Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng quả
4.1.2. Đặc điểm sinh trưởng thân lá của các giống dưa chuột
4.1.2.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống
Bảng 4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống
STT Giống
Chiều cao cây ngày thứ (cm) Đường kính cây ngày thứ (mm) Chiều dài lóng ngày thứ (cm) Số lá / thân chính ngày thứ (lá) 10 25 10 25 10 25 10 25 1 CT1 11,20 101,00 1,64 2,82 5,71 7,72 2,27 8,53 2 CT2 21,26 171,33 3,08 4,11 11,35 14,04 3,13 15,67 3 CT3 19,67 168,67 2,79 3,79 10,61 12,63 2,67 13,33 4 CT4 15,67 166,87 2,59 3,59 7,49 9,72 2,87 11,00 5 CT5 17,01 154,40 2,68 3,71 7,95 10,24 2,73 12,60
Qua bảng 4.2 cho thấy:
*Động thái tăng trưởng chiều cao cây
Chiều dàicây của CT1 (ĐC) của cả hai giai đoạn đều thấp hơn so với các giống còn lại. Chiều dài cây tới ngày thứ 10 của CT1 thấp nhất (11,20cm), tiếp đến là CT4 (15,67cm) và cao nhất là CT2 (21,26cm). Tuy nhiên tới giai đoạn khi cây đạt 25 ngày thì có khác về tuần tự chiều dài cây. Chiều dài cây của CT1 vẫn thấp nhất (101,00cm), tiếp đến là CT5 (154,40cm) và cao nhất là CT2(171,33cm). Qua đây cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống khác nhau qua các giai đoạn là khác nhau.
*Đường kính thân
Đường kính thân là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng của cây, đường kính thân quá lớn hoặc quá nhỏ đều không có lợi. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy giai đoạn ngày thứ 10 sau khi trồng của CT1 thấp nhất (1,64cm), CT2 đường kính thân lớn nhất (3,08cm). Giai đoạn 25 ngày sau trồng đường kính thân của CT1 nhỏ nhất (2,82cm), lớn nhất vẫn là CT2 (4,11cm). Qua bảng 4.2 thấy chỉ tiêu đường kính thân tăng đều (dao động từ
1,00cm - 1,03cm) từ giai đoạn 10 tới 25 ngày sau trồng.
*Chiều dài lóng
Qua bảng kết quả cho thấy ở giai đoạn ngày thứ 10 của các giống dao động từ 5,71cm – 11,35cm, chiều dài đọt nhỏ nhất là CT1 và chiều dài đọt lớn nhất là CT2. Các giống khác nhau tốc độ tăng chiều dài đọt cũng khác nhau, tốc độ tăng chiều dài đọt dao động từ 2,10cm – 3,69cm, tốc độ tăng lớn nhất là CT2, thấp nhất là CT1. Sau giai đoạn 10 ngày tốc độ tăng trưởng chiều dài đọt chậm hơn so với giai đoạn từ khi trồng tới 10 ngày. 25 ngày sau trồng chiều dài đọt của các giống dao động từ 7,72cm – 14,04cm, CT2 có chiều dài đọt lớn nhất và CT1 có chiều dài đọt thấp nhất.
*Số lá/thân chính
Lá là bộ phận làm nhiệm vụ quang hợp chủ yếu trên cây, tổng hợp vật chất khô, ngoài ra lá còn thực hiện chức năng trao đổi khí, hô hấp, thoát hơi nước điều hòa nhiệt độ trong cây. Lá thực hiện quá trình quang hợp làm biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học dưới dạng các hợp chất hữu cơ. Cây có bộ lá phát triển tốt và đầy đủ sẽ có khả năng quang hợp cao do đó khả năng tích lũy vật chất nhiều tạo tiền đề cho năng suất cây trồng cao.
Số lá trên cây nhiều hay ít đều có ảnh hưởng nhất định đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, cây ít lá thì có hiệu suất quang hợp kém, lượng vật chất hữu cơ được tổng hợp ít, cây sinh trưởng phát triển kém, cho năng suất thấp và ngược lại, cây có bộ lá phát triển tốt và đầy đủ sẽ có khả năng quang hợp cao, tích lũy vật chất nhiều, là tiền đề cho cây trồng có năng suất cao.
Từ kết quả theo dõi, chúng tôi nhận thấy ở giai đoạn 10 ngày sau trồng dao động từ 2,27 – 3,13 lá, đến giai đoạn 25 ngày sau trồng số lá dao động từ 8,53 -15,67 lá. Cả hai giai đoạn CT1 có số lá thấp nhất và CT2 có số lá cao nhất.
4.1.2.2. Đặc điểm sinh trưởng thân lá của các giống dưa chuột
*Chiều dài thân chính
Chiều dài thân chính của các giống khác nhau là khác nhau. Qua bảng 4.3 cho thấy chiều dài thân chính của CT1 thấp nhất (201,73cm) và sai khác có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% so với các công thức còn lại, CT2 có chiều dài thân chính cao nhất (287,73cm) và sai khác có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%, trong đó CT3 có chiều dài thân chính sai khác không có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05 so với CT4, nhưng sai khác có ý nghĩa thống kê so với các công thức còn lại.
Theo phân loại căn cứ vào chiều cao (loại lùn: chiều cao cây 0,6 – 1 m, loại trung bình: chiều cao cây > 1 – 1,5m, loại cao: chiều cao cây > 1,5 đến 2 – 3 m, có loại tới 4 – 5 m) thì các giống dưa chuột so sánh ở nhóm có chiều cao cây cao.
Bảng 4.3. Đặc điểm sinh trưởng thân lá của các giống dưa chuột
STT Giống Chiều dài thân chính (cm) Đường kính thân chính (mm) Số nhánh cấp 1 (nhánh) Chiều dài TB lóng cuối cùng (cm) Số lá/thân chính (lá) Chỉ số SPAD 1 CT1 201,73d 8,00b 4,00c 7,67b 29,13 47,60 2 CT2 287,73a 10,00a 24,07ab 14,10a 38,67 49,67 3 CT3 268,67b 9,90a 24,53a 12,63a 33,87 40,00 4 CT4 266,33b 9,63ab 22,07b 9,80b 30,8 41,50 5 CT5 254,67c 9,80a 22,60b 10,30b 32,6 42,67 CV% 2,2 9,3 5,9 10,7 - - LSD0,05 10,38 1,66 2,16 2,18 - -
Ghi chú: Các giá trị có các chữ cái giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% và ngược lại.
*Đường kính thân
Đường kính thân tối đa của các giống thí nghiệm dao động từ 8,00mm đến 10,00mm. CT2 có đường kính thân chính lớn nhất (10,00mm) sai khác có ý nghĩa thống kê với CT1 (8,00mm) và sai khác không có ý nghĩa thống kê với các công thức còn lại ở độ tin cậy 95%, CT1 (Đ/C)
*Số lá/ thân chính
Các giống khác nhau có số lá/ thân chính khác nhau, các giống thí nghiệm có số lá dao động từ 29 đến 38 lá, CT1 có số lá/ thân chính thấp nhất (29,13 lá), CT2 có số lá cao nhất (38,67 lá), các công thức còn lại có số lá/ thân chính trên 30 lá.
*Chỉ số SPAD
Chỉ số SPAD là chỉ số đánh giá hàm lượng diệp lục trong lá, từ đó đánh giá được khả năng quang hợp của cây. Chỉ số SPAD càng cao thì hàm lượng diệp lục càng cao, khả năng quang hợp càng lớn, tích lũy chất khô lớn, cho năng suất cao, và ngược lại. Do vậy chúng tôi tiến hành so sánh chỉ số SPAD của các giống. Trong các giống theo dõi chỉ số SPAD của các công thức dao động từ 40,00 – 49,67. CT2 có chỉ số SPAD cao nhất 49,67, CT1 có chỉ số SPAD 47,60, thấp nhất là CT3 có SPAD đạt 40,00.
Hình 4.1. Đặc điểm hình thái lá của các giống dưa chuột 4.1.3. Đặc điểm ra hoa đậu quả của các giống dưa chuột
Đặc điểm ra hoa đậu quả của đại đa số cây trồng nói chung và của cây dưa chuột nói riêng là một trong những chỉ tiêu quan trọng có liên quan chặt chẽ đến năng suất của cây. Số lượng hoa nhiều, tỷ lệ giữa hoa cái và hoa đực hợp lý là yếu tố góp phần nâng cao tỷ lệ đậu quả, số quả hữu hiệu lớn đó là các yếu tố cấu thành cũng như quyết định năng suất của cây dưa chuột. Tuy nhiên, số lượng hoa, quá trình thụ phấn thụ tinh, tỷ lệ đậu quả…của cây dưa chuột còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: đặc tính di truyền, điều kiện ngoại cảnh, biện pháp chăm sóc, điều kiện dinh dưỡng… Sự ra hoa cái và hoa đực phụ thuộc vào giống, mật
P1T1 P1T2 P1T3
P2T1 P2T2 P2T3
độ, nhiệt độ, cường độ ánh sáng, thời gian chiếu sáng, chất điều tiết sinh trưởng, phân bón... (Tạ Thu Cúc, 2007).
Kết quả theo dõi được chúng tôi thể hiện ở bảng 4.4 dưới đây
Bảng 4.4. Đặc điểm ra hoa đậu quả của các giống dưa chuột
STT Giống Số hoa cái/thân chính (hoa) Số hoa cái/thân phụ (hoa) Tổng số hoa cái/ cây (hoa) 1 CT1 16,53a 33,60b 50,13b 2 CT2 11,20b 44,13a 55,33a 3 CT3 11,87b 42,87a 54,73a 4 CT4 12,20b 42,40a 54,60a 5 CT5 11,47b 43,27a 54,73a CV% 5,9 2,6 2,5 LSD0,05 1,41 2,04 2,52
Ghi chú: Các giá trị có các chữ cái giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% và ngược lại.
Từ bảng theo dõi trên, chúng tôi có nhận xét sau:
*Số hoa cái/ thân chính
Số hoa cái/ thân chính dao động từ 11,20 hoa đến 16,53 hoa. CT1 có số hoa cái/ thân chính cao nhất (16,53 hoa) và sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0,05 so với các công thức còn lại, CT2 có số hoa cái/ thân chính thấp nhất (11,20 hoa), các công thức còn lại dao động 11 – 12 hoa cái/ thân chính và sai khác không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0,05.
*Số hoa cái/ thân phụ
Qua đánh giá chúng tôi nhận thấy CT1 có số hoa cái/ thân phụ thấp nhất (33,60 hoa) trong các giống làm thí nghiệm, sai khác có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% so với các công thức còn lại. CT2 có số hoa cái/ thân chính cao nhất (44,13 hoa) sai khác không có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05 so với các công thức còn lại.
*Tổng số hoa cái/ cây
Căn cứ vào số hoa cái/ thân chính và số hoa cái/ thân phụ thu được tổng số hoa cái/ cây. Điều kiện thời tiết và chế độ chăm sóc là những điều kiện ảnh hưởng rất lớn đến số lượng hoa/cây. Tỷ lệ hoa cái giảm nếu trong điều kiện mật độ quá dày, ánh sáng yếu, nhiệt độ cao. Hoa cái hình thành nhiều hơn trong điều kiện ngày ngắn còn hoa đực ngược lại hình thành trong điều kiện ngày dài.
Trong kết quả thí nghiệm cho thấy CT2 có tổng số hoa cái/ cây cao nhất (55,33 hoa) sai khác có ý nghĩa thốngkê ở mức ý nghĩa 0,05 so với CT1 (50,13 hoa)và sai khác không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% so với các công thức còn lại. Các công thức CT3, CT4, CT5 có tổng số hoa cái/ cây khoảng 54 hoa sai khác không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0,05.
CT4 CT2 CT5
Hình 4.2. Đặc điểm ra hoa đậu quả của các giống dưa chuột
P1T1 P1T2 P1T3
P2T1 P2T2 P2T3
4.1.4. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống dưa chuột
Dưa chuột là loại cây rất mẫn cảm với sâu, bệnh hại, mức độ gây hại phụ thuộc rất nhiều vào giống, thời vụ gieo trồng, tình hình sinh trưởng phát triển và chế độ dinh dưỡng trong cây. Theo dõi tỷ lệ sâu, bệnh hại là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng thích nghi với điều kiện môi trường của giống đó, đồng thời cũng đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh. Dưa chuột thường bị một số bệnh phổ biến như bệnh phấn trắng, sương mai, virus....Một số loại sâu hại thường xuất hiện và gây hại dưa chuột như sâu xám, sâu khoang, sâu xanh, bọ trĩ, bọ phấn, bọ rùa, rệp....
Trong công tác chọn giống cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế, xác định sự khác nhau giữa các giống về phản ứng với sâu bệnh là rất cần thiết và rất quan trọng. Đó là cơ sở cho việc bố trí thời vụ hợp lý, xác định mật độ, phân bón, chế độ nước và các biện pháp sinh học cũng như biện pháp bảo vệ, phòng trừ thích hợp giúp cây phát triển tốt. Đồng thời cũng là cơ sở cho công tác chọn giống nhằm tuyển chọn được những giống có khả năng chịu sâu bệnh mà vẫn cho năng suất cao, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Trong quá trình tiền hành đề tài tôi đã thu được kết quả về tình hình sâu bệnh hại của các mẫu giống tại bảng 4.5.
Bảng 4.5. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống dưa chuột
STT CT
Bệnh hại Sâu hại
Sương mai(0- 5) Phấn trắng ( 0-5) Héo rũ( %) Virus (%) Bọ dưa (1-4) Sâu ăn lá (1-4) Ruồi đục quả (1-4) Bọ dừa 28 chấm (1-4) 1 CT1 2 1 9 10 1 2 1 2 2 CT2 1 1 0 0 1 1 1 1 3 CT3 1 1 5 0 1 1 1 2 4 CT4 1 1 0 6 1 1 1 1 5 CT5 1 1 4 0 1 1 1 1 *Tình hình bệnh hại
Bệnh phấn trắng và bênh sương mai nhiễm trên tất cả các giống so sánh và giống đối chứng. Bênh héo rũ gây hại nhẹ trên CT3 (5%), CT5 (4%) và hại 10% trên CT đối chứng. Bệnh virus gây hại rất nhẹ trên CT4 (6%), công thức đối chứng bị nhiễm 10%, các công thức khác không bị nhiễm. Qua bảng 4.5
cho thấy khả năng kháng bệnh của công thức đối chứng kém hơn so với các công thức khác.
*Tình hình sâu hại
Hầu hết các giống so sánh không bị sâu hại, CT3 có 1 số cây bị hại bởi bọ dừa 28 chấm (điểm 2 theo TCVN). Giống đối chứng bị hại nhẹ bởi sâu ăn lá và bọ dừa 28 chấm (điểm 2 theo TCVN).
Nhìn chung, khả năng kháng sâu, bệnh hại của các giống so sánh cao hơn giống đối chứng
4.1.5. Đặc điểm cấu trúc, hình dạng quả của các giống dưa chuột trong vụ xuân hè 2017 xuân hè 2017
4.1.5.1. Đặc điểm cấu trúc quả của các giống trong vụ xuân hè 2017
Đánh giá cấu trúc, chất lượng quả thương phẩm bao gồm các chỉ tiêu: chiều dài quả, đường kính quả, độ dày thịt, độ Brix, độ cứng và dư lượng NO3-. Đây là những yếu tố có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để đánh giá năng suất, chất lượng quả của từng mẫu giống, từ đó đánh giá được hiệu quả về mặt kinh tế.
Qua theo dõi, tôi đã thu được kết quả trong bảng 4.6:
Bảng 4.6. Đặc điểm cấu trúc quả của các giống dưa chuột trong vụ xuân hè 2017
STT CT Chiều dài quả
(cm) Đường kính quả (cm) Độ dày thịt (cm) Độ cứng (kgf) Độ Brix (Br0) Dư lượng NO3- 1 CT1 18,00b 4,49b 1,07c 6,80 3,80 122,00a 2 CT2 20,27a 4,87a 1,31b 9,07 5,03 87,60c 3 CT3 17,93b 4,70a 1,40a 8,73 4,83 96,13b 4 CT4 17,60b 4,60ab 1,30b 8,87 4,73 94,27c 5 CT5 18,63b 4,71a 1,31b 8,93 7,37 95,27c CV% 4,5 3,4 2,1 - - 4,3 LSD0,05 1,55 0,29 0,05 - - 7,94
Ghi chú: Các giá trị có các chữ cái giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% và ngược lại.
*Chiều dài quả
dài quả lớn nhất, sai khác có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% so với các công thức khác, CT1 (Đ/C-18,00cm)có chiều dài quả lớn hơn so với CT3 và CT4.
*Đường kính quả
các giống theo dõi có đường kính quả tương đối đều nhau, dao động từ 4,49 -4,87cm, qua bảng trên cho thấy CT1 có đường kính quả nhỏ nhất sai khác không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0,05 với CT4. Cùng là giống Israel nhưng CT1 có đường kính quả sai khác có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% so với CT5 (4,71cm). Các giống dưa của Hà Lan có đường kính quả tương đối cao (4,70 -4,87cm)
*Độ dày thịt
Các giống theo dõi có độ dày thịt trên 1cm, CT1 có độ dày thịt nhỏ thấp nhất (1,07cm) sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0,05 so với các công thức còn lại. CT2, CT4, CT5 có độ dày thịt lần lượt là 1,31cm; 1,30cm; 1,31cm sai khác không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0,05 nhưng cả 3 công thức sai khác có ý nghĩa thống kêở độ tin cậy 95% so với CT2 và CT1. CT2 có độ dày thịt lớn nhất (1,40cm) sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0,05 so với các công thức còn lại.
*Độ cứng quả
Độ cứng là chỉ tiêu thể hiện độ chắc của quả, từ đó giúp cho việc xác định thời điểm thu hoạch phù hợp. Dựa vào bảng số liệu, độ cứng của các mẫu giống dao động từ 6,80 – 9,07kgf, giống dưa leo của Nhật có độ cứng thấp nhất và thấp hơn so với các giống dưa của Hà Lan và Israel.
*Độ Brix
Được sử dụng như một chỉ số xác định độ ngọt của quả thương phẩm, độ Brix càng cao thì quả càng ngọt và ngược lại. Qua số liệu đo đếm được, chúng tôi thấy rằng độ Brix giữa các mẫu giống dao động từ 3,80 – 7,870Br. CT5 có độ Brix cao nhất và CT1 có độ Brix nhỏ nhất, CT2 có độ Brix tương đối cao (5,030Br), CT3 và CT4 có độ Brix tương ứng là 4,830Br và 4,730Br.
*Dư lượng NO3-
Dư lượng NO3 được sử dụng đánh giá tồn dư hàm lượng đạm. Trong bảng