Phương pháp xác định liều gây chết 50% vịt thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc tính sinh học, sinh học phân tử của virus viêm gan vịt cường độc và ứng dụng trong kiểm nghiệm vaccin (Trang 41 - 42)

* Chuẩn bị chuồng trại: 10 ô chuồng được chuẩn bị, có lưới chống chuột, máng ăn, máng uống đã vệ sinh tiêu độc 1 tuần trước khi nhập vịt.

* Chuẩn bị vịt: Vịt xiêm 1-3 ngày tuổi, có nguồn gốc từ đàn vịt bố mẹ sạch bệnh, chưa sử dụng vắc xin Viêm gan vịt (giống virus Viêm gan vịt cường độc), được chia thành 10 lô, mỗi lô 5 con, 9 lô thí nghiệm và 1 lô đối chứng. Nuôi vịt chăm sóc chu đáo hàng ngày.

* Chuẩn bị giống virus: Giống virus được bảo quản ở nhiệt độ (-800C). Giống đông khô có hình thái đẹp, không vỡ vụn, màu vàng trắng. Hoàn nguyên 2 ống giống đông khô 1ml PBS pH 7,2 vô trùng, lắc nhẹ. Thêm vào huyễn dịch trên 4ml PBS pH 7,2 độ pha loãng 10-1, lắc nhẹ. Hòa tiếp 1ml giống pha loãng 10-1 với 9ml PBS, ta có độ pha loãng giống là 10-2, cứ thế ta có độ pha loãng 10-3; 10-4; 10-5;10-6; 10-7; 10-8 ;10-9.

* Gây bệnh cho vịt: Tiêm bắp cho mỗi vịt 1ml huyễn dịch virus pha loãng ở các nồng độ 10-1; 10-2; 10-3; 10-4; 10-5;10-6; 10-7; 10-8 ;10-9, mỗi nồng độ tiêm cho 5 vịt. Sau đó theo dõi và ghi lại số vịt sống và chết trong vòng 5 ngày, mổ kiểm tra bệnh tích vịt chết ở từng nồng độ tiêm và tính LD50 theo phương pháp Reed-Muench.

Log LD50 = Log A + X1 log f = Log B + X2 log f 50-A’ 50-B’ X1 = X2 = A’-B’ A’- B’ Trong đó: A: Số mũ nồng độ gây chết cận trên 50% B: Số mũ nồng độ gây chết cận dưới 50% A’: Tỷ lệ %> 50% B’: Tỷ lệ %<50%

Logf: Hệ số pha loãng virus

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc tính sinh học, sinh học phân tử của virus viêm gan vịt cường độc và ứng dụng trong kiểm nghiệm vaccin (Trang 41 - 42)