.Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống và phân bón thích hợp cho sản xuất dưa chuột trồng trong nhà mái che vụ xuân hè 2017 tại hải phòng (Trang 29 - 32)

2.5.2.1. Kết quả thu thập, đánh giá nguồn di truyền loài dưa chuột

Tại Trung tâm Tài Nguyên Di truyền Thực vật là nơi thu thập và lưu trữ nhiều nhất nguồn gen dưa chuột.

Nguyễn Thị Lan và cs.(2008) đã phân tích quan hệ di truyền dựa trên kiểu hình và chỉ thị RAPD (6 locus) để phân nhóm của 14 mẫu giống dưa chuột trong ngân hàng gen của Viện Nghiên Cứu Lúa Đồng bằng sông Cửu Long.

Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã thu thập được hơn 30 mẫu giống dưa chuột bản địa của đồng bào H’Mông và gần 20 mẫu giống tại các tỉnh vùng đồng bằng Bắc bộ. Tuy nhiên trong điều kiện vùng đồng bằng( Hà Nội), các mẫu giống dưa chuột H’Mông ra hoa đậu quả kém hơn và bị sâu bệnh hại nhiều. Đây là nguồn vật liệu khởi đầu quý cho công tác chọn tạo và cải tiến dưa chuột ở miền Bắc nước ta (Phạm Quang Thắng, 2015).

Năm 2015 Phạm Quang Thắng đã nghiên cứu mối quan hệ di truyền giữa các mẫu giống dưa chuột H’Mông thu thập ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Khoảng cách di truyền giữa các mẫu giống là từ 0 đến 27% (Trần Thị Minh Hằng và Phạm Quang Thắng, 2015)

Đến năm 2016, Trần Thị Minh Hằng và cộng sự đã khảo sát đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển của 44 mẫu giống dưa chuột địa phương miền Bắc Việt Nam trong điều kiện trái vụ tại Hà Nội. Kết quả cho thấy các mẫu giống có khả năng sinh trưởng thân lá tốt trong vụ nóng là SL27b, LCH3, LCH2f, TB1, HN2. Các mẫu giống ít nhiễm sâu bệnh nhất trong vụ xuân hè là TH1, HG4 và vụ hè thu là LCA6, HG4, CB2. Các mẫu giống SL27b, TB2, và LCA10 (vụ xuân hè) và LCH2f (vụ hè thu) có số hoa cái nhiều, tỷ lệ đậu quả cao, khối lượng quả lớn nên cho năng suất cá thể cao nhất. SL9a, SL27b và LCA4 có chất lượng quả tốt với độ brix cao (5°Bx) và quả cứng chắc (trên 8,5kgf). Đây là nguồn vật liệu có giá trị cho công tác chọn tạo giống dưa chuột thích hợp cho sản xuất trái vụ ở đồng bằng sông Hồng ( Trần Thị Minh Hằng và Nguyễn Thùy Dung, 2016).

2.5.2.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống dưa chuột trong nước.

Tại Việt Nam, công tác nghiên cứu, khai thác nguồn gen dưa chuột bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ trước.

Nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu dưa chuột đơn tính cái phục vụ chọn giống dưa chuột ưu thế lai, Viện Nghiên cứu Rau Quả đã tạo 17 dòng dưa chuột đơn tính cái (Gynoecious) ổn định về khả năng sinh trưởng và thể hiện giới tính (Nguyễn Hồng Minh và cs., 2010). Dựa trên kết quả nghiên cứu tạo dòng tự phói dưa chuột, các tác giả đã chọn tạo thành công giống dưa chuột lai F1 quả dài CV29 từ tổ hợp lai D1/DK1 và hai giống dưa chuột quả nhỏ phục vụ cho chế biến CV209 – 1 (ND3-2-5 x NA4-1-2) và CV209-2 (NB1-3-2 x NC5-2-3).

Hiện nay, phần lớn giống dưa chuột sử dụng trong sản xuất là các giống dưa chuột lai F1 dạng bao tử có nguồn gốc Hà Lan (Marinda, Mirabel) và từ Mỹ (Vlaspik). Các giống dưa chuột muối mặn chủ yếu được nhập và tiêu thụ sản phẩm tại các nước như Đài Loan (giống 266), Nhật Bản (giống Troka) hiện đang được trồng phổ biến tại các vùng dưa chuột nguyên liệu phục vụ chế biến như Hải Dương, Hà Nam, Thanh Hóa.

ThS. Đoàn Xuân Cảnh, TS.Đào Xuân Thảng và PGSTS. Nguyễn Tấn Hinh- Viện cây lương thực và cây thực phẩm đã chọn tạo thành công giống dưa chuột lai PC4 được công nhận là giống quốc gia năm 2008.

Năm 1976, Viện Cây lương thực – Cây thực phẩm đã nghiên cứu được một tập đoàn lớn dưa chuột trên nhiều khía cạnh: đặc tính sinh học, sinh lý, giới tính, di truyền và chọn giống thực nghiệm…

Trong thời gian 1998-2003, Đoàn Ngọc Lân (2006) đã nghiên cứu, đánh giá, tuyển chọn giống dưa chuột 266 đưa vào phục vụ sản xuất đại trà với thời gian sinh trưởng ngắn 78-82 ngày ( vụ xuân ) và 85-90 ngày (vụ đông). Năng suất đại trà đạt.

Năm 2009, Viện Nghiên cứu Rau quả thuộc Viện KHNN Việt Nam đã thành công trong chọn giống dưa chuột F1 sử dụng ưu thế lai. Hai giống dưa chuột lai mới CV209-2 và CV29 đang được thử nghiệm và giới thiệu cho sản xuất.

Nguyễn Hồng Minh và cs. (2010) đã chọn tạo thành công hai giống dưa chuột lai F1 là CV5 và CV11 từ các tổ hợp lai giữa các giống dưa chuột nhập nội và các giống dưa chuột địa phương. Hiện nay giống dưa chuột CV5 được trồng phổ biến tại các tỉnh phía Bắc: Hưng Yên, Phú Thọ, Hà Nội,….

Ở Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại, công tác nghiên cứu và chọn tạo các giống dưa chuột đang dần được chú trọng và quan tâm nhiều hơn nhưng lại tập trung vào việc khảo sát và chọn tạo giống từ các giống nhập nội mà không

phải là tập trung vào nghiên cứu các giống địa phương phong phú hiện có, điều này mới chỉ dừng lại ở việc mô tả giống mà chưa thực sự có những nghiên cứu sâu xa về nguồn gen dưa chuột, đây thực sự đang là hạn chế đối với công tác chọn tạo giống dưa chuột ở Việt Nam.

2.5.2.3. Tình hình nghiên cứu về các giống dưa chuột sử dụng trong nhà mái che

Năm 2016, Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số loại rau phục vụ nội tiêu và xuất khẩu ở các tỉnh phía Bắc” của TS. Đoàn Xuân Cảnh và cộng sự đã nghiên cứu tuyển chọn bộ giống 3 giống dưa chuột gồm Hazera 55003, Tomax và Romy (nguồn gốc Israel và Hà Lan).Đoàn Xuân Cảnh và cs.(2016).

Đề tài đã xây dưng tiêu chí, yêu cầu cơ bản cho một số giống dưa chuột trồng trong nhà lưới ứng dụng công nghệ cao như: có khả năng chịu lạnh tốt, sinh trưởng vô hạn, giống đơn tính cái (sinh trinh), có năng suất và chất lượng quả cao, phù hợp yêu cầu tiêu dùng, chống chịu sâu bệnh hại tốt.

Đầu năm 2017, các nhà khoa học của Bộ môn Rau gia vị, Viện Nghiên cứu Rau quả đã khảo nghiệm đánh giá thành công một số giống dưa chuột chịu lạnh, thích hợp cho gieo trồng vụ đông trong nhà lưới. Các giống dưa Isrel chịu lạnh kém, không nên mở rộng gieo trồng trong mùa đông lạnh. Các giống dưa chuột Hà Lan có khả năng chịu lạnh tốt, thích hợp trồng vụ đông trong nhà lưới ở các tỉnh phía Bắc, trong đó, giống dưa chuột Khasib (Hà Lan) đã thể hiện được một số đặc tính ưu tú vượt trội.

Giống dưa chuột Khasib (Hà Lan) có khả năng chịu lạnh rất tốt. Lá to, thân mập. Cây sinh trưởng vô hạn (nếu cuốn dây, thân có thể phát triển dài tới 20m). Tỷ lệ hoa đơn tính cái 100%. Thời gian sinh trưởng 90 - 100 ngày. Quả ra nhiều lứa. Sau trồng 30 - 32 ngày đã cho hoạch. Thời gian thu hoạch quả có thể kéo dài gần 3 tháng (nếu chăm sóc tốt). Năng suất trung bình đạt 180 - 200 tấn quả/ha (bình quân mỗi cây cho 3 - 4kg quả). Quả dài 10 - 12cm. Đường kính quả trung bình 1,7 - 2,0cm. Cùi dày, ruột đặc. Cơ bản không hạt. Chất lượng quả ăn giòn, ngọt mát, có dư vị.

Cây dưa chuột được gieo trồng trong nhà lưới khung kẽm, mái lợp màng nilon trắng, lưới bao ngăn côn trùng trắng, quạt lưu thông khí tự động, bón phân kết hợp qua hệ thống tưới nước nhỏ giọt tự động, giá thể (xơ dừa, trấu hun, vi sinh, sỉ than…) được khử trùng sạch trước khi đóng bịch trước khi trồng dưa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống và phân bón thích hợp cho sản xuất dưa chuột trồng trong nhà mái che vụ xuân hè 2017 tại hải phòng (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)