Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng chủ yếu của các giống dưa chuột

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống và phân bón thích hợp cho sản xuất dưa chuột trồng trong nhà mái che vụ xuân hè 2017 tại hải phòng (Trang 43 - 46)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng quả

4.1.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng chủ yếu của các giống dưa chuột

chuột trong vụ xuân hè 2017 tại Hải Phòng

Ở mỗi thời kỳ cây dưa chuột cần một khoảng thời gian nhất định phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường và bản chất di truyền của các giống. Nắm chắc được các giai đoạn sinh trưởng phát triển giúp chúng ta có thể điều khiển quá trình này theo hướng có lợi để nâng cao năng suất, phẩm chất của giống. Đồng thời đây cũng là cơ sở để chúng ta đưa ra các biện pháp kỹ thuật hợp lý và xác định các thời vụ trồng thích hợp cho cây trồng tránh được các điều kiện bất thuận của ngoại cảnh nhất là vào những thời kỳ xung yếu.

Một số giống tốt được đánh giá là tốt có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, có biên độ thích ứng rộng với sự thay đổi thời tiết khí hậu, hơn nữa giống phải có tiềm năng năng suất cao.

Khả năng sinh trưởng phát triển của các mẫu giống được phản ánh tính thích ứng thông qua các chỉ tiêu được nghiên cứu về sinh trưởng phát triển của các giống dưa chuột tham gia thí nghiệm.

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp lai được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng chủ yếu của các giống dưa chuột trong vụ xuân hè 2017

STT Giống

Thời gian từ trồng đến …(ngày) Nảy mầm (ngày) Xuất hiện tua cuốn Xuất hiện hoa đực đầu tiên Xuất hiện hoa cái đầu tiên Lần thu hoạch đầu Kết thúc thu Tổng thời gian sinh trưởng 1 CT1 3 20 25 30 35 91 94 2 CT2 2 15 20 25 30 102 104 3 CT3 2 16 22 28 32 95 97 4 CT4 2 18 23 26 31 98 100 5 CT5 2 16 22 27 32 101 103

* Thời gian trồng đến nảy mầm

Thời gian từ khi trồng đến nảy mầm của các giống dao động là 2 ngày, giống đối chứng có thời gian nảy mầm chậm hơn 1 ngày so với các giống thí nghiệm.

* Thời gian xuất hiện tua cuốn

Dưa chuột thuộc loại cây thân leo, tua cuốn thường mọc ra từ nách lá. Tua cuốn giúp cho thân leo bám vào giàn, hạn chế sự đổ ngã của cây. Những giống ra tua cuốn muộn nhưng lại phát triển thân lá nhanh thì làm cho cây rất dễ bị đổ ngã. Tua cuốn xuất hiện sớm sẽ là điều kiện thuận lợi cho cây leo giàn dễ dàng hơn. Vì vậy, khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn, cần kịp thời tiến hành làm giàn cho cây, để các tua cuốn bám chắc vào giàn, giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt, thuận lợi cho việc chăm sóc và thu hoạch.

Qua bảng kết quả theo dõi trên cho thấy các giống có thời gian từ khi gieo hạt tới khi xuất hiện tua cuốn dao động từ 15- 18 ngày sau khi gieo hạt, ngắn hơn so với giống đối chứng (20 ngày sau khi gieo hạt). Công thức có thời gian xuất hiện tua cuốn sớm nhất là CT2 (15 ngày sau khi gieo hạt). CT4 có thời gian xuất hiện tua cuốn là 18 ngày.

*Thời gian xuất hiện hoa đực đầu tiên

Khi cây trồng bắt đầu phân hóa mầm hoa chính là bước chuyển đánh dấu cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực, đây cũng chính là giai đoạn cây có hoạt động sinh lý mạnh mẽ nhất, phát triển mạnh về chiều cao, thân lá và khả năng tích lũy chất khô sớm. Thời gian cây ra hoa đực sớm hay muộn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác, nhưng chủ yếu nhất là đặc tính di truyền của giống.

Qua số liệu theo dõi từ bảng 4.1 ta thấy: CT đối chứng có thời gian xuất hiện hoa đực đầu tiên lớn nhất (25 ngày từ sau khi gieo hạt). CT2 có thời gian xuất hiện hoa đực đầu tiên sớm nhất (20 ngày từ khi gieo hạt). Các CT3, CT4, CT5 có thời gian xuất hiện hoa đực đầu tiên từ 22 – 23 ngày từ sau khi gieo.

*Thời gian xuất hiện hoa cái đầu tiên

Đây là thời kỳ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tính chín sớm hay chín muộn của các mẫu giống. Trong giai đoạn này thì nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra hoa của cây, nhiệt độ càng thấp thời gian này càng kéo dài, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như ánh sáng,

giống... Ở nhiệt độ thích hợp, cây ra hoa cái ở ngày thứ 26 sau khi nảy mầm. Nhiệt độ càng thấp thời gian này càng kéo dài. Trong điều kiện ngày ngắn hoa cái xuất hiện sớm và số lượng của hoa cái cũng nhiều hơn. Mẫu giống ra hoa cái càng sớm thì sẽ chín sớm, cho thu hoạch sớm và sẽ đảm bảo được năng suất bởi lúc đó cây đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển khỏe, và ngược lại, mẫu giống ra hoa cái càng muộn thì sẽ chín muộn, thu hoạch muộn và lúc đó càng dễ gặp những điều kiện bất thuận như sâu, bệnh hại do đó sẽ ảnh hưởng đến năng suất của cây.

Qua bảng 4.1 cho ta thấy:Thời gian xuất hiện hoa cái đầu tiên của các giống dao động 25 - 30 ngày. Giống đối chứng có thời gian xuất hiện hoa cái đầu tiên muộn nhất, CT2 có thời gian xuất hiện hoa cái đầu tiên sớm nhất.

*Thời gianthu hoạch quả lần đầu

Ở dưa chuột, quả chín được chia làm 2 loại: chín thương phẩm và chín sinh lý. Trong phần này, chúng tôi đề cập đến thời gian thu hoạch quả chín thương phẩm đầu tiên (quả ăn tươi). Qua bảng kết quả theo dõi cho thấy thời gian thu hoạch quả lần đầu của các giống là không đồng đều nhau, muộn hơn thời gian ra hoa cái đầu tiên 5 ngày. Trong đó, thời gian lần đầu thu hoạch quả lần đầu của CT2là sớm nhất (30 ngày kể từ khi gieo hạt), muộn nhất là của công thức đối chứng (35 ngày kể từ khi gieo hạt).

*Thời gian kết thúc thu hoạch

Thời gian kết thúc thu hoạch của các giống dao động từ 91 – 102 ngày, công thức đối chứng có thời gian kết thúc thu hoạch sớm nhất, công thức 2 có thời gian thu hoạch kết thúc muộn nhất. Như vậy công thức đối chứng có thời gian thu hoạch ngắn nhất (56 ngày), công thức 2 có thời gian thu hoạch dài nhất (72 ngày), các công thức còn lại có thời gian kết thúc thu hoạch từ 95 -101 ngày sau khi gieo hạt, tức là thời gian cho thu hoạch quả dao động từ 63 – 69 ngày.

*Tổng thời gian sinh trưởng của các giống:

Các cây trồng nói chung và cây dưa chuột nói riêng đều có 1 khoảng thời gian sinh trưởng nhất định, khoảng thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác song yếu quan trọng nhất đó là đặc tính của giống. Dựa trên tổng thời gian sinh trưởng, người sản xuất có thể bố trí được thời vụ hợp lý cũng như các biện pháp luân canh, xen canh cây dưa chuột với những cây trồng khác.

Theo dõi thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai ta thấy: Các giống có tổng thời gian sinh trưởng từ 94 – 104 ngày, công thức đối chứng có thời gian sinh trưởng ngắn nhất 94 ngày), tiếp đến là CT3 (97 ngày),CT2 có thời gian sinh trưởng dài nhất (104 ngày).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống và phân bón thích hợp cho sản xuất dưa chuột trồng trong nhà mái che vụ xuân hè 2017 tại hải phòng (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)