bản đa số ý kiến cho rằng thống kê số đầu con vật nuôi là tương đối đầy đủ. Nguyên nhân chưa đầy đủ là việc lập bảng kê chăn nuôi lợn và gia cầm và điều tra chăn nuôi khác chưa đầy đủ vì điều tra viên là người của địa phương.

+ Về số liệu thống kê số đầu con vật nuôi có phù hợp (tính phù hợp của số liệu): Theo bảng 4.7 trong số 141 người tham gia khảo sát có ý kiến cho rằng, Số liệu thống kê sản lượng đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng ở phù hợp có 31,4% ý kiến, mức độ đáp ứng tương đối phù hợp 52,9% ý kiến, mức độ ít phù

hợp 14,4% ý kiên, còn lại 1,3% không ý kiến. Về cơ bản đa số ý kiến cho rằng thống kê số đầu con vật nuôi ở mức tương đối phù hợp (hay còn gọi là mức trung bình) đáp ứng nhu cầu của người SD TTTK.

Bảng 4.7. Ý kiến đánh giá của người làm công tác thống kê và người sử dụng số liệu thống kê về chất lượng thống kê số đầu con vật nuôi

Tiêu chí Số người được hỏi ý kiến (Người) Tỷ lệ (%)

1. Về tính đầy đủ của TK số đầu con vật nuôi 141 100

- Đầy đủ 41 29,4

- Tương đối đầy đủ 76 54,2

- Chưa đầy đủ 17 11,8

- Không ý kiến 7 4,6

2. Về tính phù hợp của TK số đầu con vật nuôi 141 100

- Phù hợp 44 31,4

- Tương đối phù hợp 75 52,9

- ít phù hợp 20 14,4

- Không ý kiến 2 1,3

3. Về tính chính xác của TK số đầu con vật nuôi 141 100

- Chính xác 36 25,5

- Tương đối chính xác 78 55,6 - Chưa chính xác 22 15,7

- Không ý kiến 5 3,2

4. Về tính kịp thời của TK về số đầu con vật nuôi 141 100

- Kịp thời 43 31,4

- Tương đối kịp thời 83 58,8

- Chưa kịp thời 9 6,5

- Không ý kiến 6 3,3

5. Về tính dễ tiếp cận của TK số đầu con vật nuôi 141 100

- Dễ dàng 51 35,9

- Tương đối dễ dàng 76 54,2

- Khó khăn 11 7,8

+ Số liệu thống kê số đầu con vật nuôi chính xác (tính chính xác của thông tin): Trong số 141 người được khảo sát thì có 25,5% ý kiến đánh giá số liệu đạt độ chính xác, có 55,6% ý kiến đánh giá chất lượng số liệu ở mức tương đối chính xác, có 15,7% ý kiến đánh giá chưa chính xác, có 3,2% số người không có ý kiến. Như vậy, tính chính xác của số liệu thống kê số đầu con vật nuôi ở mức tương đối chính xác (mức trung bình).

+ Số liệu thống kê số đầu con vật nuôi kịp thời (tính kịp thời): Kết quả khảo sát trong số 141 người được hỏi ý kiến có 31,4% số người trả lời là rất kịp thời; 58,8% số người trả lời tương đối kịp thời; 6,5% số người trả lời chưa kịp thời, còn lại 3,3% số người không ý kiến. Nhìn vào số liệu trên cho ta thấy tính kịp thời của số liệu thống kê số đầu con vật nuôi đạt ở mức tương đối kịp thời (còn gọi là mức trung bình).

+ Số liệu thống kê số đầu con vật nuôi có dễ tiêp cận không: Qua khảo sát của 141 người được hỏi ý kiến thì có 35,9% số người trả lời dễ dàng; 54,2% số người trả lời tương đối dễ dàng; 7,8% số người trả lời khó khăn và còn 2,1% số người không ý kiến.

Tính chung lại thì chất lượng thống kê số đầu con vật nuôi đạt ở mức trung bình.

4.1.3.2. Thống kê về sản lượng vật nuôi

+ Về tính đầy đủ của thống kê sản lượng vật nuôi (còn gọi là tính đầy đủ của thông tin): Qua khảo sát mẫu 141 người được hỏi ý kiến thì có 26,8% số người trả lời là đầy đủ; 40,1% số người trả lời tương đối đầy đủ; 20,5% số người trả lời chưa đầy đủ, còn lại 12,6% số người không ý kiến. Nhìn chung về cơ bản đa số ý kiến cho rằng thống kê sản lượng vật nuôi là tương đối đầy đủ.

+ Về số liệu thống kê sản lượng vật nuôi có phù hợp (tính phù hợp của số liệu): Trong số 141 người tham gia khảo sát có ý kiến cho rằng, Số liệu thống kê sản lượng đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng ở mức phù hợp có 22,9% số người có ý kiến, mức độ đáp ứng tương đối phù hợp 56,2% ý kiến, mức độ ít phù hợp 16,3% ý kiến, có 4,6% số người không có ý kiến. Về cơ bản đa số ý kiến cho rằng thống kê sản lượng vật nuôi ở mức tương đối phù hợp (hay còn gọi là mức trung bình) đáp ứng nhu cầu của người SD TTTK.

Đồ thị 4.4. Đánh giá về chất lượng thống kê sản lượng vật nuôi về tính đầy đủ, phù hợp, chính xác

+ Số liệu thống kê sản lượng vật nuôi chính xác (tính chính xác của thông tin): Trong số 141 người được khảo sát thì có 27,5% số người ý kiến đánh giá số liệu đạt độ chính xác, 51,6% số người ý kiến đánh giá chất lượng số liệu ở mức tương đối chính xác, 17% số người ý kiến đánh giá chưa chính xác, có 3,9% số người không có ý kiến. Nhìn vào số liệu trên ta thấy, tính chính xác của số liệu thống kê sản lượng vật nuôi ở mức tương đối chính xác (mức trung bình).

Đồ thị 4.5. Đánh giá về chất lượng thống kê sản lượng vật nuôi về tính kịp thời, dễ tiếp cận

+ Số liệu thống kê sản lượng vật nuôi kịp thời (tính kịp thời): Qua khảo sát 141 người được hỏi ý kiến có 29,4% số người trả lời là rất kịp thời; 50,2% số người trả lời là tương đối kịp thời; 15,8% số người trả lời chưa kịp thời, còn lại 4,6% số người không ý kiến. Như vậy, về cơ bản tính kịp thời của số liệu thống kê sản lượng vật nuôi đạt ở mức tương đối kịp thời (còn gọi là mức trung bình).

+ Số liệu thống kê sản lượng vật nuôi có dễ tiêp cận không: Kết quả khảo sát của 141 người được hỏi ý kiến thì có 32,7% số người trả lời dễ dàng; 50,8% số người trả lời tương đối dễ dàng; 14,6% số người trả lời khó khăn và còn 1,9% số người không có ý kiến.

Tính chung lại thì chất lượng thống kê sản lượng vật nuôi đạt ở mức trung bình.

Đánh giá chung về chất lượng số liệu TKCN:

TKCN trong những năm qua cơ bản đáp ứng được đầy đủ, phù hợp, kịp thời, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các các chính quyền từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn và đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của người dùng tin.

Tuy nhiên TKCN vẫn còn một số hạn chế đó là:

- Chất lượng số liệu TKCN nhìn chung còn thấp, mức độ chính xác chưa cao. Điển hình về sự mâu thuẫn về số đầu con chăn nuôi như: Trâu, bò, lợn, gà,.. thường xuyên lớn hơn TĐT (Bảng 4.5). Một trong những nguyên nhân là do phương pháp thu thập thông tin trong điều tra chăn nuôi.

- Trong phương án điều tra chăn nuôi thường xuyên có một số bất cập đó là việc lập bảng kê điều tra chăn nuôi giao cho trưởng thôn hoặc thú y tiến hành rà soát, lập bảng kê. Nếu giao cho trưởng thôn, trưởng thôn bận nhiều việc về quản lý nhà nước thời gian giành cho thống kê chăn nuôi ít do vậy số liệu không sát, còn nếu giao cho cán bộ thú y, cán bộ thú y sẽ lấy sổ sách ghi sẵn khi đi tiêm phòng ghi vào cũng không đúng ảnh hưởng đến số đầu con vật nuôi. Do đó nếu số liệu đầu vào không đúng thì chất lượng số liệu điều tra cũng không đúng. Bên cạnh đó trong phương án suy rộng theo tỷ lệ nhóm nhưng trong chọn mẫu lại không theo tỷ lệ nhóm. Do vậy cũng ảnh hưởng tới chất lượng TKCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thống kê nông nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 58 - 63)