Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.2. Virus viêm gan vịt
2.2.5. Đáp ứng miễn dịch
Quá trình đáp ứng miễn dịch là kết quả của sự hợp tác giữa đại thực bào với các loại quần thể lympho bào. Khi một tác nhân xâm nhập vào cơ thể, tự cơ thể sẽ bảo vệ mình bằng đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu như: Da, niêm mạc, dịch tiết của các tuyến, đặc biệt là vai trò của tế bào làm nhiệm vụ thực bào. Sau đó cơ thể bảo vệ mình bằng cơ chế đáp ứng miễn dịch đặc hiệu với sự hoạt động của các cơ quan tế bào có thẩm quyền miễn dịch tạo ra kháng thể đặc hiệu để loại trừ kháng nguyên.
2.2.5.1. Miễn dịch thụ động
Ngay từ lúc mới sinh, cơ thể chúng hồn tồn khơng có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh một cách đặc hiệu. Trạng thái miễn dịch chỉ có được sau khi cơ thể vịt mẹ có miễn dịch và truyền kháng thể đặc hiệu cho con non qua lòng đỏ trứng.
Trong bệnh viêm gan vịt, miễn dịch thụ động của vịt con được nhận từ mẹ đã được nghiên cứu rất nhiều. Việc tiêm nhắc lại vắc xin cho vịt mẹ sẽ tạo được kháng thể thụ động tốt cho vịt con. Theo khuyến cáo của OIE (2014), nên tiêm vắc xin nhược độc viêm gan vịt type I cho vịt mẹ trước khi đẻ 12, 8 và 4 tuần để tạo miễn dịch thụ động cho vịt con trong suốt chu kỳ đẻ trứng.
2.2.5.2. Miễn dịch chủ động
Là loại miễn dịch thu được khi con vật bị mắc bệnh nhưng có đủ sức chống lại bệnh và khỏi bệnh hoặc là miễn dịch mà vịt có được sau khi tiêm vắc xin. Những vịt sống sót sau khi mắc bệnh đều có miễn dịch chắc chắn với virus của type gây bệnh.
Tạo miễn dịch chủ động cho đàn vịt bằng cách sử dụng các loại vắc xin nhược độc và vắc xin vô hoạt. Vắc xin sau khi vào cơ thể sẽ đi đến các cơ quan
miễn dịch như hạch, lách, tổ chức lympho dưới niêm mạc và kích thích cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu.
Theo Gough et al. 1981, việc sử dụng vắc xin viêm gan vịt nhược độc
tiêm cho vịt lúc 2 - 3 ngày tuổi và tiêm nhắc lại bằng vắc xin vô hoạt vào thời điểm 22 tuần tuổi sẽ tạo được lượng lớn kháng thể trung hồ. Trong huyết thanh của vịt khỏi bệnh có kháng thể trung hồ.
Việc kiểm tra đáp ứng miễn dịch được thực hiện bằng nhiều phương pháp: - Phản ứng trung hoà kiểm tra hàm lượng kháng thể sau khi tiêm vắc xin. - Phản ứng huyết thanh học (sử dụng ELISA) để xác định hiệu giá kháng thể.
- Thử thách cường độc (Theo TCVN 8685-2:2011), xác định khả năng bảo hộ của vắc xin viêm gan vịt đối với vịt được tiêm phòng.