Ảnh hưởng của phân bón lá và 3 lần tưới tới năng suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống và phân bón thích hợp cho sản xuất dưa chuột trồng trong nhà mái che vụ xuân hè 2017 tại hải phòng (Trang 69 - 71)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Ảnh hưởng của sốlần tưới và phân bón láđến khả năng sinh trưởng, phát

4.2.6. Ảnh hưởng của phân bón lá và 3 lần tưới tới năng suất

Năng suất là kết quả thước đo đánh giá ưu thế của giống cây trồng tốt hay xấu, phản ánh khả năng thích ứng của từng giống trong cùng một điều kiện nghiên cứu. Năng suất chịu ảnh hưởng của tổng hòa nhiều yếu tố như di truyền, điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh, chế độ canh tác,...

Phân hữu cơ, đặc biệt là phân chuồng làm tăng năng suất dưa chuột.Kali và lân có vai trò quan trọng trong việc tạo quả có chất lượng, còn đạm làm màu quả đẹp. Ở thời kì đầu của sự sinh trưởng cây dưa chuột cần nhiều đạm và lân. Ớ giai đoạn cuối cây không cần nhiều đạm, nếu giảm cung cấp đạm sẽ làm tăng năng suất một cách đáng kể. Có thí nghiệm chứng minh rằng trộn hạt giống dưa chuột trong hỗn hợp các chất vi lượng sẽ làm tăng năng suất của cây (Nguyễn

Như Hà, 2006).

Trong thí nghiệm này của tôi được tiến hành trong điều kiện nhà kính và thu được kết quả trong bàng 4.15.

Bảng 4.15: Ảnh hưởng của phân bón lá và 3 lần tưới tới năng suất

Chỉ tiêu Năng suất cá thể (kg/cây) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) Đối chứng 6,93e 1728,00 1172,00c P1 T1 7,77d 1941,95 1061,94d T2 9,11b 2277,28 1320,05ab T3 7,78d 1944,18 1120,99c P2 T1 8,33cd 2081,40 1123,85c T2 8,98b 2244,62 1346,23a T3 7,89d 1973,08 1085,25cd P3 T1 8,68bc 2170,28 1184,97c T2 10,25a 2562,78 1392,64a T3 8,70b 2174,83 1196,42bc LSD0,05 phân bón*số lần tưới 0,71 - 124,14 CV% 4,1 - 5,0

Ghi chú: Các giá trị có các chữ cái giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% và ngược lại.

Qua bảng kết quả 4.15 chúng tôi có nhận xét sau:

*Năng suất cá thể

Năng suất cá thể = số quả /cây x khối lượng trung bình quả

Qua bảng 4.15 cho thấy các công thức thí nghiệm có năng suất cá thể khá cao, dao động từ 6,93 – 10,25 kg/cây. Công thức P3T2 có năng suất cao nhất, tiếp đến là công thức P1T2 (9,11kg/cây). Công thức đối chứng có năng suất thấp nhất sai khác có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. các công thức còn lại có năng suất cá thể dao động từ 7 – 8 kg/cây.

*Năng suất lý thuyết:

Năng suất lý thuyết của ô = số quả/ cây x khối lượng quả x mật độ/ ô. Qua kết quả nghiên cứu, các công thức dao động từ 1728,00 – 2563,78 tạ/ha, công thức

đối chứng có năng suất lý thuyết nhỏ nhất, công thức P3T2 có năng suất lý thuyết cao nhất. Có 3 công thức cho năng suất lý thuyết dưới 2000 tạ/ha là công thức P1T1, P1T3, P2T3, các công thức còn lại đều cho trên 2000 tạ/ha.

*Năng suất thực thu

Năng suất thực thu là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá tác động của các biện pháp kỹ thuật. Năng suất thực thu của các công thức dao động từ 1061,94 – 1392,64 tạ/ha. Công thức P1T1 cho năng suất thấp nhất, sai khác không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% so với công thức P2T3, công thức P3T2 cho năng suất cao nhất, sai khác không có ý nghĩa ở mức 0,05 so với công thức P2T2, P1T2. Công thức đối chứng cho năng suất 1172,00 tạ/ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống và phân bón thích hợp cho sản xuất dưa chuột trồng trong nhà mái che vụ xuân hè 2017 tại hải phòng (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)